Thủ tướng Armenia ông Nikol Pashinyan phát biểu trong cuộc gặp mặt với người dân tỉnh Aragatsotn hôm cuối tuần vừa rồi và khẳng định, nước này có tiêm kích Su-30SM, nhưng không có một quả tên lửa nào.Chính thủ tướng Armenia cũng đặt câu hỏi cho người đồng cấp của mình ở nhiệm kỳ trước, nêu bật vấn đề rất nhức nhối, đó là mua tiêm kích mà không mua tên lửa thì để làm gì?"Câu hỏi lớn nhất là tại sao chúng ta mua các máy bay chiến đấu này. Đúng, chúng ta đã mua các tiêm kích này; và đúng, chúng ta không mua tên lửa" - Ông Pashinyan cho biết.Thủ tướng Armenia ông Nikol Pashinyan còn lớn tiếng cho biết "Nếu các ông mua máy bay chiến đấu (ám chỉ chính phủ của nhiệm kỳ trước), các ông nên mua kèm theo cả tên lửa".Cùng thời gian của bài phát biểu này, truyền thông Armenia cho biết, bộ quốc phòng nước này đã đưa tiêm kích chiến đấu Su-30SM bay tuần tra ở khu vực biên giới, sẵn sàng tham chiến nếu Azerbaijan có động thái gây hấn.Trước đó trong cuộc xung đột kéo dài một tháng rưỡi giữa Armenia và Azerbaijan, toàn bộ dàn chiến đấu cơ Su-30SM hiện đại của Armenia được cho là chỉ nằm im một chỗ, không hề được động đến.Những bức ảnh chụp vệ tinh cho thấy các tiêm kích này thậm chí còn không lăn bánh ra khỏi nhà chứa. Nguyên nhân của vụ việc tới nay đã rõ, các chiến đấu cơ của Armenia khi đó hoàn toàn không có vũ khí để tham chiến.Tiêm kích Su-30SM của Armenia có khả năng mang theo tối đa tới 8 tấn vũ khí các loại, bao gồm tên lửa không đối không, tên lửa đối hạm hoặc tên lửa đối đất và bom.Tuy nhiên nếu không có tên lửa hay bom, thứ vũ khí duy nhất mà Su-30SM có thể sử dụng được đó là khẩu pháo 30mm mà nó sở hữu. Khi này, Su-30SM sẽ không khác gì một chiếc máy bay cánh quạt đắt đỏ với vũ khí nghèo nàn và yếu ớt.Việc Armenia đưa tiêm kích Su-30SM bay tuần tra được cho là bằng chứng cho thấy, nước này đã bằng cách nào đó, sở hữu được vũ khí cho loại tiêm kích này.Trong khi đó, cựu lãnh đạo của Bộ Quốc phòng Armenia khẳng định rằng, Su-30SM của Armenia không được bán kèm vũ khí vì Moscow không chịu bán tên lửa tầm bắn trên 130 km ra nước ngoài.Tuy nhiên, ngay cả khi không được sở hữu tên lửa không đối không tầm xa có khả năng tác chiến ngoài tầm nhìn, không rõ vì lý do gì mà ngay cả tên lửa không đối không tầm gần, tên lửa đối đất, và bom - cũng không được mua cùng với chiếc chiến đấu cơ này.Armenia hiện đang sở hữu bốn tiêm kích Su-30SM hiện đại được mua từ Nga. Điều đáng chú ý đó là Armenia được quyền mua dàn tiêm kích này với giá nội địa - chức không phải với giá xuất khẩu.Ngoài tiêm kích Su-30SM, Không quân Armenia còn sở hữu 10 máy bay cường kích Su-25K, cũng được mua từ phía Nga, trong đó có một chiếc được sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện. Nguồn ảnh: YD. Tiêm kích Su-30MK2 trong biên chế của Không quân Việt Nam thực hành bay biển. Nguồn: Comissar.
