Báo chí Nga mới đây đăng tải hình ảnh tiêm kích Su-30SM2 thuộc lực lượng hàng không hải quân, của Hạm đội Biển Đen mang tên lửa không đối không tầm xa R-37M sau khi hoàn thành quá trình nâng cấp.Theo thông báo, những chiến đấu cơ này đóng tại căn cứ không quân Saki trên bán đảo Crimea. Về lý thuyết, R-37M sẽ tạo cơ hội tốt hơn để tiêm kích Su-30SM2 bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow/SCALP-EG của Ukraine.Ngoài ra khác với tiêm kích đánh chặn MiG-31, chiến đấu cơ Su-30SM là loại phổ biến hơn trong lực lượng Không quân và Hải quân Nga, việc tích hợp tên lửa tầm xa sẽ giúp chúng mở rộng cơ hội đánh chặn mục tiêu trên không.Tên lửa không đối không tầm xa dẫn đường bằng radar Vympel R-37M có tầm bắn tối đa được nhà sản xuất công bố lên tới 300 km, đi kèm hệ thống điều chỉnh vô tuyến tích hợp rất tinh vi.Khi tiêm kích Su-30SM2 khai hỏa tên lửa R-37M, máy bay không cần thiết phải tiếp tục điều chỉnh đạn bằng radar của chính mình. Vai trò nói trên có thể được thực hiện bởi chiếc AWACS A-50U hiện đại hóa.Với diễn biến mới nhất, việc sử dụng tên lửa R-37M hiện không chỉ giới hạn ở tiêm kích đánh chặn MiG-31, mà nó đã được tích hợp trên chiến đấu cơ đa năng Su-35S và Su-30SM2.Giới quan sát nhận định, bằng động thái này, có vẻ Nga đang phát triển các biện pháp đối phó trong trường hợp tiêm kích F-16 xuất hiện trên bầu trời Ukraine, Moskva đang nỗ lực tăng cường phi đội máy bay chiến đấu có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm xa.Mặc dù vậy, hiện tại chưa có cách nào đánh giá việc Su-30SM2 thích ứng với tên lửa R-37M đến mức nào, nó có thể sử dụng đạn một cách tối ưu hay không, và đặc biệt hơn, câu chuyện này còn thiếu một thông số quan trọng khối lượng sản xuất đối với phương tiện mang phóng.Số liệu từ trang Military Balance 2023 nói rõ, vào đầu năm 2023, Nga có tổng cộng 80 chiếc Su-30SM và 19 chiếc Su-30SM2 trong biên chế Lực lượng hàng không vũ trụ, cùng 19 tiêm kích Su-30SM và 4 chiếc Su-30SM2 khác trong thành phần chiến đấu của Hàng không hải quân.Kế hoạch sản xuất Su-30SM2 được thông báo vào năm 2023 lên tới 10 chiếc, nhưng trên thực tế, theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế của Anh (IISS), các nhà máy thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự Nga chỉ sản xuất và hiện đại hóa được 2 tiêm kích loại này.Theo đánh giá, tiêm kích Su-30SM2 khác với phiên bản tiền nhiệm Su-30SM khi sử dụng động cơ AL-41F-1S (loại trang bị cho Su-35S) và tích hợp cả radar mảng pha quét thụ động N035 Irbis (cũng có trên Su-35S), khí tài trên rõ ràng sẽ giúp máy bay bắn tên lửa ở tầm xa hơn.Radar N035 Irbis có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không kích thước lớn từ xa 400 km và tấn công 8 đối tượng cùng lúc, tuy vậy cần nhấn mạnh đây chỉ là điều kiện lý tưởng, con số thực tế sẽ thấp hơn nhiều lần.Việc tích hợp tên lửa R-37M cho Su-30SM2 chỉ là giải pháp tình thế, bởi rõ ràng loại máy bay này không thể sử dụng hiệu quả vũ khí trên như MiG-31BM, bởi radar yếu hơn khá nhiều.Bên cạnh đó, khi số lượng tiêm kích Su-30SM2 còn quá ít, tên lửa R-37M vẫn sẽ được MiG-31BM và một phần là Su-35S sử dụng để ngăn chặn F-16 Ukraine, còn Su-30SM2 trước mắt nhiều khả năng chỉ đóng vai trò nền tảng thử nghiệm vũ khí.
