Được biết đây là lần đầu tiên Việt Nam điều động nhân sự ở cấp độ đơn vị tham gia làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Cán bộ, chiến sĩ quân y tham gia bệnh viện dã chiến cấp 2 được đào tạo bồi dưỡng, triển khai các trang thiết bị theo tiêu chuẩn và yêu cầu của Liên Hợp Quốc. Sau khi kết thúc buổi lễ, các quân nhân với quân phục, ba lô trên vai hành quân ra khu vực máy bay cất cánh. Nguồn ảnh: Zing.vnLực lượng “mũ nồi xanh” Việt Nam sẽ thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Nam Sudan trong giai đoạn từ 28/9/2018 đến 30/9/2019 với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân Nam Sudan, nơi đang xảy ra cuộc nội chiến. Nguồn ảnh: Zing.vnĐặc biệt thực hiện nhiệm vụ vận chuyển 63 y, bác sĩ quân y Việt Nam tới Nam Sudan chính là máy bay vận tải quân sự hạng nặng cấp chiến lược C-17 Globemaster III của Không quân Hoàng gia Australia, một trong những dòng vận tải cơ quân sự mạnh mẽ nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Zing.vnTheo tính toán hành trình bay từ thành phố Hồ Chí Minh cho tới Nam Sudan ước tính vào khoảng 8.000km, trong khi đó tầm hoạt động của trung bình của C-17 chỉ hơn 4.000km do đó nhiều khả năng máy bay vận tải của Không quân Australia sẽ dừng chân tại một sân bay trung gian để tiếp nhiên liệu trước khi khởi hành lại, hoặc nó cũng có thể tiếp nhiên liệu trực tiếp trên không, đây cũng là một trong những ưu điểm biến C-17 thành máy bay vận tải cấp chiến lược. Nguồn ảnh: Wikipedia.C-17 Globemaster III hiện là máy bay vận tải cỡ lớn chủ lực của Không quân Australia trong hoạt động không vận khắp thế giới. C-17 được thiết kế cho vai trò không vận chiến thuật và chiến lượng, có thể đưa binh sĩ và vũ khí đi khắp thế giới. Trong tổng số 279 chiếc được chế tạo từ 1991-2015, Không quân Australia 8 chiếc. Nguồn ảnh: Wikipedia.Siêu vận tải cơ C-17 có một kích thước rất lớn, dài tới 53m, sải cánh 51,75m, cao 16,8m, trọng lượng rỗng tới 128 tấn, trọng lượng tối đa tới 265 tấn. Nguồn ảnh: Wikipedia.To lớn, khổng lồ là vậy nhưng phi hành đoàn một chiếc C-17 tối đa chỉ có 3 người (2 phi công và một kỹ thuật viên cấp cao). Trong khi đó, dòng máy bay vận tải Il-76 (Nga) được đánh giá là gần tương đương với C-17 cần tới phi hành đoàn đến 5 người. Nguồn ảnh: Wikipedia.Trong khi đó về năng lực vận tải C-17 Globemaster III có thể mang theo tối đa 77 tấn hàng hóa, 102 lính dù hoặc 134 lính với ghế ngồi, hoặc chở theo 54 lính và 13 kiện hàng hóa. Nguồn ảnh: Wikipedia.Để nâng cả con quái vật này lên trời, người ta đã trang bị cho siêu vận tải cơ C-17 bốn động cơ turbofan F117-PW-100 có lực đẩy tới 180kN mỗi chiếc cho tốc độ bay hành trình 829km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia.Khoang hàng của C-17 có chiều dài 27m, rộng 5,5m và cao 3,76m cho phép không vận cả các loại xe tăng, xe bọc thép, xe tải và đương nhiên là hàng hóa cùng binh sĩ. Tải trọng tổng thể của C-17 lên tới 77,5 tấn. Nguồn ảnh: Wikipedia.Tầm bay của C-17 phụ thuộc vào tải trọng mà nó mang theo, với việc mang tải phương tiện chiến đấu hạng nặng bay tầm xa thì cự ly tối đa đạt được chỉ khoảng 4.400km, còn nếu chở lính dù thì có thể vươn tới 10.300km khi mang theo hơn 134 nghìn lít nhiên liệu. Nguồn ảnh: Wikipedia.Được biết hiện Mỹ là quốc gia sở hữu số C-17 nhiều nhất thế giới với 213 chiếc, giá thành của mỗi chiếc máy bay vận tải này cũng lên đến 218 triệu USD thuộc hàng đắt đỏ nhất nhì thế giới, trong khi đó mỗi giờ bay của C-17 tiêu tốn khoảng 23.800 USD. Nguồn ảnh: Wikipedia.Việc phải không vận khắp toàn cầu, tới nhiều vùng chiến sự buộc hãng Boeing – cha đẻ của C-17 trang bị cho nó một số hệ thống chống tên lửa, đặc biệt là tên lửa vác vai. Đã xảy ra vài vụ tấn công bằng tên lửa khi chiếc máy bay này hoạt động ở Afghanistan, Iraq. Nguồn ảnh: Wikipedia.Mời độc giả xem video: Máy bay vận tải quân sự C-17 của Không quân Mỹ. (nguồn AiirSource Military)
