Cuối năm 2015, Không quân Philippines đánh dấu bước phát triển trở lại sau nhiều năm trì trệ - tiếp nhận hai chiếc máy bay chiến đấu FA-50PH phản lực siêu âm đầu tiên từ Hàn Quốc. Từ năm 2005, Philippines đã không còn máy bay chiến đấu phản lực khi cho nghỉ hưu các máy bay tiêm kích F-5A/B. Nguồn ảnh: WikipediaSuốt 10 năm liên tục, Không quân Philippines không có nổi một chiến đấu cơ đúng nghĩa. Đa số họ sử dụng các máy bay do thám cánh quạt OV-10 hay máy bay huấn luyện chiến đấu để tham gia không kích phiến quân miền Nam Midanao. Sự xuất hiện của FA-50PH đem lại niềm tin lớn của dân chúng với quân đội, một sự kỳ vọng rằng KQ Philippines sẽ đảm bảo được bầu trời trên đất liền và trên biển. Nguồn ảnh: defence-studiesTuy nhiên, sau 2 năm trang bị máy bay FA-50PH, sự thật phũ phàng đang dần hiện lên. Điển hình trong chiến dịch chống khủng bố ở Marawi, thay vì FA-50PH tiên tiến, Không quân Philippines lại sử dụng các máy bay cánh quạt OV-10 cổ lỗ. Hậu quả là ít nhất xảy ra một vụ không kích nhầm làm thiệt mạng nhiều binh sĩ. Nguồn ảnh: Airlines.netTừ đây, lần giở lại quá trình trang bị dòng máy bay FA-50PH trong Không quân Philippines mới thấy được sự thật gây sốc, đáng thất vọng. Cụ thể, hóa ra dù đã nhận máy bay chiến đấu, nhưng Manila còn chưa mua được đạn dược. Nguồn ảnh: Airlines.netCuộc đấu thầu chọn ra nhà cung cấp 93.600 viên đạn pháo 20mm cho khẩu pháo của FA-50PH đã bị hủy bỏ mà chưa biết bao giờ chọn ra được nhà thầu. Nguồn ảnh: OLESTERTANGCOĐã xuất hiện một số hình ảnh tiêm kích FA-50PH mang tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, tên lửa AIM-9 vốn là của các máy bay F-5 đã nghỉ hưu, được đem ra lắp cho “oai”, không thể chiến đấu. Nguồn ảnh: Update.phCũng có các hình ảnh FA-50PH mang bom và tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick. Mặc dù vậy vẫn chưa rõ ràng liệu có thể chiến đấu. Nguồn ảnh:Ngoài vũ khí, theo một số trang mạng quân sự Philippines, máy bay FA-50PH của nước này không có hệ thống điện tử hoàn chỉnh. Chỉ có một số lắp radar có khả năng không chiến ngoài tầm nhìn, số còn lại sử dụng vũ khí trong tầm nhìn như tên lửa tầm nhiệt hay bom không điều khiển. Nguồn ảnh: defence-studiesHài hước hơn, đang có tin Philippines tổ chức đấu thầu để tìm nhà sản xuất bộ phát tín hiệu (transmitter) và radar điều khiển hỏa lực cho FA-50PH. Như vậy, có khả năng cao các máy bay FA-50PH bàn giao cho Philippnes không đi kèm…radar. Nguồn ảnh: Airlines.netViệc một chiếc chiến đấu cơ thiếu vũ khí, radar xem ra chỉ có thể đổ lỗi cho Manila bởi ở Hàn Quốc người ta đã tích hợp và thử nghiệm xong hầu hết các tính năng. Philippines xem ra phải nghiên cứu lại cách thức mua trang bị vũ khí của nước này. Nguồn ảnh: defence-studiesTheo thông số nhà sản xuất, phiên bản tiêm kích FA-50PH có khả năng tích hợp radar điều khiển hỏa lực FL/M-2032 của Israel. Nó có phạm vi phát hiện mục tiêu máy bay chiến đấu đến 100km, tầm quét cực đại 150km. Nguồn ảnh: Airlines.netFA-50PH có khả năng mang được 3,7 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không (AIM-9 và AIM-120); tên lửa không đối đất Maverick và tương lai có thể là Taurus KEPD 350; bom không điều khiển Mk 82/83, CBU-97; bom thông minh Spice hoặc JDAM. Nguồn ảnh: Airlines.net
