Trong các khóa huấn luyện đặc biệt của quân đội Mỹ, khóa đào tạo xạ thủ bắn tỉa được coi là một trong những chương trình đào tạo khắc nghiệt nhất thế giới. Mặc dù là một lực lượng của Thủy quân lục chiến nhưng các chiến binh của đơn vị này được tuyển chọn từ tất cả các quân, binh chủng như Lục quân, Hải quân, Không quân… thậm chí có cả những học viên người nước ngoài (chủ yếu là lính Israel và Anh) nằm trong chương trình trao đổi của quân đội các nước đồng minh.Lính bắn tỉa Thủy quân lục chiến Mỹ (thường được gọi tắt là MSS - Marine Scout Sniper) có 2 nhiệm vụ chính: Do thám, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu kẻ thù – trong nhiều trường hợp, một tay súng bắn tỉa mang lại hiệu quả cao hơn cả một chiếc máy bay chở đầy bom. Mỗi khóa huấn luyện lính bắn tỉa thường chỉ có tối đa 32 học viên và họ bắt buộc phải trải qua các khoa mục như thể lực, bắn súng, ngụy trang, theo dõi mục tiêu…với kết quả hoàn hảo nếu muốn tốt nghiệpTrong vòng 3 tháng đầu của khóa huấn luyện, các học viên phải tập làm quen với bộ quần áo kì dị nhưng sẽ là vật ảnh hưởng rất lớn đến mạng sống của họ. Các học viên cũng được học cách tự làm ngụy trang sao cho phù hợp nhất với địa bàn hoạt động của họ. Bài tập khó khăn đầu tiên mà các xạ thủ phải vượt qua là tập… mũi (chịu đựng các loại mùi khó chịu) nhưng thực chất là một bài thử thách ý chí. Các xạ thủ sẽ bị ngâm mình trong một chiếc ao nước “bẩn đến mức huyền thoại” mà họ gọi là: Ao lợn (Pig Pond). Họ cũng phải học cách hòa mình vào cái ao này để đảm bảo mặt nước không bị xao động và lộ vị trí.Sau khi thoát khỏi Ao lợn, những lính bắn tỉa tương lai tiếp phải trải qua một bài tập khác: nằm phơi nắng và lăn lộn với đất cát để “tôi luyện” bộ quần áo của một xạ thủ thực thụ.Ngoài việc là một xạ thủ bắn tỉa, họ là những chiến binh Thủy quân lục chiến nên trong mọi trận chiến họ luôn được lệnh xông lên trước tiên. Chính vì thế thể lực của những chiến binh này cũng phải đặc biệt tốt.Khi kết thúc một ngày huấn luyện, họ phải mặc bộ đồ ướt, bẩn chạy về doanh trại. Bài huấn luyện này kéo dài suốt một tháng trước khi chuyển sang phần huấn luyện bắn súng.Trong phần huấn luyện bắn súng, các xạ thủ sẽ được làm quen với việc tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách 275m, 450m và 915m. Mỗi bài tập, họ sẽ phải bắn 35 phát vào các mục tiêu tĩnh và mục tiêu di động. Ban đầu, họ được phân thành từng cặp, một người bắn và một người chỉ điểm nhưng về sau các xạ thủ phải tự thân vận động.Tất nhiên, đối với những tay súng bắn tỉa thì độ chính xác và tính thời điểm là tiêu chí hàng đầu. Các học viên hàng ngày được yêu cầu phải chạy với toàn bộ đồ nghề nặng hàng chục kg của mình từ doanh trại ra trường bắn. Ngay khi đến nơi, họ không được phép nghỉ mà phải thiết lập vị trí bắn và nổ súng càng sớm càng tốt.