Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington, Không quân Mỹ đã điều 4 máy bay chiến đấu F-16 được trang bị tên lửa không đối không AIM-120 tới Biển Đông.F-16 là máy bay chiến đấu được sử dụng rộng rãi nhất của Mỹ cả trong nước và các nước đồng minh. F-16 đã phục vụ gần 45 năm trong Không quân Mỹ và hiện tại họ đang xem xét các đơn đặt hàng thêm cho loại máy bay này.Mặc dù F-16 bị hạn chế về độ bền, độ cao và kích thước radar so với máy bay chiến đấu Gripen do Mỹ và Thụy Điển hợp tác sản xuất, nhưng F-16 vẫn là máy bay chiến đấu nhẹ nhất và rẻ nhất của phương Tây được sản xuất trong suốt vài thập kỷ qua.Việc triển khai F-16 từ căn cứ không quân Yokota ở Nhật Bản, kết hợp với các cải tiến tầm hoạt động của máy bay chiến đấu bằng cách sử dụng các thùng nhiên liệu phù hợp, đã cho phép tiêm kích chiến đấu F-16 có thể phô trương sức mạnh ở Đông Á mặc dù máy bay có tầm bay hạn chế.Các máy bay F-16 triển khai từ Nhật Bản được trang bị cho các cuộc không chiến tầm xa, mỗi chiếc mang 5 tên lửa AIM-120C-7 AMRAAM ngoài tầm nhìn và một tên lửa tầm ngắn AIM-9 Sidewinder.AIM-120C có tầm bắn khoảng 100km và được trang bị công nghệ tiên tiến với khả năng dẫn đường bằng radar chủ động, cung cấp chế độ “bắn và quên” chống lại máy bay đối phương rất hiệu quả.Kể từ khi được đưa vào trang bị vào đầu những năm 2000, AIM-120C đã bị thay thế dần bởi các lớp tên lửa mới hơn như AIM-120D, có tầm bắn xa hơn 60-80%.Đối thủ gần nhất với F-16 của Trung Quốc là tiêm kích J-10, triển khai tên lửa PL-12 có hiệu suất tương tự AIM-120. Tiêm kích J-10C cũng gần như tương đương với F-16 Mỹ triển khai ở Nhật Bản, nhưng số lượng lại ít hơn.Các máy bay F-16 Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương cũng sử dụng hệ thống tự bảo vệ đối phó tác chiến điện tử AN/ALQ-184, nhờ những hệ thống này giúp cho các máy bay không tàng hình thế hệ cũ hơn, có thêm khả năng sống sót trước các cuộc tấn công từ máy bay thế hệ mới.Việc triển khai các máy bay F-16 với các tên lửa AIM-120 bay sát Trung Quốc trong bối cảnh hiện tại, cho thấy mục đích chuyến bay của Mỹ từ căn cứ Không quân Yokota là nhằm phô trương lực lượng trong khu vực này, gửi thông điệp cứng rắn tới Bắc Kinh.Mặc dù tuổi của F-16 ngày càng cao nhưng thực tế Không quân Mỹ vẫn phụ thuộc rất nhiều vào loại máy bay này, đặc biệt là do F-35 tiếp tục không phù hợp cho các cuộc chiến đấu tầm cao và lực lượng Không quân Trung Quốc cũng thể hiện thái độ không quá quan tâm đến việc triển khai máy bay của Mỹ.Căng thẳng dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng khi Mỹ tăng cường quan hệ quốc phòng với Đài Loan, hòn đảo này là một đồng minh quan trọng và đã mua một số lượng đáng kể vũ khí của Mỹ.Hành động phô trương sức mạnh nhắm vào Trung Quốc lần này của quân đội Mỹ có thể không đạt được hiệu quả, nhưng cũng là một tín hiệu cảnh báo với Trung Quốc rằng Mỹ sẽ không bỏ rơi các đồng minh trong khu vực. Nguồn ảnh: Pinterest. Tiêm kích một động cơ F-16 của Mỹ hiện đang là loại chiến đấu cơ có giá vận hành rẻ bậc nhất thế giới. Nguồn: USAF.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington, Không quân Mỹ đã điều 4 máy bay chiến đấu F-16 được trang bị tên lửa không đối không AIM-120 tới Biển Đông.
