Trong lịch sử hình thành, trang bị của bộ đội Binh chủng Tăng – Thiết giáp, Quân đội Nhân dân Việt Nam, cùng với trang bị hạng nặng tới từ Liên Xô (Nga) thì Trung Quốc cũng cung cấp một số lượng không nhỏ cho quân đội ta. Một trong những “con rùa thép” nổi bật nhất mà Trung Quốc chuyển giao cho Việt Nam giai đoạn những năm 1960-1970 là Type 59 – hay Việt Nam thường gọi là xe tăng T-59. Trong ảnh, xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc lập ngày 30/4/1975 vốn là một chiếc T-59. Nguồn ảnh: FlickChắc hẳn nhiều người cảm thấy bất ngờ khi Type 59 có hình dạng hệt những chiếc T-54 mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam. Thực vậy, Type 59 được nhà máy Nội Mông (nay thuộc Tập đoàn công nghiệp Hoa Bắc - NORINCO) sản xuất từ năm 1958 trên cơ sở tham khảo sâu thiết kế của dòng xe tăng T-54A Liên Xô. Trong ảnh, phiên bản xe 390 đặt tại Dinh Độc Lập, xe gốc hiện đặt tại Bảo tàng Lực lượng Tăng – Thiết giáp (đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội). Nguồn ảnh: WikipediaVì thiết kế trên cơ sở T-54A nên nhìn chung Type 59 có tính năng kỹ chiến thuật tương đương với trọng lượng 36 tấn, dài 6,04m, bọc giáp dày 20-203mm, trang bị pháo rãnh xoắn 100mm, tốc độ tối đa 50km/h.Vì dùng chung thiết kế với T-54A cho nên việc bảo dưỡng, sửa chữa T-59 hầu như không phải quá khó với bộ đội Việt Nam. Cho tới nay, những chiếc T-59 vẫn còn rất tốt, phục vụ tích cực trong quân đội ta. Nguồn ảnh: QPVNMột loại xe tăng Trung Quốc nữa hiện vẫn được quân đội ta sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong các lực lượng chiến đấu dưới nước (Hải quân) – xe tăng hạng nhẹ K63-85 - định danh của Việt Nam dành cho xe tăng Type 63 (Type = Kiểu) được Trung Quốc viện trợ trong giai đoạn 1970-1971. Xe tăng K63-85 xuất trận lần đầu trong cuộc tổng tiến công 1972 và sau này tiếp tục được bộ đội tăng thiết giáp sử dụng trong giai đoạn cuối kháng chiến chống Mỹ cũng như trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Ảnh: Đại liên 12,7mm của K63-85 đang nã đạn dữ dội trong chiến dịch tấn công năm 1972. Nguồn ảnh: Otavaga2004Xe tăng K63-85 do Tổng công ty Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) sản xuất theo mẫu PT-76 Liên Xô từ đầu những năm 1960, nhưng có một số cải tiến. Đây được xem là một trong những mẫu xe tăng hạng nhẹ thành công nhất của Trung Quốc, khi xuất khẩu được vài trăm chiếc tới chừng 10 quốc gia. Trong ảnh, xe tăng K63-85 trong biên chế một đơn vị ngoài đảo Phú Quốc đang thực hiện bài bơi thử nghiệm.Xe tăng bơi K63-85 nặng 19,83 tấn, dài 8,44m, rộng 3,2m, cao 3,1m (với đại liên phòng không), thân bọc thép thường với độ dày từ 10-14mm - cho phép chống được đạn súng máy, mảnh bom, pháo. Kíp lái có 4 người thay vì chỉ 3 như của PT-76.Trong khi PT-76 trang bị pháo 76,2mm thì K63-85 sử dụng pháo chính rãnh xoắn K62-85TC cỡ 85mm có uy lực mạnh hơn. Với đạn chống tăng HEAT, pháo 85mm của K63-85 có thể xuyên giáp dày 495mm ở cự ly bắn 1.000m, trong khi với đạn APFSDS-T thì độ xuyên là 360mm ở cự ly 1.000m. Pháo có tầm bắn lớn nhất là 12,2km, tốc độ bắn 8 viên/phút.Sau cùng là dòng xe thiết giáp chở quân K63 - cách gọi của Việt Nam đối với loại xe bọc thép chở quân Type 63 (chữ Type dịch ra tiếng Việt là “kiểu loại”) do Nhà máy 618 (Tổng Công ty Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc) sản xuất, chính thức đi vào biên chế năm 1964. Những chiếc Type 63 đầu tiên được Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam năm 1971. Nguồn ảnh: Otavaga2004Sau chiến tranh, suốt một thời gian dài, xe thiết giáp K63 ít được nhắc tới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Và tưởng như chúng đã được cho nghỉ hưu, thế nhưng vào năm 2016, trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của Quân khu 2, Lữ đoàn Tăng – Thiết giáp 406 đã sử dụng các xe bọc thép K63 chi viện cho bộ binh tiến công tiêu diệt kẻ địch giả định. Nguồn ảnh: Báo QĐNDTheo các tài liệu đã được công khai, xe bọc thép K63 có trọng lượng 12,6 tấn, dài 5,476m, rộng 2,978m, cao 2,58m với phần thân làm bằng thép hàn, chỗ dày nhất 14mm cho phép chống chọi hiệu quả đạn súng máy hạng nhẹ, mảnh đạn pháo. Nguồn ảnh: Báo QĐNDCơ bản thì thiết kế K63 là rất đơn giản, không có nhiều điều đặc biệt để nói tới. Bên trong xe ngoài cơ cấu lái, động cơ thì được bố trí thêm kính tiềm vọng để quan sát. Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt so với họ xe BTR cùng thời của Liên Xô là K63 dùng cửa hậu để binh lính di chuyển ra vào (chở được tối đa 8 lính). Nguồn ảnh: Báo QĐNDXe được trang bị động cơ diesel làm mát bằng không khí, công suất 320 mã lực cho tốc độ 65km/h trên đường bằng phẳng, tầm hoạt động 500km với bình xăng 450 lít. Xe có khả năng lội nước khá tốt bằng xích, ở trước thân có tấm chắn để cản nước, khi không cần thì gấp gọn tăng khả năng chống đạn ở mặt trước. Nguồn ảnh: Báo QĐNDVề hỏa lực, ở giữa thân xe lắp giá vũ khí cho phép lắp đại liên Type 54 12,7mm (Trung Quốc chế tạo dựa theo mẫu DShK 12,7mm Liên Xô), có thể xoay đổi hướng 360 độ, góc ngẩng 90 độ. Tuy nhiên, xung quanh súng không có ụ thép như xe M113 của Mỹ cho nên xạ thủ rất dễ bị thương tổn trước vũ khí địch. Súng dùng đạn cỡ 12,7x108mm, tốc độ bắn 600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2.000m. Nguồn ảnh: Báo QĐNDBên cạnh việc sử dụng vũ khí nguyên gốc K63, bộ đội ta còn thực hiện nhiều phương án cải tiến hỏa lực. Cụ thể, khẩu 12,7mm tuy có hỏa lực khá tốt nhưng hạn chế góc tà. Chính vì vậy, quân giới miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ đã lắp thêm khẩu K57 7,62mm ở mũi trước xe bọc thép K63 để bắn mục tiêu từ 7m trở ra. Hai bên thành xe được mở thêm nhiều cửa nhỏ để bộ binh ngồi trên xe có thể sử dụng được tiểu liên AK và ném lựu đạn ra ngoài. Nguồn ảnh: Báo QĐND
Trong lịch sử hình thành, trang bị của bộ đội Binh chủng Tăng – Thiết giáp, Quân đội Nhân dân Việt Nam, cùng với trang bị hạng nặng tới từ Liên Xô (Nga) thì Trung Quốc cũng cung cấp một số lượng không nhỏ cho quân đội ta. Một trong những “con rùa thép” nổi bật nhất mà Trung Quốc chuyển giao cho Việt Nam giai đoạn những năm 1960-1970 là Type 59 – hay Việt Nam thường gọi là xe tăng T-59. Trong ảnh, xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc lập ngày 30/4/1975 vốn là một chiếc T-59. Nguồn ảnh: Flick
Chắc hẳn nhiều người cảm thấy bất ngờ khi Type 59 có hình dạng hệt những chiếc T-54 mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam. Thực vậy, Type 59 được nhà máy Nội Mông (nay thuộc Tập đoàn công nghiệp Hoa Bắc - NORINCO) sản xuất từ năm 1958 trên cơ sở tham khảo sâu thiết kế của dòng xe tăng T-54A Liên Xô. Trong ảnh, phiên bản xe 390 đặt tại Dinh Độc Lập, xe gốc hiện đặt tại Bảo tàng Lực lượng Tăng – Thiết giáp (đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội). Nguồn ảnh: Wikipedia
Vì thiết kế trên cơ sở T-54A nên nhìn chung Type 59 có tính năng kỹ chiến thuật tương đương với trọng lượng 36 tấn, dài 6,04m, bọc giáp dày 20-203mm, trang bị pháo rãnh xoắn 100mm, tốc độ tối đa 50km/h.
Vì dùng chung thiết kế với T-54A cho nên việc bảo dưỡng, sửa chữa T-59 hầu như không phải quá khó với bộ đội Việt Nam. Cho tới nay, những chiếc T-59 vẫn còn rất tốt, phục vụ tích cực trong quân đội ta. Nguồn ảnh: QPVN
Một loại xe tăng Trung Quốc nữa hiện vẫn được quân đội ta sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong các lực lượng chiến đấu dưới nước (Hải quân) – xe tăng hạng nhẹ K63-85 - định danh của Việt Nam dành cho xe tăng Type 63 (Type = Kiểu) được Trung Quốc viện trợ trong giai đoạn 1970-1971. Xe tăng K63-85 xuất trận lần đầu trong cuộc tổng tiến công 1972 và sau này tiếp tục được bộ đội tăng thiết giáp sử dụng trong giai đoạn cuối kháng chiến chống Mỹ cũng như trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Ảnh: Đại liên 12,7mm của K63-85 đang nã đạn dữ dội trong chiến dịch tấn công năm 1972. Nguồn ảnh: Otavaga2004
Xe tăng K63-85 do Tổng công ty Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) sản xuất theo mẫu PT-76 Liên Xô từ đầu những năm 1960, nhưng có một số cải tiến. Đây được xem là một trong những mẫu xe tăng hạng nhẹ thành công nhất của Trung Quốc, khi xuất khẩu được vài trăm chiếc tới chừng 10 quốc gia. Trong ảnh, xe tăng K63-85 trong biên chế một đơn vị ngoài đảo Phú Quốc đang thực hiện bài bơi thử nghiệm.