Báo chí Nga mới đây đăng tải hình ảnh tiêm kích Su-30SM2 thuộc lực lượng hàng không hải quân, của Hạm đội Biển Đen mang tên lửa không đối không tầm xa R-37M sau khi hoàn thành quá trình nâng cấp.
Theo thông báo, những chiến đấu cơ này đóng tại căn cứ không quân Saki trên bán đảo Crimea. Về lý thuyết, R-37M sẽ tạo cơ hội tốt hơn để tiêm kích Su-30SM2 bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow/SCALP-EG của Ukraine.
Ngoài ra khác với tiêm kích đánh chặn MiG-31, chiến đấu cơ Su-30SM là loại phổ biến hơn trong lực lượng Không quân và Hải quân Nga, việc tích hợp tên lửa tầm xa sẽ giúp chúng mở rộng cơ hội đánh chặn mục tiêu trên không.
Tên lửa không đối không tầm xa dẫn đường bằng radar Vympel R-37M có tầm bắn tối đa được nhà sản xuất công bố lên tới 300 km, đi kèm hệ thống điều chỉnh vô tuyến tích hợp rất tinh vi.
Khi tiêm kích Su-30SM2 khai hỏa tên lửa R-37M, máy bay không cần thiết phải tiếp tục điều chỉnh đạn bằng radar của chính mình. Vai trò nói trên có thể được thực hiện bởi chiếc AWACS A-50U hiện đại hóa.
Với diễn biến mới nhất, việc sử dụng tên lửa R-37M hiện không chỉ giới hạn ở tiêm kích đánh chặn MiG-31, mà nó đã được tích hợp trên chiến đấu cơ đa năng Su-35S và Su-30SM2.
Giới quan sát nhận định, bằng động thái này, có vẻ Nga đang phát triển các biện pháp đối phó trong trường hợp tiêm kích F-16 xuất hiện trên bầu trời Ukraine, Moskva đang nỗ lực tăng cường phi đội máy bay chiến đấu có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm xa.
Mặc dù vậy, hiện tại chưa có cách nào đánh giá việc Su-30SM2 thích ứng với tên lửa R-37M đến mức nào, nó có thể sử dụng đạn một cách tối ưu hay không, và đặc biệt hơn, câu chuyện này còn thiếu một thông số quan trọng khối lượng sản xuất đối với phương tiện mang phóng.
Số liệu từ trang Military Balance 2023 nói rõ, vào đầu năm 2023, Nga có tổng cộng 80 chiếc Su-30SM và 19 chiếc Su-30SM2 trong biên chế Lực lượng hàng không vũ trụ, cùng 19 tiêm kích Su-30SM và 4 chiếc Su-30SM2 khác trong thành phần chiến đấu của Hàng không hải quân.
Kế hoạch sản xuất Su-30SM2 được thông báo vào năm 2023 lên tới 10 chiếc, nhưng trên thực tế, theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế của Anh (IISS), các nhà máy thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự Nga chỉ sản xuất và hiện đại hóa được 2 tiêm kích loại này.
Theo đánh giá, tiêm kích Su-30SM2 khác với phiên bản tiền nhiệm Su-30SM khi sử dụng động cơ AL-41F-1S (loại trang bị cho Su-35S) và tích hợp cả radar mảng pha quét thụ động N035 Irbis (cũng có trên Su-35S), khí tài trên rõ ràng sẽ giúp máy bay bắn tên lửa ở tầm xa hơn.
Radar N035 Irbis có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không kích thước lớn từ xa 400 km và tấn công 8 đối tượng cùng lúc, tuy vậy cần nhấn mạnh đây chỉ là điều kiện lý tưởng, con số thực tế sẽ thấp hơn nhiều lần.
Việc tích hợp tên lửa R-37M cho Su-30SM2 chỉ là giải pháp tình thế, bởi rõ ràng loại máy bay này không thể sử dụng hiệu quả vũ khí trên như MiG-31BM, bởi radar yếu hơn khá nhiều.
Bên cạnh đó, khi số lượng tiêm kích Su-30SM2 còn quá ít, tên lửa R-37M vẫn sẽ được MiG-31BM và một phần là Su-35S sử dụng để ngăn chặn F-16 Ukraine, còn Su-30SM2 trước mắt nhiều khả năng chỉ đóng vai trò nền tảng thử nghiệm vũ khí.