Để được chấm điểm vượt qua mỗi phần của hạng mục huấn luyện bắn súng, các xạ thủ phải đạt tối thiểu 28 phát trúng mục tiêu trong tổng số 35 phát đạn. Khoa mục bắn mục tiêu di động luôn là phần khó khăn nhất. Các xạ thủ phải bắn trúng mục tiêu tại một vị trí mà nó sẽ di chuyển đến (bắn chặn đầu). Để làm được điều này, họ phải tính toán được tốc độ di chuyển của mục tiêu, hướng di chuyển, trong khi những yếu tố ảnh hưởng đến sự tính toán của họ lại khá nhiều như tốc độ gió, độ ẩm không khí hay thậm chí là độ cong của lớp vỏ trái đất.Khi bắn theo cặp, người chỉ điểm sẽ giúp đỡ xạ thủ tất cả những gì họ có thể (đo vận tốc gió, tính toán độ ẩm không khí…) ngoại trừ việc chỉ mục tiêu bởi chính người bóp cò sẽ phải chịu trách nhiệm về phát súng và sau mỗi ngày, người báo bia sẽ thông báo số điểm cho từng người qua radio nội bộ.Sau những bài tập bắn đầu tiên, sẽ có những người bị loại và những người vượt qua bài thử thách này sẽ tiếp tục chuyển sang bài huấn luyện tiếp theo: Theo dõi mục tiêu.Với việc phải mang theo toàn bộ thiết bị, xạ thủ được cho phép trong vòng tối đa 3 giờ phải tiếp cận được mục tiêu ở cự ly bắn phù hợp nhất mà không bị phát hiện.Một nhóm huấn luyện viên sẽ đi xe tải để kiểm tra bài thực hành ngụy trang, di chuyển, tiếp cận mục tiêu của các học viên. Cả lớp sẽ phải tiến đến gần mục tiêu là một giáo viên và nếu họ bị giáo viên đó phát hiện, họ bị đánh trượt.Khi đạt đến khoảng cách đủ yêu cầu, xạ thủ sẽ phải nổ một phát súng. Nếu “mục tiêu” vẫn không phát hiện ra vị trí của học viên, người đó được phép bắn 1 phát súng nữa và người giám sát sẽ giơ cao một tấm bảng, nếu xạ thủ đọc được những chữ cái trong tấm bảng đó, anh ta vượt qua bài sát hạch.Trong bài tiếp theo cũng là bài khó khăn nhất của khóa huấn luyện là tác chiến ở một khoảng cách không xác định. Xạ thủ sẽ phải tiêu diệt 10 mục tiêu ở nhiều khoảng cách khác nhau nhưng họ được phép sử dụng người chỉ điểm đồng hành và ống nhòm. Nếu bắn trúng mục tiêu tại viên đạn đầu tiên, xạ thủ được 10 điểm, viên thứ 2 được 8 điểm và từ viên thứ 3 trở đi không được tính điểm. Để vượt qua bài này, xạ thủ phải đạt tối thiểu 88 điểm. Nếu bắn trượt, học viên sẽ chỉ được ngắm lại trong khoảng 5 giây do chính người giám sát đếm. Tại mỗi mục tiêu,người giám sát sẽ theo dõi trực tiếp và thông báo cho xạ thủ biết họ bắn trúng hay trượt.Bài huấn luyện cuối cùng là thử thách sức bền và ý chí. Trong chiến trận, các xạ thủ bắn tỉa thường phải hoạt động đơn độc nhưng không vì thế mà bài tập phối hợp đồng đội bị bỏ qua. Cả khóa sẽ phải cùng nhau vượt qua thử thách: 16 người phải hành quân và mang theo 4 đồng đội bị thương về đích cách đó 23 dặm (khoảng 40km).Những người đi quá chậm sẽ bị phạt bằng cách phải mang theo một khúc gỗ nặng 170 pound (khoảng 77kg) trên đó có khắc dòng chữ "Suffer patiently ... patiently suffer" (tạm dịch: Kiên nhẫn chịu đựng) – một trong những khẩu hiệu nằm lòng của những xạ thủ bắn tỉa. Thông thường, bài kiểm tra này sẽ ngốn của các học viên khoảng 8 giờ đồng hồ.Những người tốt nghiệp sẽ được trao một chiếc vòng cổ “Cái răng của Hog” (Hog's Tooth) bằng dây nilon – đây là một trong những linh vật được sử dụng từ ngày lực lượng bắn tỉa được thành lập.