Được biết đây là lần đầu tiên Việt Nam điều động nhân sự ở cấp độ đơn vị tham gia làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Cán bộ, chiến sĩ quân y tham gia bệnh viện dã chiến cấp 2 được đào tạo bồi dưỡng, triển khai các trang thiết bị theo tiêu chuẩn và yêu cầu của Liên Hợp Quốc. Sau khi kết thúc buổi lễ, các quân nhân với quân phục, ba lô trên vai hành quân ra khu vực máy bay cất cánh. Nguồn ảnh: Zing.vn
Lực lượng “mũ nồi xanh” Việt Nam sẽ thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Nam Sudan trong giai đoạn từ 28/9/2018 đến 30/9/2019 với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân Nam Sudan, nơi đang xảy ra cuộc nội chiến. Nguồn ảnh: Zing.vn
Đặc biệt thực hiện nhiệm vụ vận chuyển 63 y, bác sĩ quân y Việt Nam tới Nam Sudan chính là máy bay vận tải quân sự hạng nặng cấp chiến lược C-17 Globemaster III của Không quân Hoàng gia Australia, một trong những dòng vận tải cơ quân sự mạnh mẽ nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Zing.vn
Theo tính toán hành trình bay từ thành phố Hồ Chí Minh cho tới Nam Sudan ước tính vào khoảng 8.000km, trong khi đó tầm hoạt động của trung bình của C-17 chỉ hơn 4.000km do đó nhiều khả năng máy bay vận tải của Không quân Australia sẽ dừng chân tại một sân bay trung gian để tiếp nhiên liệu trước khi khởi hành lại, hoặc nó cũng có thể tiếp nhiên liệu trực tiếp trên không, đây cũng là một trong những ưu điểm biến C-17 thành máy bay vận tải cấp chiến lược. Nguồn ảnh: Wikipedia.
C-17 Globemaster III hiện là máy bay vận tải cỡ lớn chủ lực của Không quân Australia trong hoạt động không vận khắp thế giới. C-17 được thiết kế cho vai trò không vận chiến thuật và chiến lượng, có thể đưa binh sĩ và vũ khí đi khắp thế giới. Trong tổng số 279 chiếc được chế tạo từ 1991-2015, Không quân Australia 8 chiếc. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Siêu vận tải cơ C-17 có một kích thước rất lớn, dài tới 53m, sải cánh 51,75m, cao 16,8m, trọng lượng rỗng tới 128 tấn, trọng lượng tối đa tới 265 tấn. Nguồn ảnh: Wikipedia.
To lớn, khổng lồ là vậy nhưng phi hành đoàn một chiếc C-17 tối đa chỉ có 3 người (2 phi công và một kỹ thuật viên cấp cao). Trong khi đó, dòng máy bay vận tải Il-76 (Nga) được đánh giá là gần tương đương với C-17 cần tới phi hành đoàn đến 5 người. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Trong khi đó về năng lực vận tải C-17 Globemaster III có thể mang theo tối đa 77 tấn hàng hóa, 102 lính dù hoặc 134 lính với ghế ngồi, hoặc chở theo 54 lính và 13 kiện hàng hóa. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Để nâng cả con quái vật này lên trời, người ta đã trang bị cho siêu vận tải cơ C-17 bốn động cơ turbofan F117-PW-100 có lực đẩy tới 180kN mỗi chiếc cho tốc độ bay hành trình 829km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Khoang hàng của C-17 có chiều dài 27m, rộng 5,5m và cao 3,76m cho phép không vận cả các loại xe tăng, xe bọc thép, xe tải và đương nhiên là hàng hóa cùng binh sĩ. Tải trọng tổng thể của C-17 lên tới 77,5 tấn. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Tầm bay của C-17 phụ thuộc vào tải trọng mà nó mang theo, với việc mang tải phương tiện chiến đấu hạng nặng bay tầm xa thì cự ly tối đa đạt được chỉ khoảng 4.400km, còn nếu chở lính dù thì có thể vươn tới 10.300km khi mang theo hơn 134 nghìn lít nhiên liệu. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Được biết hiện Mỹ là quốc gia sở hữu số C-17 nhiều nhất thế giới với 213 chiếc, giá thành của mỗi chiếc máy bay vận tải này cũng lên đến 218 triệu USD thuộc hàng đắt đỏ nhất nhì thế giới, trong khi đó mỗi giờ bay của C-17 tiêu tốn khoảng 23.800 USD. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Việc phải không vận khắp toàn cầu, tới nhiều vùng chiến sự buộc hãng Boeing – cha đẻ của C-17 trang bị cho nó một số hệ thống chống tên lửa, đặc biệt là tên lửa vác vai. Đã xảy ra vài vụ tấn công bằng tên lửa khi chiếc máy bay này hoạt động ở Afghanistan, Iraq. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Mời độc giả xem video: Máy bay vận tải quân sự C-17 của Không quân Mỹ. (nguồn AiirSource Military)