Tuần trước, quân đội Nga đã công bố đoạn video ghi lại cảnh hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MRLS) Tornado-G nã pháo vào một đoàn xe của lực lượng Ukraine đang di chuyển lúc trời tối ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR). Camera nhiệt của các đơn vị trinh sát cho thấy khoảng 10 quả đạn pháo phát nổ, thắp sáng bầu trời giữa đêm.Tornado-G là sản phẩm hiện đại hóa sâu của hệ thống phóng rocket đa nòng tự hành BM-21 Grad 122mm do Liên Xô thiết kế. Nhà sản xuất Splav MLRS tại Tula phát triển nó từ cuối những năm 1990 đến những năm 2000 và đưa nó vào sử dụng trong quân đội Nga từ đầu những năm 2010. Điểm khác biệt chính của Tornado-G là máy tính tích hợp và hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hỗ trợ định vị vệ tinh GLONASS.Hệ thống này cho phép kíp vận hành Tornado-G bắn tới 40 tên lửa 122mm mà không cần rời khỏi cabin và có thể sẵn sàng khai hỏa chỉ trong một phút. Tornado-G được đặt trên xe tải quân sự Kamaz 6x6 hoặc Ural,nhưng cũng có thể được gắn trên các phương tiện khác, miễn là chúng có đủ tải trọng và mã lực cần thiết.Do sử dụng các hệ thống điện tử, số người cần thiết để vận hành Tornado-G đã giảm xuống còn 3 người. Tornado-G cũng có thể hoạt động tự động hoặc được điều khiển từ xa.Việc sử dụng hệ thống MRLS như Tornado-G giúp cho quân đội Nga tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng pháo binh, nhất là khi kết hợp với các loại pháo phản lực khác của quân đội Nga, giúp tạo ra dưới pháo binh đa tầm.Tên lửa tiêu chuẩn của tổ hợp Tordado-G nặng từ 66-70 kg và có khối lượng đầu đạn từ 25-35 kg. Các loại tên lửa có khả năng tương thích với tổ hợp này bao gồm loại mang đầu đạn nổ phân mảnh và loại có đầu đạn HEAT.Giống như nhiều loại pháo phản lực phóng loạt khác, Tornado không thể tấn công các mục tiêu nằm quá gần nó. Cụ thể, khoảng cách tối thiểu mà Tornado có thể khai hỏa là 4 km. Nếu mục tiêu ở gần hơn khoảng cách này, hệ thống Tornado sẽ buộc phải di chuyển ra xa mục tiêu hơn nếu muốn bắn chính xác.Một ưu điểm của hệ thống pháo phản lực này đó là nó có giá cực rẻ. Một tổ hợp Tornado-G được cho là có giá chỉ vào khoảng nửa triệu USD. Trong khi đó, tổ hợp HIMARS của Mỹ có giá lên tới 5 triệu USD.Hiện tại, trong biên chế của lực lượng vũ trang Nga, đang có khoảng 200 khẩu pháo phản lực phóng loạt Tornado bao gồm hai phiên bản G và S phục vụ.Giống như nhiều hệ thống pháo phản lực khác của Nga, Tornado được đánh giá là có độ chính xác không quá cao, đạn tên lửa của Tornado sẽ rơi tản mát trong một vùng rộng lớn nếu khai hỏa ở tầm bắn tối đa 200 km.Để khắc phục nhược điểm này, quân đội Nga thường khai hỏa một lúc nhiều dàn phòng Tornado vào cùng một mục tiêu, đảm bảo mật độ hỏa lực đủ dày để tăng khả năng đánh trúng mục tiêu được chỉ định trước.Tuy nhiên, do có độ tản mát rất lớn, Tornador sẽ có nguy cơ tấn công cả vào các công trình phi quân sự hoặc thậm chí là dân thường - nhất là trong một chiến trường rất phức tạp như ở Ukraine ở thời điểm hiện tại.Trong khi đó, hệ thống HIMARS của Mỹ lại tỏ ra vượt trội hơn ở độ chính xác cao. Thậm chí, HIMARS tại Ukraine từng thể hiện khả năng của mình khi đánh hai quả tên lửa rơi cùng một điểm.Điều này giúp các tổ hợp HIMARS của Ukraine có thể tác chiến độc lập, không cần phóng quá nhiều tên lửa để có thể đánh trúng một mục tiêu.