Trong các khóa huấn luyện đặc biệt của quân đội Mỹ, khóa đào tạo xạ thủ bắn tỉa được coi là một trong những chương trình đào tạo khắc nghiệt nhất thế giới. Mặc dù là một lực lượng của Thủy quân lục chiến nhưng các chiến binh của đơn vị này được tuyển chọn từ tất cả các quân, binh chủng như Lục quân, Hải quân, Không quân… thậm chí có cả những học viên người nước ngoài (chủ yếu là lính Israel và Anh) nằm trong chương trình trao đổi của quân đội các nước đồng minh.
Lính bắn tỉa Thủy quân lục chiến Mỹ (thường được gọi tắt là MSS - Marine Scout Sniper) có 2 nhiệm vụ chính: Do thám, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu kẻ thù – trong nhiều trường hợp, một tay súng bắn tỉa mang lại hiệu quả cao hơn cả một chiếc máy bay chở đầy bom. Mỗi khóa huấn luyện lính bắn tỉa thường chỉ có tối đa 32 học viên và họ bắt buộc phải trải qua các khoa mục như thể lực, bắn súng, ngụy trang, theo dõi mục tiêu…với kết quả hoàn hảo nếu muốn tốt nghiệp
Trong vòng 3 tháng đầu của khóa huấn luyện, các học viên phải tập làm quen với bộ quần áo kì dị nhưng sẽ là vật ảnh hưởng rất lớn đến mạng sống của họ. Các học viên cũng được học cách tự làm ngụy trang sao cho phù hợp nhất với địa bàn hoạt động của họ. Bài tập khó khăn đầu tiên mà các xạ thủ phải vượt qua là tập… mũi (chịu đựng các loại mùi khó chịu) nhưng thực chất là một bài thử thách ý chí. Các xạ thủ sẽ bị ngâm mình trong một chiếc ao nước “bẩn đến mức huyền thoại” mà họ gọi là: Ao lợn (Pig Pond). Họ cũng phải học cách hòa mình vào cái ao này để đảm bảo mặt nước không bị xao động và lộ vị trí.
Sau khi thoát khỏi Ao lợn, những lính bắn tỉa tương lai tiếp phải trải qua một bài tập khác: nằm phơi nắng và lăn lộn với đất cát để “tôi luyện” bộ quần áo của một xạ thủ thực thụ.
Ngoài việc là một xạ thủ bắn tỉa, họ là những chiến binh Thủy quân lục chiến nên trong mọi trận chiến họ luôn được lệnh xông lên trước tiên. Chính vì thế thể lực của những chiến binh này cũng phải đặc biệt tốt.
Khi kết thúc một ngày huấn luyện, họ phải mặc bộ đồ ướt, bẩn chạy về doanh trại. Bài huấn luyện này kéo dài suốt một tháng trước khi chuyển sang phần huấn luyện bắn súng.
Trong phần huấn luyện bắn súng, các xạ thủ sẽ được làm quen với việc tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách 275m, 450m và 915m. Mỗi bài tập, họ sẽ phải bắn 35 phát vào các mục tiêu tĩnh và mục tiêu di động. Ban đầu, họ được phân thành từng cặp, một người bắn và một người chỉ điểm nhưng về sau các xạ thủ phải tự thân vận động.
Tất nhiên, đối với những tay súng bắn tỉa thì độ chính xác và tính thời điểm là tiêu chí hàng đầu. Các học viên hàng ngày được yêu cầu phải chạy với toàn bộ đồ nghề nặng hàng chục kg của mình từ doanh trại ra trường bắn. Ngay khi đến nơi, họ không được phép nghỉ mà phải thiết lập vị trí bắn và nổ súng càng sớm càng tốt.
Để được chấm điểm vượt qua mỗi phần của hạng mục huấn luyện bắn súng, các xạ thủ phải đạt tối thiểu 28 phát trúng mục tiêu trong tổng số 35 phát đạn. Khoa mục bắn mục tiêu di động luôn là phần khó khăn nhất. Các xạ thủ phải bắn trúng mục tiêu tại một vị trí mà nó sẽ di chuyển đến (bắn chặn đầu). Để làm được điều này, họ phải tính toán được tốc độ di chuyển của mục tiêu, hướng di chuyển, trong khi những yếu tố ảnh hưởng đến sự tính toán của họ lại khá nhiều như tốc độ gió, độ ẩm không khí hay thậm chí là độ cong của lớp vỏ trái đất.
