Vào lúc 21h ngày 22/9, Anh hùng Phi công Nguyễn Văn Bảy đã qua đời tại Bệnh viện Quân Y 175, Bộ Quốc Phòng. Trước đó, ngày 16/9, ông Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy ngột ngất xỉu khi đang làm vườn nhà ở Đồng Tháp và được chuyển đến Bệnh viện Quân y 175 cấp cứu. Sau 3 ngày điều trị, tình hình sức khỏe bệnh nhân có cải thiện nhưng không thể can thiệp phẫu thuật. Nguồn ảnh: KQVN.Anh hùng Phi công Nguyễn Văn Bảy tên thật là Nguyễn Văn Hoa sinh ra ở Lai Vung, Sa Đéc (nay là Đồng Tháp). Năm 1953 khi ở tuổi 17, ông không chịu lấy vợ theo ý nguyện của cha mẹ nên bỏ nhà theo bộ đội, trở thành du kích và tập kết ra Bắc năm 1954. Nguồn ảnh: TL.Năm 1960, ông được chuyển binh chủng từ bộ binh sang không quân, theo học lớp lái máy bay phản lực ở Liên Xô. Trước đó, do học chưa hết lớp 3, phải học ở Trường bổ túc văn hóa Lạng Sơn và được phổ cập một lèo từ lớp 4 lên lớp 10. Ban đầu ông học lái máy bay Yak-52, sau đó chuyển dần lên Mig-15, Mig-17. Tháng 4 năm 1965, lớp đào tạo hoàn thành tốt nghiệp trở về nước, đáp máy bay xuống sân bay Gia Lâm. Nguồn ảnh: TL.Trong thời gian 1965-1968, ông Bảy tham chiến trên mặt trận không đối không và bắn hạ tổng cộng 7 máy bay Mỹ, trở thành một trong những phi công đầu tiên của Việt Nam được xếp hạng "Ace" - "Át chủ bài" - danh hiệu được toàn thế giới công nhận cho những phi công hạ được từ 5 máy bay địch trở nên. Nguồn ảnh: TL.Tuy nhiên, chiến tích đầu tiên của người anh hùng này lại không phải là hạ gục được máy bay Mỹ mà là do ông đã hạ cánh an toàn với... 82 lỗ đạn trên thân máy bay ngay trong lần đầu xuất trận, có vết to hơn cả bàn tay khiến các chuyên gia Liên Xô phải sửng sốt. Nguồn ảnh: TL.Ngày 21/6/1966, Phi công Nguyễn Văn Bảy cùng phi công Phan Thành Trung xuất kích, phát hiện một tốp bay trinh sát của địch và áp sát giao tranh. Trong thời gian không chiến ngắn ngủi, Nguyễn Văn Bảy và Phan Thành Trung mỗi người đã hạ một chiếc máy bay Mỹ. Nguồn ảnh: TL.Chỉ ba ngày sau trên bầu trời Võ Nhai, ông Bảy lại một lần nữa xông thẳng vào đội hình máy bay địch, bắn hạ một chiếc F-4C - loại máy bay hiện đại hơn nhiều lần MiG-17 mà phi công Nguyễn Văn Bảy đang sử dụng khi đó. Nguồn ảnh: Zingnews.Cùng trong ngày 29/6/1955, phi công Nguyễn Văn Bảy đã xuất trận bắn hạ hai máy bay Mỹ, một chiếc trên bầu trời Việt Trì, một chiếc trên bầu trờ Đức Giang. Tới tháng 9 cùng năm, ông tiếp tục lập ba chiến công nữa tại bầu trời Nam Hà, Chí Linh và Kiến An khiến Không quân Mỹ thất kinh. Nguồn ảnh: VTCnews.Chiến công lớn khác của phi công Nguyễn Văn Bảy được ông thực hiện trên bầu trời Hải Phòng vào ngày 24/4/1967. Trong trận không chiến này, phi công Nguyễn Văn Bảy đã hạ một chiếc F-8C của Không quân Mỹ, xác lập kỷ lục hạ 7 chiến đấu cơ đối phương chỉ trong vòng chưa đầy một năm tham chiến. Nguồn ảnh: VTCnews.Sau quãng thời gian này, phi công Nguyễn Văn Bảy được đưa sang phục vụ trong bộ phận tham mưu, chịu trách nhiệm chính là tham mưu và giảng dậy, truyền đạt những kinh nghiệm cực kỳ quý báu của mình cho các lứa phi công sau của Không quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.Năm 1989, ông nghỉ hưu và trở về quê nhà vui sống cảnh điền viên. Nhiều phi công Mỹ trước đây từng đối đầu và bị anh hùng Nguyễn Văn Bảy hạ gục trên bầu trời Việt Nam sau này đã sang tận nơi để gặp người phi công huyền thoại này - người mà một thời từng được coi là "khắc tinh của Không quân Mỹ". Nguồn ảnh: VOV.Mời độc giả xem Video: Anh hùng Phi công Nguyễn Văn Bảy sống cảnh điền viên tại quê nhà sau khi về hưu. Nguồn: QPVN.
