Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hay còn gọi là Lực lượng Tự vệ Nhật Bản là một tổ chức vũ trang chuyên nghiệp được thành lập để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Nhật Bản. Tuy nhiên đến năm 2007, cục phòng vệ được nâng cấp thành Bộ Quốc phòng Nhật Bản và tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản. Nguồn ảnh: BI.Chính điều này đã làm dấy lên những quan ngại về việc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã mất đi tính chất "nội địa" của nó và đang dần dần phát triển thành một lực lượng quân đội chính quy hiện đại và tinh nhuệ. Các chuyên gia và giới quan sát nhận định, nếu được tổ chức như một lực lượng quân đội trong tương lai, rất có thể chỉ đến năm 2040 Nhật sẽ vượt qua Trung Quốc trở thành cường quốc đứng đầu về mặt quân sự ở Châu Á. Nguồn ảnh: Thetower.Hoàn toàn có cơ sở cho lập luận này, thứ nhất, xét về quy mô kinh tế Trung Quốc có thể nhỉnh hơn Nhật Bản ở hiện tại, tuy nhiên bình quân thu nhập Trung Quốc vẫn kém xa Nhật Bản nhiều lần. Ngoài ra, Nhật Bản còn nắm trong tay nhiều kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn phía Trung Quốc. Nguồn ảnh: Youtube.Trong năm 2016, chi tiêu cho ngân sách quốc phòng của Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ 8 thế giới với số tiền được chi ra lên tới 40,9 tỷ USD. Con số này còn cao hơn rất nhiều lần các quốc gia khác trong khu vực mặc dù tính đến thời điểm hiện tại thì trên mặt lý thuyết, Nhật Bản vẫn không có một lực lượng quân đội chính quy cho riêng mình. Nguồn ảnh: Pinterest.Về mặt khoa học kỹ thuật, Nhật Bản đang nắm trong tay rất nhiều công nghệ hiện đại, bao gồm cả công nghệ hạt nhân. Nước này hoàn toàn đủ kinh phí và nhân lực để tự xây dựng cho mình một lực lượng hải quân và không quân hiện đại không kém gì các cường quốc quân sự trên thế giới. Nếu như được "cởi trói", họ hoàn toàn có thể thực hiện điều đó chỉ trong một vài năm. Nguồn ảnh: Newwars.Về mặt nhân tố con người, với một xã hội kỷ luật như Nhật Bản thì lực lượng binh lính rõ ràng là những người có kỷ luật thép. Những người lính này đều được huấn luyện bởi các chuyên gia nước ngoài, được tham gia vào các cuộc tập trận quy mô lớn phối hợp giữa nhiều quốc gia, cho phép họ có được những kinh nghiệm thực chiến quý báu. Nguồn ảnh: Gettyimg.Đây cũng được coi là một đội quân có trình độ rất cao với phần lớn thành viên trong Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tốt nghiệp đại học. Hiện Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có tổng cộng 247.000 quân chính quy và 56.000 lính dự bị. Số lượng nam giới đang ở trong tuổi nhập ngũ của nước này là 26 triệu người. Nguồn ảnh: Tatical.Tuy nhiên, con đường để vươn lên trở thành cường quốc quân sự trong tương lai của Nhật Bản cũng không hề bằng phẳng, nước này có một điểm yếu chí tử đó là vấn đề lương thực và nguyên nhiên liệu. Nhật Bản chỉ tự sản xuất được 39% lượng lương thực phục vụ cho nhu cầu trong nước và phải nhập khẩu năng lượng lên tới 91%. Nguồn ảnh: Envoy.Đây cũng là những điểm yếu chí tử đã góp phần không nhỏ vào thất bại của Quân đội Nhật Hoàng hồi thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, có thể chắc chắn một điều đó là phía Nhật Bản đã rút ra được nhiều bài học xương máu trong quá khứ và rất có thể trong tương lai họ sẽ nắm bắt lấy cơ hội vươn tầm lên thành quốc gia có sức mạnh quân sự lớn nhất Châu Á, một ngôi vương mà Trung Quốc đang độc chiếm. Nguồn ảnh: Youtube.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hay còn gọi là Lực lượng Tự vệ Nhật Bản là một tổ chức vũ trang chuyên nghiệp được thành lập để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Nhật Bản. Tuy nhiên đến năm 2007, cục phòng vệ được nâng cấp thành Bộ Quốc phòng Nhật Bản và tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản. Nguồn ảnh: BI.