F-16 là máy bay chiến đấu được sử dụng rộng rãi nhất của Mỹ cả trong nước và các nước đồng minh. F-16 đã phục vụ gần 45 năm trong Không quân Mỹ và hiện tại họ đang xem xét các đơn đặt hàng thêm cho loại máy bay này.
Mặc dù F-16 bị hạn chế về độ bền, độ cao và kích thước radar so với máy bay chiến đấu Gripen do Mỹ và Thụy Điển hợp tác sản xuất, nhưng F-16 vẫn là máy bay chiến đấu nhẹ nhất và rẻ nhất của phương Tây được sản xuất trong suốt vài thập kỷ qua.
Việc triển khai F-16 từ căn cứ không quân Yokota ở Nhật Bản, kết hợp với các cải tiến tầm hoạt động của máy bay chiến đấu bằng cách sử dụng các thùng nhiên liệu phù hợp, đã cho phép tiêm kích chiến đấu F-16 có thể phô trương sức mạnh ở Đông Á mặc dù máy bay có tầm bay hạn chế.
Các máy bay F-16 triển khai từ Nhật Bản được trang bị cho các cuộc không chiến tầm xa, mỗi chiếc mang 5 tên lửa AIM-120C-7 AMRAAM ngoài tầm nhìn và một tên lửa tầm ngắn AIM-9 Sidewinder.
AIM-120C có tầm bắn khoảng 100km và được trang bị công nghệ tiên tiến với khả năng dẫn đường bằng radar chủ động, cung cấp chế độ “bắn và quên” chống lại máy bay đối phương rất hiệu quả.
Kể từ khi được đưa vào trang bị vào đầu những năm 2000, AIM-120C đã bị thay thế dần bởi các lớp tên lửa mới hơn như AIM-120D, có tầm bắn xa hơn 60-80%.
Đối thủ gần nhất với F-16 của Trung Quốc là tiêm kích J-10, triển khai tên lửa PL-12 có hiệu suất tương tự AIM-120. Tiêm kích J-10C cũng gần như tương đương với F-16 Mỹ triển khai ở Nhật Bản, nhưng số lượng lại ít hơn.
Các máy bay F-16 Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương cũng sử dụng hệ thống tự bảo vệ đối phó tác chiến điện tử AN/ALQ-184, nhờ những hệ thống này giúp cho các máy bay không tàng hình thế hệ cũ hơn, có thêm khả năng sống sót trước các cuộc tấn công từ máy bay thế hệ mới.
Việc triển khai các máy bay F-16 với các tên lửa AIM-120 bay sát Trung Quốc trong bối cảnh hiện tại, cho thấy mục đích chuyến bay của Mỹ từ căn cứ Không quân Yokota là nhằm phô trương lực lượng trong khu vực này, gửi thông điệp cứng rắn tới Bắc Kinh.
Mặc dù tuổi của F-16 ngày càng cao nhưng thực tế Không quân Mỹ vẫn phụ thuộc rất nhiều vào loại máy bay này, đặc biệt là do F-35 tiếp tục không phù hợp cho các cuộc chiến đấu tầm cao và lực lượng Không quân Trung Quốc cũng thể hiện thái độ không quá quan tâm đến việc triển khai máy bay của Mỹ.
Căng thẳng dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng khi Mỹ tăng cường quan hệ quốc phòng với Đài Loan, hòn đảo này là một đồng minh quan trọng và đã mua một số lượng đáng kể vũ khí của Mỹ.
Hành động phô trương sức mạnh nhắm vào Trung Quốc lần này của quân đội Mỹ có thể không đạt được hiệu quả, nhưng cũng là một tín hiệu cảnh báo với Trung Quốc rằng Mỹ sẽ không bỏ rơi các đồng minh trong khu vực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích một động cơ F-16 của Mỹ hiện đang là loại chiến đấu cơ có giá vận hành rẻ bậc nhất thế giới. Nguồn: USAF.