Vào lúc 21h ngày 22/9, Anh hùng Phi công Nguyễn Văn Bảy đã qua đời tại Bệnh viện Quân Y 175, Bộ Quốc Phòng. Trước đó, ngày 16/9, ông Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy ngột ngất xỉu khi đang làm vườn nhà ở Đồng Tháp và được chuyển đến Bệnh viện Quân y 175 cấp cứu. Sau 3 ngày điều trị, tình hình sức khỏe bệnh nhân có cải thiện nhưng không thể can thiệp phẫu thuật. Nguồn ảnh: KQVN.
Anh hùng Phi công Nguyễn Văn Bảy tên thật là Nguyễn Văn Hoa sinh ra ở Lai Vung, Sa Đéc (nay là Đồng Tháp). Năm 1953 khi ở tuổi 17, ông không chịu lấy vợ theo ý nguyện của cha mẹ nên bỏ nhà theo bộ đội, trở thành du kích và tập kết ra Bắc năm 1954. Nguồn ảnh: TL.
Năm 1960, ông được chuyển binh chủng từ bộ binh sang không quân, theo học lớp lái máy bay phản lực ở Liên Xô. Trước đó, do học chưa hết lớp 3, phải học ở Trường bổ túc văn hóa Lạng Sơn và được phổ cập một lèo từ lớp 4 lên lớp 10. Ban đầu ông học lái máy bay Yak-52, sau đó chuyển dần lên Mig-15, Mig-17. Tháng 4 năm 1965, lớp đào tạo hoàn thành tốt nghiệp trở về nước, đáp máy bay xuống sân bay Gia Lâm. Nguồn ảnh: TL.
Trong thời gian 1965-1968, ông Bảy tham chiến trên mặt trận không đối không và bắn hạ tổng cộng 7 máy bay Mỹ, trở thành một trong những phi công đầu tiên của Việt Nam được xếp hạng "Ace" - "Át chủ bài" - danh hiệu được toàn thế giới công nhận cho những phi công hạ được từ 5 máy bay địch trở nên. Nguồn ảnh: TL.
Tuy nhiên, chiến tích đầu tiên của người anh hùng này lại không phải là hạ gục được máy bay Mỹ mà là do ông đã hạ cánh an toàn với... 82 lỗ đạn trên thân máy bay ngay trong lần đầu xuất trận, có vết to hơn cả bàn tay khiến các chuyên gia Liên Xô phải sửng sốt. Nguồn ảnh: TL.
Ngày 21/6/1966, Phi công Nguyễn Văn Bảy cùng phi công Phan Thành Trung xuất kích, phát hiện một tốp bay trinh sát của địch và áp sát giao tranh. Trong thời gian không chiến ngắn ngủi, Nguyễn Văn Bảy và Phan Thành Trung mỗi người đã hạ một chiếc máy bay Mỹ. Nguồn ảnh: TL.
Chỉ ba ngày sau trên bầu trời Võ Nhai, ông Bảy lại một lần nữa xông thẳng vào đội hình máy bay địch, bắn hạ một chiếc F-4C - loại máy bay hiện đại hơn nhiều lần MiG-17 mà phi công Nguyễn Văn Bảy đang sử dụng khi đó. Nguồn ảnh: Zingnews.
Cùng trong ngày 29/6/1955, phi công Nguyễn Văn Bảy đã xuất trận bắn hạ hai máy bay Mỹ, một chiếc trên bầu trời Việt Trì, một chiếc trên bầu trờ Đức Giang. Tới tháng 9 cùng năm, ông tiếp tục lập ba chiến công nữa tại bầu trời Nam Hà, Chí Linh và Kiến An khiến Không quân Mỹ thất kinh. Nguồn ảnh: VTCnews.
Chiến công lớn khác của phi công Nguyễn Văn Bảy được ông thực hiện trên bầu trời Hải Phòng vào ngày 24/4/1967. Trong trận không chiến này, phi công Nguyễn Văn Bảy đã hạ một chiếc F-8C của Không quân Mỹ, xác lập kỷ lục hạ 7 chiến đấu cơ đối phương chỉ trong vòng chưa đầy một năm tham chiến. Nguồn ảnh: VTCnews.
Sau quãng thời gian này, phi công Nguyễn Văn Bảy được đưa sang phục vụ trong bộ phận tham mưu, chịu trách nhiệm chính là tham mưu và giảng dậy, truyền đạt những kinh nghiệm cực kỳ quý báu của mình cho các lứa phi công sau của Không quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Năm 1989, ông nghỉ hưu và trở về quê nhà vui sống cảnh điền viên. Nhiều phi công Mỹ trước đây từng đối đầu và bị anh hùng Nguyễn Văn Bảy hạ gục trên bầu trời Việt Nam sau này đã sang tận nơi để gặp người phi công huyền thoại này - người mà một thời từng được coi là "khắc tinh của Không quân Mỹ". Nguồn ảnh: VOV.
Mời độc giả xem Video: Anh hùng Phi công Nguyễn Văn Bảy sống cảnh điền viên tại quê nhà sau khi về hưu. Nguồn: QPVN.