Chính điều này đã làm dấy lên những quan ngại về việc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã mất đi tính chất "nội địa" của nó và đang dần dần phát triển thành một lực lượng quân đội chính quy hiện đại và tinh nhuệ. Các chuyên gia và giới quan sát nhận định, nếu được tổ chức như một lực lượng quân đội trong tương lai, rất có thể chỉ đến năm 2040 Nhật sẽ vượt qua Trung Quốc trở thành cường quốc đứng đầu về mặt quân sự ở Châu Á. Nguồn ảnh: Thetower.
Hoàn toàn có cơ sở cho lập luận này, thứ nhất, xét về quy mô kinh tế Trung Quốc có thể nhỉnh hơn Nhật Bản ở hiện tại, tuy nhiên bình quân thu nhập Trung Quốc vẫn kém xa Nhật Bản nhiều lần. Ngoài ra, Nhật Bản còn nắm trong tay nhiều kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn phía Trung Quốc. Nguồn ảnh: Youtube.
Trong năm 2016, chi tiêu cho ngân sách quốc phòng của Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ 8 thế giới với số tiền được chi ra lên tới 40,9 tỷ USD. Con số này còn cao hơn rất nhiều lần các quốc gia khác trong khu vực mặc dù tính đến thời điểm hiện tại thì trên mặt lý thuyết, Nhật Bản vẫn không có một lực lượng quân đội chính quy cho riêng mình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về mặt khoa học kỹ thuật, Nhật Bản đang nắm trong tay rất nhiều công nghệ hiện đại, bao gồm cả công nghệ hạt nhân. Nước này hoàn toàn đủ kinh phí và nhân lực để tự xây dựng cho mình một lực lượng hải quân và không quân hiện đại không kém gì các cường quốc quân sự trên thế giới. Nếu như được "cởi trói", họ hoàn toàn có thể thực hiện điều đó chỉ trong một vài năm. Nguồn ảnh: Newwars.
Về mặt nhân tố con người, với một xã hội kỷ luật như Nhật Bản thì lực lượng binh lính rõ ràng là những người có kỷ luật thép. Những người lính này đều được huấn luyện bởi các chuyên gia nước ngoài, được tham gia vào các cuộc tập trận quy mô lớn phối hợp giữa nhiều quốc gia, cho phép họ có được những kinh nghiệm thực chiến quý báu. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Đây cũng được coi là một đội quân có trình độ rất cao với phần lớn thành viên trong Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tốt nghiệp đại học. Hiện Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có tổng cộng 247.000 quân chính quy và 56.000 lính dự bị. Số lượng nam giới đang ở trong tuổi nhập ngũ của nước này là 26 triệu người. Nguồn ảnh: Tatical.
Tuy nhiên, con đường để vươn lên trở thành cường quốc quân sự trong tương lai của Nhật Bản cũng không hề bằng phẳng, nước này có một điểm yếu chí tử đó là vấn đề lương thực và nguyên nhiên liệu. Nhật Bản chỉ tự sản xuất được 39% lượng lương thực phục vụ cho nhu cầu trong nước và phải nhập khẩu năng lượng lên tới 91%. Nguồn ảnh: Envoy.
Đây cũng là những điểm yếu chí tử đã góp phần không nhỏ vào thất bại của Quân đội Nhật Hoàng hồi thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, có thể chắc chắn một điều đó là phía Nhật Bản đã rút ra được nhiều bài học xương máu trong quá khứ và rất có thể trong tương lai họ sẽ nắm bắt lấy cơ hội vươn tầm lên thành quốc gia có sức mạnh quân sự lớn nhất Châu Á, một ngôi vương mà Trung Quốc đang độc chiếm. Nguồn ảnh: Youtube.