Cuối năm 2015, Không quân Philippines đánh dấu bước phát triển trở lại sau nhiều năm trì trệ - tiếp nhận hai chiếc máy bay chiến đấu FA-50PH phản lực siêu âm đầu tiên từ Hàn Quốc. Từ năm 2005, Philippines đã không còn máy bay chiến đấu phản lực khi cho nghỉ hưu các máy bay tiêm kích F-5A/B. Nguồn ảnh: Wikipedia
Suốt 10 năm liên tục, Không quân Philippines không có nổi một chiến đấu cơ đúng nghĩa. Đa số họ sử dụng các máy bay do thám cánh quạt OV-10 hay máy bay huấn luyện chiến đấu để tham gia không kích phiến quân miền Nam Midanao. Sự xuất hiện của FA-50PH đem lại niềm tin lớn của dân chúng với quân đội, một sự kỳ vọng rằng KQ Philippines sẽ đảm bảo được bầu trời trên đất liền và trên biển. Nguồn ảnh: defence-studies
Tuy nhiên, sau 2 năm trang bị máy bay FA-50PH, sự thật phũ phàng đang dần hiện lên. Điển hình trong chiến dịch chống khủng bố ở Marawi, thay vì FA-50PH tiên tiến, Không quân Philippines lại sử dụng các máy bay cánh quạt OV-10 cổ lỗ. Hậu quả là ít nhất xảy ra một vụ không kích nhầm làm thiệt mạng nhiều binh sĩ. Nguồn ảnh: Airlines.net
Từ đây, lần giở lại quá trình trang bị dòng máy bay FA-50PH trong Không quân Philippines mới thấy được sự thật gây sốc, đáng thất vọng. Cụ thể, hóa ra dù đã nhận máy bay chiến đấu, nhưng Manila còn chưa mua được đạn dược. Nguồn ảnh: Airlines.net
Cuộc đấu thầu chọn ra nhà cung cấp 93.600 viên đạn pháo 20mm cho khẩu pháo của FA-50PH đã bị hủy bỏ mà chưa biết bao giờ chọn ra được nhà thầu. Nguồn ảnh: OLESTERTANGCO
Đã xuất hiện một số hình ảnh tiêm kích FA-50PH mang tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, tên lửa AIM-9 vốn là của các máy bay F-5 đã nghỉ hưu, được đem ra lắp cho “oai”, không thể chiến đấu. Nguồn ảnh: Update.ph
Cũng có các hình ảnh FA-50PH mang bom và tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick. Mặc dù vậy vẫn chưa rõ ràng liệu có thể chiến đấu. Nguồn ảnh:
Ngoài vũ khí, theo một số trang mạng quân sự Philippines, máy bay FA-50PH của nước này không có hệ thống điện tử hoàn chỉnh. Chỉ có một số lắp radar có khả năng không chiến ngoài tầm nhìn, số còn lại sử dụng vũ khí trong tầm nhìn như tên lửa tầm nhiệt hay bom không điều khiển. Nguồn ảnh: defence-studies
Hài hước hơn, đang có tin Philippines tổ chức đấu thầu để tìm nhà sản xuất bộ phát tín hiệu (transmitter) và radar điều khiển hỏa lực cho FA-50PH. Như vậy, có khả năng cao các máy bay FA-50PH bàn giao cho Philippnes không đi kèm…radar. Nguồn ảnh: Airlines.net
Việc một chiếc chiến đấu cơ thiếu vũ khí, radar xem ra chỉ có thể đổ lỗi cho Manila bởi ở Hàn Quốc người ta đã tích hợp và thử nghiệm xong hầu hết các tính năng. Philippines xem ra phải nghiên cứu lại cách thức mua trang bị vũ khí của nước này. Nguồn ảnh: defence-studies
Theo thông số nhà sản xuất, phiên bản tiêm kích FA-50PH có khả năng tích hợp radar điều khiển hỏa lực FL/M-2032 của Israel. Nó có phạm vi phát hiện mục tiêu máy bay chiến đấu đến 100km, tầm quét cực đại 150km. Nguồn ảnh: Airlines.net
FA-50PH có khả năng mang được 3,7 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không (AIM-9 và AIM-120); tên lửa không đối đất Maverick và tương lai có thể là Taurus KEPD 350; bom không điều khiển Mk 82/83, CBU-97; bom thông minh Spice hoặc JDAM. Nguồn ảnh: Airlines.net