Theo thông tin vừa được tờ Sputnik của Nga đăng tải, khu trục hạm USS Benfold - một "vị khách" quen mặt của eo biển Đài Loan, lại một lần nữa vừa đi qua vùng biển này.Đây đã là lần thứ 7 khu trục hạm Benfold của Hải quân Mỹ, xuất hiện ở vùng biển đầy nhạy cảm này. Sự xuất hiện của USS Benfold, có thể xem là một lời khẳng định, về thái độ cứng rắn, nhằm bảo vệ các cam kết của Mỹ với các đồng minh trong khu vực.Khu trục hạm USS Benfold, được khởi đóng từ năm 1993, hạ thủy từ năm 1994 và chính thức gia nhập lực lượng hạm đội 7, Hải quân Mỹ, từ tháng 3/1996.Được đóng theo lớp Arleigh Burke - lớp tàu khu trục cực kỳ thực dụng và đông đảo, hiện đang được Hải quân Mỹ sử dụng với quân số lên tới hơn 60 chiếc trong lực lượng.Về mặt lý thuyết, các khu trục hạm Arleigh Burke có độ giãn nước tối đa lên tới 9000 tấn, dài 154 mét, lườn rộng 18 mét và có mớm nước 9,4 mét.Các tàu chiến này được trang bị tổng cộng 90 giếng phóng tên lửa thẳng đứng, được chia làm hai khu vực phía mũi tàu và đuôi tàu. Các giếng phóng này có khả năng triển khai nhiều loại tên lửa, trong đó nguy hiểm nhất là tên lửa chống hạm Harpoon và tên lửa hành trình Tomahawk.Điểm đặc biệt trong thiết kế của khu trục hạm Benfold cũng như mọi tàu chiến khác thuộc lớp Arleigh Burke, đó là chúng có khả năng thực hiện đa nhiệm vụ, phù hợp với nhiều mục đích khác nhau.Cụ thể, các tàu khu trục loại này có thể thực hiện được các nhiệm vụ bao gồm tác chiến phòng không với thống AEGIS, tác chiến chống ngầm với hệ thống thủy âm hiện đại hay tác chiến chống tàu mặt nước, với tên lửa chống hạm Harpoon.Ngoài ra, khu trục hạm Arleigh Burke cũng có thể tham gia tấn công mặt đất, bằng việc sử dụng các loại tên lửa hành trình Tomahawk, có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách rất lớn.Trong số các khu trục hạm lớp này, chiếc Benfold là phiên bản đầu tiên được trang bị hệ thống tác chiến phòng không Aegis. Trong cuộc tập trận Stellar Dagger 2010, Benfold đã thực hiện mô phỏng đánh chặn tên lửa cực kỳ thành công.Sự xuất hiện của một tàu chiến có khả năng tác chiến hiệu quả, thường xuyên "đơn thương độc mã" xuất hiện ở các vùng biển nhạy cảm thuộc bờ Tây Thái Bình Dương, cho thấy mức độ tin tưởng mà Hải quân Mỹ, đặt lên lớp khu trục hạm này.Tuy nhiên cũng cần phải nhắc lại rằng, các khu trục hạm lớp Arleigh Burke tới nay cũng đã có tuổi đời khá cao, ít nhiều đã tỏ ra "thiệt thòi" so với các loại chiến hạm sau này. Vậy nên rất có thể trong tương lai không xa, các khu trục hạm loại này của Mỹ, sẽ cần được thay mới, hoặc ít nhất là nâng cấp toàn diện. Nguồn ảnh: Ydex. Lớp khu trục hạm Arleigh Burke đông đảo và nguy hiểm bậc nhất của Hải quân Mỹ hiện nay. Nguồn: QPVN.
Theo thông tin vừa được tờ Sputnik của Nga đăng tải, khu trục hạm USS Benfold - một "vị khách" quen mặt của eo biển Đài Loan, lại một lần nữa vừa đi qua vùng biển này.
Đây đã là lần thứ 7 khu trục hạm Benfold của Hải quân Mỹ, xuất hiện ở vùng biển đầy nhạy cảm này. Sự xuất hiện của USS Benfold, có thể xem là một lời khẳng định, về thái độ cứng rắn, nhằm bảo vệ các cam kết của Mỹ với các đồng minh trong khu vực.
Khu trục hạm USS Benfold, được khởi đóng từ năm 1993, hạ thủy từ năm 1994 và chính thức gia nhập lực lượng hạm đội 7, Hải quân Mỹ, từ tháng 3/1996.
Được đóng theo lớp Arleigh Burke - lớp tàu khu trục cực kỳ thực dụng và đông đảo, hiện đang được Hải quân Mỹ sử dụng với quân số lên tới hơn 60 chiếc trong lực lượng.
Về mặt lý thuyết, các khu trục hạm Arleigh Burke có độ giãn nước tối đa lên tới 9000 tấn, dài 154 mét, lườn rộng 18 mét và có mớm nước 9,4 mét.
Các tàu chiến này được trang bị tổng cộng 90 giếng phóng tên lửa thẳng đứng, được chia làm hai khu vực phía mũi tàu và đuôi tàu. Các giếng phóng này có khả năng triển khai nhiều loại tên lửa, trong đó nguy hiểm nhất là tên lửa chống hạm Harpoon và tên lửa hành trình Tomahawk.
Điểm đặc biệt trong thiết kế của khu trục hạm Benfold cũng như mọi tàu chiến khác thuộc lớp Arleigh Burke, đó là chúng có khả năng thực hiện đa nhiệm vụ, phù hợp với nhiều mục đích khác nhau.
Cụ thể, các tàu khu trục loại này có thể thực hiện được các nhiệm vụ bao gồm tác chiến phòng không với thống AEGIS, tác chiến chống ngầm với hệ thống thủy âm hiện đại hay tác chiến chống tàu mặt nước, với tên lửa chống hạm Harpoon.
Ngoài ra, khu trục hạm Arleigh Burke cũng có thể tham gia tấn công mặt đất, bằng việc sử dụng các loại tên lửa hành trình Tomahawk, có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách rất lớn.
Trong số các khu trục hạm lớp này, chiếc Benfold là phiên bản đầu tiên được trang bị hệ thống tác chiến phòng không Aegis. Trong cuộc tập trận Stellar Dagger 2010, Benfold đã thực hiện mô phỏng đánh chặn tên lửa cực kỳ thành công.
Sự xuất hiện của một tàu chiến có khả năng tác chiến hiệu quả, thường xuyên "đơn thương độc mã" xuất hiện ở các vùng biển nhạy cảm thuộc bờ Tây Thái Bình Dương, cho thấy mức độ tin tưởng mà Hải quân Mỹ, đặt lên lớp khu trục hạm này.
Tuy nhiên cũng cần phải nhắc lại rằng, các khu trục hạm lớp Arleigh Burke tới nay cũng đã có tuổi đời khá cao, ít nhiều đã tỏ ra "thiệt thòi" so với các loại chiến hạm sau này. Vậy nên rất có thể trong tương lai không xa, các khu trục hạm loại này của Mỹ, sẽ cần được thay mới, hoặc ít nhất là nâng cấp toàn diện. Nguồn ảnh: Ydex.
Lớp khu trục hạm Arleigh Burke đông đảo và nguy hiểm bậc nhất của Hải quân Mỹ hiện nay. Nguồn: QPVN.