Bộ Quốc phòng Nga trong buổi họp báo ngày 22/8 cho biết, vào khoảng 10 giờ sáng ngày 22/8, cách không xa đảo Zmeiny (Đảo Rắn) ở phía tây Biển Đen, một máy bay chiến đấu Su-30SM thuộc đơn vị MA của Không quân hải quân Nga, đã đánh chìm một chiếc tàu cao tốc chở lực lượng đổ bộ của Hải quân Ukraine.Vào đêm 21/8, theo cách tương tự, nhưng ở phía đông, một chiếc tàu cao tốc khác của Hải quân Ukraine đã bị tên lửa của máy bay chiến đấu Su-30SM phá hủy, khi chiếc tàu này đang tiến hành trinh sát gần các giàn khoan của công ty Chernomorneftegaz của Nga, nơi khai thác khí đốt. Theo Bộ Quốc phòng Nga, tàu tuần duyên cao tốc Willard Sea Force do Mỹ sản xuất cùng nhóm đổ bộ đã bám sát ngay phía đông Đảo Rắn. Vào khoảng 11 giờ sáng, một cuộc không kích mạnh mẽ đã giáng xuống chiếc tàu; kết quả là chiếc tuần duyên của Ukraine bị đánh chìm ngay lập tức. Điều đáng quan tâm là các phương tiện truyền thông Ukraine im lặng về việc Không quân Nga phá hủy ba chiếc tàu tuần duyên chở lực lượng đổ bộ của Hải quân Ukraine. Tuy nhiên, Kiev từ lâu đã cấm nói về những tổn thất của mình ở cấp độ chính thức, và giờ đây họ bắt đầu hạn chế ngay cả báo chí phương Tây tiếp cận vùng chiến sự. Do đó đã không có thông tin về việc có bao nhiêu quân nhân thuộc Hải quân Ukraine có mặt trên ba chiếc tàu tuần duyên này vào thời điểm xảy ra vụ không kích. Ngoài ra, vẫn chưa rõ lực lượng đổ bộ Ukraine phải thực hiện những nhiệm vụ gì ở khu vực Biển Đen. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ, Không quân hải quân Nga đã tiêu diệt 3 tàu tuần duyên cao tốc của Hải quân Ukraine trên khu vực Biển Đen. Điều này chỉ ra một số điểm đáng chú ý như sau: Đầu tiên là việc các tàu của Hải quân Ukraine di chuyển mà không có sự che chắn của Không quân Ukraine; tức là Quân đội Ukraine không có đủ máy bay làm nhiệm vụ bay “che đầu (bay bảo vệ)” cho những chiếc tàu chiến của họ ra khơi. Thứ hai là quyền kiểm soát vùng trời trên khu vực lãnh hải của Ukraine hiện do Nga kiểm soát, do đó những vùng biển này hiện cũng do quân đội Nga kiểm soát. Thứ ba, việc sử dụng đủ số lượng máy bay của lực lượng không quân hải quân Nga, sẽ giúp nâng cao khả năng hoạt động và thu thập thông tin tình báo; từ đó làm giảm các mối đe dọa từ hoạt động của tàu mặt nước không người lái của Quân đội Ukraine.Điều này vừa được xác nhận bằng việc phát hiện một tàu trinh sát của Ukraine vào ban đêm, một chiếc Su-30SM đã phát hiện và phá hủy chiếc tàu này bằng tên lửa chống hạm dẫn đường không đối hải tầm trung Kh-31A. Thứ tư, việc Không quân hải quân Nga bảo vệ thành công các công trình nằm ở vùng biển gần bờ biển Ukraine, giúp tình hình trên bờ bán đảo Crimea trở nên an toàn và ít nguy hiểm hơn; đồng thời cũng tạo tiền đề để Nga kiểm soát lại Đảo Rắn. Một điều đáng chú ý nữa là trong đoạn video mà Bộ Quốc phòng Nga đã công bố, ghi lại khoảnh khắc phá hủy một trong những chiếc tàu tuần duyên của hải quân Ukraine ở Biển Đen. Đánh giá qua đoạn phim được trình chiếu, chiếc Su-30SM của Nga đã tấn công tàu Ukraine với độ chính xác cao bằng pháo tự động 30 mm. Theo đánh giá, hành động của phi hành đoàn chiếc Su-30SM rất chuyên nghiệp, khi đã dùng pháo 30mm đã tiêu diệt nhanh gọn chiếc tàu cao