Tuần trước, quân đội Nga đã công bố đoạn video ghi lại cảnh hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MRLS) Tornado-G nã pháo vào một đoàn xe của lực lượng Ukraine đang di chuyển lúc trời tối ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR). Camera nhiệt của các đơn vị trinh sát cho thấy khoảng 10 quả đạn pháo phát nổ, thắp sáng bầu trời giữa đêm.
Tornado-G là sản phẩm hiện đại hóa sâu của hệ thống phóng rocket đa nòng tự hành BM-21 Grad 122mm do Liên Xô thiết kế. Nhà sản xuất Splav MLRS tại Tula phát triển nó từ cuối những năm 1990 đến những năm 2000 và đưa nó vào sử dụng trong quân đội Nga từ đầu những năm 2010. Điểm khác biệt chính của Tornado-G là máy tính tích hợp và hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hỗ trợ định vị vệ tinh GLONASS.
Hệ thống này cho phép kíp vận hành Tornado-G bắn tới 40 tên lửa 122mm mà không cần rời khỏi cabin và có thể sẵn sàng khai hỏa chỉ trong một phút. Tornado-G được đặt trên xe tải quân sự Kamaz 6x6 hoặc Ural,nhưng cũng có thể được gắn trên các phương tiện khác, miễn là chúng có đủ tải trọng và mã lực cần thiết.
Do sử dụng các hệ thống điện tử, số người cần thiết để vận hành Tornado-G đã giảm xuống còn 3 người. Tornado-G cũng có thể hoạt động tự động hoặc được điều khiển từ xa.
Việc sử dụng hệ thống MRLS như Tornado-G giúp cho quân đội Nga tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng pháo binh, nhất là khi kết hợp với các loại pháo phản lực khác của quân đội Nga, giúp tạo ra dưới pháo binh đa tầm.
Tên lửa tiêu chuẩn của tổ hợp Tordado-G nặng từ 66-70 kg và có khối lượng đầu đạn từ 25-35 kg. Các loại tên lửa có khả năng tương thích với tổ hợp này bao gồm loại mang đầu đạn nổ phân mảnh và loại có đầu đạn HEAT.
Giống như nhiều loại pháo phản lực phóng loạt khác, Tornado không thể tấn công các mục tiêu nằm quá gần nó. Cụ thể, khoảng cách tối thiểu mà Tornado có thể khai hỏa là 4 km. Nếu mục tiêu ở gần hơn khoảng cách này, hệ thống Tornado sẽ buộc phải di chuyển ra xa mục tiêu hơn nếu muốn bắn chính xác.
Một ưu điểm của hệ thống pháo phản lực này đó là nó có giá cực rẻ. Một tổ hợp Tornado-G được cho là có giá chỉ vào khoảng nửa triệu USD. Trong khi đó, tổ hợp HIMARS của Mỹ có giá lên tới 5 triệu USD.
Hiện tại, trong biên chế của lực lượng vũ trang Nga, đang có khoảng 200 khẩu pháo phản lực phóng loạt Tornado bao gồm hai phiên bản G và S phục vụ.
Giống như nhiều hệ thống pháo phản lực khác của Nga, Tornado được đánh giá là có độ chính xác không quá cao, đạn tên lửa của Tornado sẽ rơi tản mát trong một vùng rộng lớn nếu khai hỏa ở tầm bắn tối đa 200 km.
Để khắc phục nhược điểm này, quân đội Nga thường khai hỏa một lúc nhiều dàn phòng Tornado vào cùng một mục tiêu, đảm bảo mật độ hỏa lực đủ dày để tăng khả năng đánh trúng mục tiêu được chỉ định trước.
Tuy nhiên, do có độ tản mát rất lớn, Tornador sẽ có nguy cơ tấn công cả vào các công trình phi quân sự hoặc thậm chí là dân thường - nhất là trong một chiến trường rất phức tạp như ở Ukraine ở thời điểm hiện tại.
Trong khi đó, hệ thống HIMARS của Mỹ lại tỏ ra vượt trội hơn ở độ chính xác cao. Thậm chí, HIMARS tại Ukraine từng thể hiện khả năng của mình khi đánh hai quả tên lửa rơi cùng một điểm.
Điều này giúp các tổ hợp HIMARS của Ukraine có thể tác chiến độc lập, không cần phóng quá nhiều tên lửa để có thể đánh trúng một mục tiêu.