Theo USNI News, khác với những chiếc đã được bàn giao trước đó, LCS 19 đã có nhiều khác biệt cả về hệ thống điện tử và vũ khí.Tàu được lắp đặt các hệ thống hiện đại, đặc biệt là hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống vũ khí. Ngoài ra, trên tàu còn có khả năng lắp đặt các bệ phóng thẳng đứng và vũ khí laser trong tương lai.Vỏ tàu làm bằng thép với cấu trúc bên trên bằng nhôm. Trên tàu còn có vị trí cho máy bay trực thăng, nhà chứa máy bay và cũng có thể lắp đặt thiết bị hạ và nâng các tàu thuyền khác nhau từ thân tàu và từ đuôi tàu. Phạm vi hoạt động của tàu LCS 19 là 3.500 hải lý, có thể hoạt động liên tục 21 ngày.Về sức mạnh cơ bắp, tàu LCS 19 được trang bị một hệ thống pháo BAE Systems Mk 110 cỡ nòng 57 mm hoặc bệ phóng tên lửa có thể được lắp đặt tại mũi tàu. Bệ phóng Mk 49 với 21 tên lửa phòng không RIM-116 Rolling Airframe Missile có nhiệm vụ bảo vệ chống lại các phương tiện tấn công trên không.Ngoài ra, để thực hiện chiến dịch gần bờ trên tàu có thể lắp đặt module với 24 tên lửa Hellfire AGM-114L và 2 khẩu pháo tự động Mk44 Bushmaster II với cỡ nòng 30 mm. Cùng với khả năng tàng hình và hệ thống hỏa lực được trang bị, tàu LCS Mỹ có thể phối hợp hoặc độc lập tác chiến và tung ra những cú đánh bất ngờ vào đối phương.Với việc được trang bị tên lửa RIM-116, Hải quân Mỹ tin rằng tàu USS St.Louis (LCS 19) có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trong tầm bắn.Để hoàn thành nhiệm vụ, RIM-116 sở hữu những thông số khá ấn tượng. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn có vận tốc Mach 2, tầm bay khoảng 9km, tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường phức tạp bao gồm cả hồng ngoại và chế độ dẫn đường thụ động bằng sóng vô tuyến.Đặc biệt, đạn tên lửa RIM-116 được điều khiển bởi các radar điều khiển hỏa lực. Trên các tàu chiến Mỹ hệ thống radar AN/SWY-2 thường đóng vai trò phát hiện và ra lệnh cho RIM-116 tiêu diệt mục tiêu.
Theo USNI News, khác với những chiếc đã được bàn giao trước đó, LCS 19 đã có nhiều khác biệt cả về hệ thống điện tử và vũ khí.
Tàu được lắp đặt các hệ thống hiện đại, đặc biệt là hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống vũ khí. Ngoài ra, trên tàu còn có khả năng lắp đặt các bệ phóng thẳng đứng và vũ khí laser trong tương lai.
Vỏ tàu làm bằng thép với cấu trúc bên trên bằng nhôm. Trên tàu còn có vị trí cho máy bay trực thăng, nhà chứa máy bay và cũng có thể lắp đặt thiết bị hạ và nâng các tàu thuyền khác nhau từ thân tàu và từ đuôi tàu. Phạm vi hoạt động của tàu LCS 19 là 3.500 hải lý, có thể hoạt động liên tục 21 ngày.
Về sức mạnh cơ bắp, tàu LCS 19 được trang bị một hệ thống pháo BAE Systems Mk 110 cỡ nòng 57 mm hoặc bệ phóng tên lửa có thể được lắp đặt tại mũi tàu. Bệ phóng Mk 49 với 21 tên lửa phòng không RIM-116 Rolling Airframe Missile có nhiệm vụ bảo vệ chống lại các phương tiện tấn công trên không.
Ngoài ra, để thực hiện chiến dịch gần bờ trên tàu có thể lắp đặt module với 24 tên lửa Hellfire AGM-114L và 2 khẩu pháo tự động Mk44 Bushmaster II với cỡ nòng 30 mm. Cùng với khả năng tàng hình và hệ thống hỏa lực được trang bị, tàu LCS Mỹ có thể phối hợp hoặc độc lập tác chiến và tung ra những cú đánh bất ngờ vào đối phương.
Với việc được trang bị tên lửa RIM-116, Hải quân Mỹ tin rằng tàu USS St.Louis (LCS 19) có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trong tầm bắn.
Để hoàn thành nhiệm vụ, RIM-116 sở hữu những thông số khá ấn tượng. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn có vận tốc Mach 2, tầm bay khoảng 9km, tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường phức tạp bao gồm cả hồng ngoại và chế độ dẫn đường thụ động bằng sóng vô tuyến.
Đặc biệt, đạn tên lửa RIM-116 được điều khiển bởi các radar điều khiển hỏa lực. Trên các tàu chiến Mỹ hệ thống radar AN/SWY-2 thường đóng vai trò phát hiện và ra lệnh cho RIM-116 tiêu diệt mục tiêu.