Thủ tướng Armenia ông Nikol Pashinyan phát biểu trong cuộc gặp mặt với người dân tỉnh Aragatsotn hôm cuối tuần vừa rồi và khẳng định, nước này có tiêm kích Su-30SM, nhưng không có một quả tên lửa nào.
Chính thủ tướng Armenia cũng đặt câu hỏi cho người đồng cấp của mình ở nhiệm kỳ trước, nêu bật vấn đề rất nhức nhối, đó là mua tiêm kích mà không mua tên lửa thì để làm gì?
"Câu hỏi lớn nhất là tại sao chúng ta mua các máy bay chiến đấu này. Đúng, chúng ta đã mua các tiêm kích này; và đúng, chúng ta không mua tên lửa" - Ông Pashinyan cho biết.
Thủ tướng Armenia ông Nikol Pashinyan còn lớn tiếng cho biết "Nếu các ông mua máy bay chiến đấu (ám chỉ chính phủ của nhiệm kỳ trước), các ông nên mua kèm theo cả tên lửa".
Cùng thời gian của bài phát biểu này, truyền thông Armenia cho biết, bộ quốc phòng nước này đã đưa tiêm kích chiến đấu Su-30SM bay tuần tra ở khu vực biên giới, sẵn sàng tham chiến nếu Azerbaijan có động thái gây hấn.
Trước đó trong cuộc xung đột kéo dài một tháng rưỡi giữa Armenia và Azerbaijan, toàn bộ dàn chiến đấu cơ Su-30SM hiện đại của Armenia được cho là chỉ nằm im một chỗ, không hề được động đến.
Những bức ảnh chụp vệ tinh cho thấy các tiêm kích này thậm chí còn không lăn bánh ra khỏi nhà chứa. Nguyên nhân của vụ việc tới nay đã rõ, các chiến đấu cơ của Armenia khi đó hoàn toàn không có vũ khí để tham chiến.
Tiêm kích Su-30SM của Armenia có khả năng mang theo tối đa tới 8 tấn vũ khí các loại, bao gồm tên lửa không đối không, tên lửa đối hạm hoặc tên lửa đối đất và bom.
Tuy nhiên nếu không có tên lửa hay bom, thứ vũ khí duy nhất mà Su-30SM có thể sử dụng được đó là khẩu pháo 30mm mà nó sở hữu. Khi này, Su-30SM sẽ không khác gì một chiếc máy bay cánh quạt đắt đỏ với vũ khí nghèo nàn và yếu ớt.
Việc Armenia đưa tiêm kích Su-30SM bay tuần tra được cho là bằng chứng cho thấy, nước này đã bằng cách nào đó, sở hữu được vũ khí cho loại tiêm kích này.
Trong khi đó, cựu lãnh đạo của Bộ Quốc phòng Armenia khẳng định rằng, Su-30SM của Armenia không được bán kèm vũ khí vì Moscow không chịu bán tên lửa tầm bắn trên 130 km ra nước ngoài.
Tuy nhiên, ngay cả khi không được sở hữu tên lửa không đối không tầm xa có khả năng tác chiến ngoài tầm nhìn, không rõ vì lý do gì mà ngay cả tên lửa không đối không tầm gần, tên lửa đối đất, và bom - cũng không được mua cùng với chiếc chiến đấu cơ này.
Armenia hiện đang sở hữu bốn tiêm kích Su-30SM hiện đại được mua từ Nga. Điều đáng chú ý đó là Armenia được quyền mua dàn tiêm kích này với giá nội địa - chức không phải với giá xuất khẩu.
Ngoài tiêm kích Su-30SM, Không quân Armenia còn sở hữu 10 máy bay cường kích Su-25K, cũng được mua từ phía Nga, trong đó có một chiếc được sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện. Nguồn ảnh: YD.
Tiêm kích Su-30MK2 trong biên chế của Không quân Việt Nam thực hành bay biển. Nguồn: Comissar.