Xe tăng bơi K63-85 nặng 19,83 tấn, dài 8,44m, rộng 3,2m, cao 3,1m (với đại liên phòng không), thân bọc thép thường với độ dày từ 10-14mm - cho phép chống được đạn súng máy, mảnh bom, pháo. Kíp lái có 4 người thay vì chỉ 3 như của PT-76.
Trong khi PT-76 trang bị pháo 76,2mm thì K63-85 sử dụng pháo chính rãnh xoắn K62-85TC cỡ 85mm có uy lực mạnh hơn. Với đạn chống tăng HEAT, pháo 85mm của K63-85 có thể xuyên giáp dày 495mm ở cự ly bắn 1.000m, trong khi với đạn APFSDS-T thì độ xuyên là 360mm ở cự ly 1.000m. Pháo có tầm bắn lớn nhất là 12,2km, tốc độ bắn 8 viên/phút.
Sau cùng là dòng xe thiết giáp chở quân K63 - cách gọi của Việt Nam đối với loại xe bọc thép chở quân Type 63 (chữ Type dịch ra tiếng Việt là “kiểu loại”) do Nhà máy 618 (Tổng Công ty Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc) sản xuất, chính thức đi vào biên chế năm 1964. Những chiếc Type 63 đầu tiên được Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam năm 1971. Nguồn ảnh: Otavaga2004
Sau chiến tranh, suốt một thời gian dài, xe thiết giáp K63 ít được nhắc tới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Và tưởng như chúng đã được cho nghỉ hưu, thế nhưng vào năm 2016, trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của Quân khu 2, Lữ đoàn Tăng – Thiết giáp 406 đã sử dụng các xe bọc thép K63 chi viện cho bộ binh tiến công tiêu diệt kẻ địch giả định. Nguồn ảnh: Báo QĐND
Theo các tài liệu đã được công khai, xe bọc thép K63 có trọng lượng 12,6 tấn, dài 5,476m, rộng 2,978m, cao 2,58m với phần thân làm bằng thép hàn, chỗ dày nhất 14mm cho phép chống chọi hiệu quả đạn súng máy hạng nhẹ, mảnh đạn pháo. Nguồn ảnh: Báo QĐND
Cơ bản thì thiết kế K63 là rất đơn giản, không có nhiều điều đặc biệt để nói tới. Bên trong xe ngoài cơ cấu lái, động cơ thì được bố trí thêm kính tiềm vọng để quan sát. Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt so với họ xe BTR cùng thời của Liên Xô là K63 dùng cửa hậu để binh lính di chuyển ra vào (chở được tối đa 8 lính). Nguồn ảnh: Báo QĐND
Xe được trang bị động cơ diesel làm mát bằng không khí, công suất 320 mã lực cho tốc độ 65km/h trên đường bằng phẳng, tầm hoạt động 500km với bình xăng 450 lít. Xe có khả năng lội nước khá tốt bằng xích, ở trước thân có tấm chắn để cản nước, khi không cần thì gấp gọn tăng khả năng chống đạn ở mặt trước. Nguồn ảnh: Báo QĐND
Về hỏa lực, ở giữa thân xe lắp giá vũ khí cho phép lắp đại liên Type 54 12,7mm (Trung Quốc chế tạo dựa theo mẫu DShK 12,7mm Liên Xô), có thể xoay đổi hướng 360 độ, góc ngẩng 90 độ. Tuy nhiên, xung quanh súng không có ụ thép như xe M113 của Mỹ cho nên xạ thủ rất dễ bị thương tổn trước vũ khí địch. Súng dùng đạn cỡ 12,7x108mm, tốc độ bắn 600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2.000m. Nguồn ảnh: Báo QĐND
Bên cạnh việc sử dụng vũ khí nguyên gốc K63, bộ đội ta còn thực hiện nhiều phương án cải tiến hỏa lực. Cụ thể, khẩu 12,7mm tuy có hỏa lực khá tốt nhưng hạn chế góc tà. Chính vì vậy, quân giới miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ đã lắp thêm khẩu K57 7,62mm ở mũi trước xe bọc thép K63 để bắn mục tiêu từ 7m trở ra. Hai bên thành xe được mở thêm nhiều cửa nhỏ để bộ binh ngồi trên xe có thể sử dụng được tiểu liên AK và ném lựu đạn ra ngoài. Nguồn ảnh: Báo QĐND