Khi bắn theo cặp, người chỉ điểm sẽ giúp đỡ xạ thủ tất cả những gì họ có thể (đo vận tốc gió, tính toán độ ẩm không khí…) ngoại trừ việc chỉ mục tiêu bởi chính người bóp cò sẽ phải chịu trách nhiệm về phát súng và sau mỗi ngày, người báo bia sẽ thông báo số điểm cho từng người qua radio nội bộ.
Sau những bài tập bắn đầu tiên, sẽ có những người bị loại và những người vượt qua bài thử thách này sẽ tiếp tục chuyển sang bài huấn luyện tiếp theo: Theo dõi mục tiêu.
Với việc phải mang theo toàn bộ thiết bị, xạ thủ được cho phép trong vòng tối đa 3 giờ phải tiếp cận được mục tiêu ở cự ly bắn phù hợp nhất mà không bị phát hiện.
Một nhóm huấn luyện viên sẽ đi xe tải để kiểm tra bài thực hành ngụy trang, di chuyển, tiếp cận mục tiêu của các học viên. Cả lớp sẽ phải tiến đến gần mục tiêu là một giáo viên và nếu họ bị giáo viên đó phát hiện, họ bị đánh trượt.
Khi đạt đến khoảng cách đủ yêu cầu, xạ thủ sẽ phải nổ một phát súng. Nếu “mục tiêu” vẫn không phát hiện ra vị trí của học viên, người đó được phép bắn 1 phát súng nữa và người giám sát sẽ giơ cao một tấm bảng, nếu xạ thủ đọc được những chữ cái trong tấm bảng đó, anh ta vượt qua bài sát hạch.
Trong bài tiếp theo cũng là bài khó khăn nhất của khóa huấn luyện là tác chiến ở một khoảng cách không xác định. Xạ thủ sẽ phải tiêu diệt 10 mục tiêu ở nhiều khoảng cách khác nhau nhưng họ được phép sử dụng người chỉ điểm đồng hành và ống nhòm. Nếu bắn trúng mục tiêu tại viên đạn đầu tiên, xạ thủ được 10 điểm, viên thứ 2 được 8 điểm và từ viên thứ 3 trở đi không được tính điểm. Để vượt qua bài này, xạ thủ phải đạt tối thiểu 88 điểm. Nếu bắn trượt, học viên sẽ chỉ được ngắm lại trong khoảng 5 giây do chính người giám sát đếm. Tại mỗi mục tiêu,người giám sát sẽ theo dõi trực tiếp và thông báo cho xạ thủ biết họ bắn trúng hay trượt.
Bài huấn luyện cuối cùng là thử thách sức bền và ý chí. Trong chiến trận, các xạ thủ bắn tỉa thường phải hoạt động đơn độc nhưng không vì thế mà bài tập phối hợp đồng đội bị bỏ qua. Cả khóa sẽ phải cùng nhau vượt qua thử thách: 16 người phải hành quân và mang theo 4 đồng đội bị thương về đích cách đó 23 dặm (khoảng 40km).
Những người đi quá chậm sẽ bị phạt bằng cách phải mang theo một khúc gỗ nặng 170 pound (khoảng 77kg) trên đó có khắc dòng chữ "Suffer patiently ... patiently suffer" (tạm dịch: Kiên nhẫn chịu đựng) – một trong những khẩu hiệu nằm lòng của những xạ thủ bắn tỉa. Thông thường, bài kiểm tra này sẽ ngốn của các học viên khoảng 8 giờ đồng hồ.
Những người tốt nghiệp sẽ được trao một chiếc vòng cổ “Cái răng của Hog” (Hog's Tooth) bằng dây nilon – đây là một trong những linh vật được sử dụng từ ngày lực lượng bắn tỉa được thành lập.