tốc của Ukraine. Tình tiết này nhấn mạnh sự phức tạp của nhiệm vụ, vì không có tên lửa chống hạm chuyên dụng loại nhỏ nào trên máy bay. Tuy nhiên những tên lửa chống hạm lớn, rất khó tiêu diệt với một mục tiêu nhỏ và cơ động như chiếc tàu cao tốc của Ukraine. Các tàu tuần duyên cao tốc Willard Sea Force do Mỹ sản xuất đã được chuyển giao cho Ukraine với số lượng 5 chiếc vào năm 2015. Trong năm 2009-2010, Ukraine đã mua một số tàu này. Nhưng khi Crimea trở thành một phần của Liên bang Nga vào năm 2014, một số tàu của Hải quân Ukraine đóng trên bán đảo đã bị quân đội Nga thu giữ.Theo hãng tin Reuters, dẫn lời bộ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, chiếc tàu cao tốc bị chiến đấu cơ Nga phá hủy đang chở một "đội đổ bộ Ukraine." Reuters cho biết, Bộ Quốc phòng Ukraine đã không bình luận về vấn đề trên. Reuters cho biết, Đảo Rắn là tiền đồn của Ukraina ở phía tây bắc Biển Đen. Sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen, UAV tự sát và tên lửa của Nga đã liên tục tấn công các cơ sở cảng của Ukraine. Phía ngược lại, tàu không người lái tự sát của Ukraine, đã tấn công một tàu chiến và một tàu chở dầu của Nga.Điều thú vị là mặc dù chiến đấu cơ Su-30SM cùng với Su-35S được coi như hai dòng chiến đấu cơ chủ lực của Nga hoạt động trong khuôn khổ chiến dịch quân sự đặc biệt trên đất Ukraine; nhưng đây là lần đầu tiên, Su-30SM của Nga lập công tiêu diệt 3 mục tiêu trên biển và đó đều là những mục tiêu nhỏ, có tốc độ cao.Không chỉ tiêu diệt các mục tiêu là các tàu tuần duyên cao tốc bằng tên lửa chống hạm, Su-30SM còn có thể tiêu diệt mục tiêu trên biển bằng pháo 30mm; nên nhớ đây là vũ khí phụ của Su-30SM và chủ yếu dùng trong cận chiến với máy bay địch.
Bộ Quốc phòng Nga trong buổi họp báo ngày 22/8 cho biết, vào khoảng 10 giờ sáng ngày 22/8, cách không xa đảo Zmeiny (Đảo Rắn) ở phía tây Biển Đen, một máy bay chiến đấu Su-30SM thuộc đơn vị MA của Không quân hải quân Nga, đã đánh chìm một chiếc tàu cao tốc chở lực lượng đổ bộ của Hải quân Ukraine.
Vào đêm 21/8, theo cách tương tự, nhưng ở phía đông, một chiếc tàu cao tốc khác của Hải quân Ukraine đã bị tên lửa của máy bay chiến đấu Su-30SM phá hủy, khi chiếc tàu này đang tiến hành trinh sát gần các giàn khoan của công ty Chernomorneftegaz của Nga, nơi khai thác khí đốt.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, tàu tuần duyên cao tốc Willard Sea Force do Mỹ sản xuất cùng nhóm đổ bộ đã bám sát ngay phía đông Đảo Rắn. Vào khoảng 11 giờ sáng, một cuộc không kích mạnh mẽ đã giáng xuống chiếc tàu; kết quả là chiếc tuần duyên của Ukraine bị đánh chìm ngay lập tức.
Điều đáng quan tâm là các phương tiện truyền thông Ukraine im lặng về việc Không quân Nga phá hủy ba chiếc tàu tuần duyên chở lực lượng đổ bộ của Hải quân Ukraine. Tuy nhiên, Kiev từ lâu đã cấm nói về những tổn thất của mình ở cấp độ chính thức, và giờ đây họ bắt đầu hạn chế ngay cả báo chí phương Tây tiếp cận vùng chiến sự.
Do đó đã không có thông tin về việc có bao nhiêu quân nhân thuộc Hải quân Ukraine có mặt trên ba chiếc tàu tuần duyên này vào thời điểm xảy ra vụ không kích. Ngoài ra, vẫn chưa rõ lực lượng đổ bộ Ukraine phải thực hiện những nhiệm vụ gì ở khu vực Biển Đen.
Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ, Không quân hải quân Nga đã tiêu diệt 3 tàu tuần duyên cao tốc của Hải quân Ukraine trên khu vực Biển Đen. Điều này chỉ ra một số điểm đáng chú ý như sau:
Đầu tiên là việc các tàu của Hải quân Ukraine di chuyển mà không có sự che chắn của Không quân Ukraine; tức là Quân đội Ukraine không có đủ máy bay làm nhiệm vụ bay “che đầu (bay bảo vệ)” cho những chiếc tàu chiến của họ ra khơi.
Thứ hai là quyền kiểm soát vùng trời trên khu vực lãnh hải của Ukraine hiện do Nga kiểm soát, do đó những vùng biển này hiện cũng do quân đội Nga kiểm soát.
Thứ ba, việc sử dụng đủ số lượng máy bay của lực lượng không quân hải quân Nga, sẽ giúp nâng cao khả năng hoạt động và thu thập thông tin tình báo; từ đó làm giảm các mối đe dọa từ hoạt động của tàu mặt nước không người lái của Quân đội Ukraine.
Điều này vừa được xác nhận bằng việc phát hiện một tàu trinh sát của Ukraine vào ban đêm, một chiếc Su-30SM đã phát hiện và phá hủy chiếc tàu này bằng tên lửa chống hạm dẫn đường không đối hải tầm trung Kh-31A.
Thứ tư, việc Không quân hải quân Nga bảo vệ thành công các công trình nằm ở vùng biển gần bờ biển Ukraine, giúp tình hình trên bờ bán đảo Crimea trở nên an toàn và ít nguy hiểm hơn; đồng thời cũng tạo tiền đề để Nga kiểm soát lại Đảo Rắn.
Một điều đáng chú ý nữa là trong đoạn video mà Bộ Quốc phòng Nga đã công bố, ghi lại khoảnh khắc phá hủy một trong những chiếc tàu tuần duyên của hải quân Ukraine ở Biển Đen. Đánh giá qua đoạn phim được trình chiếu, chiếc Su-30SM của Nga đã tấn công tàu Ukraine với độ chính xác cao bằng pháo tự động 30 mm.
Theo đánh giá, hành động của phi hành đoàn chiếc Su-30SM rất chuyên nghiệp, khi đã dùng pháo 30mm đã tiêu diệt nhanh gọn chiếc tàu cao tốc của Ukraine. Tình tiết này nhấn mạnh sự phức tạp của nhiệm vụ, vì không có tên lửa chống hạm chuyên dụng loại nhỏ nào trên máy bay. Tuy nhiên những tên lửa chống hạm lớn, rất khó tiêu diệt với một mục tiêu nhỏ và cơ động như chiếc tàu cao tốc của Ukraine.
Các tàu tuần duyên cao tốc Willard Sea Force do Mỹ sản xuất đã được chuyển giao cho Ukraine với số lượng 5 chiếc vào năm 2015. Trong năm 2009-2010, Ukraine đã mua một số tàu này. Nhưng khi Crimea trở thành một phần của Liên bang Nga vào năm 2014, một số tàu của Hải quân Ukraine đóng trên bán đảo đã bị quân đội Nga thu giữ.
Theo hãng tin Reuters, dẫn lời bộ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, chiếc tàu cao tốc bị chiến đấu cơ Nga phá hủy đang chở một "đội đổ bộ Ukraine." Reuters cho biết, Bộ Quốc phòng Ukraine đã không bình luận về vấn đề trên.
Reuters cho biết, Đảo Rắn là tiền đồn của Ukraina ở phía tây bắc Biển Đen. Sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen, UAV tự sát và tên lửa của Nga đã liên tục tấn công các cơ sở cảng của Ukraine. Phía ngược lại, tàu không người lái tự sát của Ukraine, đã tấn công một tàu chiến và một tàu chở dầu của Nga.
Điều thú vị là mặc dù chiến đấu cơ Su-30SM cùng với Su-35S được coi như hai dòng chiến đấu cơ chủ lực của Nga hoạt động trong khuôn khổ chiến dịch quân sự đặc biệt trên đất Ukraine; nhưng đây là lần đầu tiên, Su-30SM của Nga lập công tiêu diệt 3 mục tiêu trên biển và đó đều là những mục tiêu nhỏ, có tốc độ cao.
Không chỉ tiêu diệt các mục tiêu là các tàu tuần duyên cao tốc bằng tên lửa chống hạm, Su-30SM còn có thể tiêu diệt mục tiêu trên biển bằng pháo 30mm; nên nhớ đây là vũ khí phụ của Su-30SM và chủ yếu dùng trong cận chiến với máy bay địch.