Nhắc tới máy bay gunship (loại máy bay cánh cố định hoặc trực thăng) vũ trang hạng nặng được thiết kế nhằm mục đích tạo ra hỏa lực áp đảo để tấn công các mục tiêu trên mặt đất hoặc trên biển. Gunship thường được trang bị các loại súng máy, pháo tự động, dàn phóng đạn phản lực hoặc đạn tự hành. Những chiếc gunship đầu tiên là những máy bay vận tải được chuyển đổi bằng cách gắn thêm các loại vũ khí vào) đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Người ta thường nghĩ ngay tới đó là AC-130, tuy nhiên thực tế thì không phải vậy.Loại máy bay gunship đầu tiên được Mỹ triển khai trong chiến tranh Việt Nam là AC-47 "Rồng ma thuật" được triển khai ở miền Nam Việt Nam từ cuối năm 1965.Những chiếc máy bay gunship AC-47 của Mỹ hoạt động tích cực ở chiến tranh Việt Nam tới tận cuối những năm 1960 mới dần nhường chỗ cho AC-130. Tổng cộng Mỹ đã triển khai 41 chiếc AC-47 ở Việt Nam, bị mất 31 chiếc nhưng chỉ thừa nhận là bị bắn hạ 12 chiếc còn 19 chiếc khác bị mất vì lỗi kỹ thuật và nhiều nguyên nhân. Hiện nay, hầu như AC-47 đã bị loại biên chế ở Mỹ và nhiều nước khác.Gunship AC-47 được phát triển dựa trên khung thân máy bay vận tải quân sự Douglas C-47 Skytrain khá phổ biến trong Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tuy nhiên ở giai đoạn nay thiết kế của AC-47 khá đơn giản khi chỉ được trang bị súng máy hạng nặng hoặc pháo tự động và không được tích hợp các trang thiết bị trinh sát điện tử.Điều này ta có thể thấy rõ qua biến thể AC-47 của Colombia với hệ thống vũ khí được bố trí ở thân trái máy bay. Dù vậy đối với biến thể AC-47T của Colombia nó đã được nâng cấp đáng kể với hệ thống động cơ cánh quạt mới và tích hợp thêm các trang thiết bị trinh sát điện tử.Không quân Colombia thường sử dụng AC-47T trong các chiến dịch càng quét Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) hoặc các xưởng chế tạo ma túy nằm sâu trong rừng.Động cơ cánh quạt mới của AC-47T hiện tại là Pratt & Whitney PT6A do Canada chế tạo thay thế cho loại Pratt & Whitney R-1830 cũ, nó được tích hợp thêm một thiết bị quan sát quang điện tử ngay phía dưới buồng lái.Về hệ thống vũ khí, AC-47T được trang bị ba súng máy hạng nặng cỡ nòng 12,7mm, một súng máy Gatling GAU-19 và một pháo tự động 20mm. Phi hành đoàn của nó vẫn bảy người như các phiên bản trước đó với 2 phi công, một hoa tiêu, một kỹ sư và ba pháo thủ.Tốc độ trung bình của một chiếc AC-47 chỉ tầm 370km với trần bay hơn 7.000m khá lý tưởng cho nhiệm vụ hổ trợ hỏa lực trên không và không sợ sự uy hiếp từ vũ khí phòng không tầm ngắn của đối phương, bên cạnh đó tầm hoạt động của nó lại lên tới 3.500km cho phép máy bay hoạt động lâu hơn trên không trong khu vực tác chiến. Video Sức mạnh trực thăng “quái vật trên không” CH 47 Chinook - Nguồn: KTT World
Nhắc tới máy bay gunship (loại máy bay cánh cố định hoặc trực thăng) vũ trang hạng nặng được thiết kế nhằm mục đích tạo ra hỏa lực áp đảo để tấn công các mục tiêu trên mặt đất hoặc trên biển. Gunship thường được trang bị các loại súng máy, pháo tự động, dàn phóng đạn phản lực hoặc đạn tự hành. Những chiếc gunship đầu tiên là những máy bay vận tải được chuyển đổi bằng cách gắn thêm các loại vũ khí vào) đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Người ta thường nghĩ ngay tới đó là AC-130, tuy nhiên thực tế thì không phải vậy.
Loại máy bay gunship đầu tiên được Mỹ triển khai trong chiến tranh Việt Nam là AC-47 "Rồng ma thuật" được triển khai ở miền Nam Việt Nam từ cuối năm 1965.
Những chiếc máy bay gunship AC-47 của Mỹ hoạt động tích cực ở chiến tranh Việt Nam tới tận cuối những năm 1960 mới dần nhường chỗ cho AC-130. Tổng cộng Mỹ đã triển khai 41 chiếc AC-47 ở Việt Nam, bị mất 31 chiếc nhưng chỉ thừa nhận là bị bắn hạ 12 chiếc còn 19 chiếc khác bị mất vì lỗi kỹ thuật và nhiều nguyên nhân. Hiện nay, hầu như AC-47 đã bị loại biên chế ở Mỹ và nhiều nước khác.
Gunship AC-47 được phát triển dựa trên khung thân máy bay vận tải quân sự Douglas C-47 Skytrain khá phổ biến trong Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tuy nhiên ở giai đoạn nay thiết kế của AC-47 khá đơn giản khi chỉ được trang bị súng máy hạng nặng hoặc pháo tự động và không được tích hợp các trang thiết bị trinh sát điện tử.
Điều này ta có thể thấy rõ qua biến thể AC-47 của Colombia với hệ thống vũ khí được bố trí ở thân trái máy bay. Dù vậy đối với biến thể AC-47T của Colombia nó đã được nâng cấp đáng kể với hệ thống động cơ cánh quạt mới và tích hợp thêm các trang thiết bị trinh sát điện tử.
Không quân Colombia thường sử dụng AC-47T trong các chiến dịch càng quét Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) hoặc các xưởng chế tạo ma túy nằm sâu trong rừng.
Động cơ cánh quạt mới của AC-47T hiện tại là Pratt & Whitney PT6A do Canada chế tạo thay thế cho loại Pratt & Whitney R-1830 cũ, nó được tích hợp thêm một thiết bị quan sát quang điện tử ngay phía dưới buồng lái.
Về hệ thống vũ khí, AC-47T được trang bị ba súng máy hạng nặng cỡ nòng 12,7mm, một súng máy Gatling GAU-19 và một pháo tự động 20mm. Phi hành đoàn của nó vẫn bảy người như các phiên bản trước đó với 2 phi công, một hoa tiêu, một kỹ sư và ba pháo thủ.
Tốc độ trung bình của một chiếc AC-47 chỉ tầm 370km với trần bay hơn 7.000m khá lý tưởng cho nhiệm vụ hổ trợ hỏa lực trên không và không sợ sự uy hiếp từ vũ khí phòng không tầm ngắn của đối phương, bên cạnh đó tầm hoạt động của nó lại lên tới 3.500km cho phép máy bay hoạt động lâu hơn trên không trong khu vực tác chiến.
Video Sức mạnh trực thăng “quái vật trên không” CH 47 Chinook - Nguồn: KTT World