Trong chuyến đi Hải Phòng mới đây, PV Kiến Thức đã có dịp khám phá bên trong trực thăng săn ngầm Kamov Ka-25 trưng bày trong khuôn viên Bảo tàng Hải quân. Đáng chú ý, chiếc trực thăng ở trong tình trạng rất tốt, nguyên vẹn.Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, ngày 13/1/1979, Không quân Hải quân Việt Nam chính thức được thành lập gồm hai phi đội: Phi đội 1 gồm 6 máy bay trực thăng săn ngầm Ka-25, căn cứ đóng quân ban đầu tại sân bay Kiến An sau đó chuyển về sân bay Cát Bi; Phi đội 2 gồm 4 máy bay vận tải tuần thám thủy phi cơ Be-12 ở Cam Ranh sau đó chuyển về Cát Bi.Các trực thăng Ka-25 và máy bay Be-12 là những “thành viên đầu tiên” lực lượng tuần tra biển Hải quân Việt Nam. Chúng góp phần không nhỏ trong nhiệm vụ cao cả bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc suốt những năm 1980-1990 căng thẳng với hành động ngang ngược của nước ngoài.Cận cảnh buồng lái trực thăng săn ngầm Ka-25 số hiệu 7509 từng nằm trong biên chế của Hải quân Nhân dân Việt Nam.Tuy hơi bụi bặm và kính đã bị ố do để ngoài trời lâu ngày, tuy nhiên tổng thể chiếc Ka-25 trong tình trạng khá tốt, các thiết bị máy móc còn nguyên xi như hồi máy bay còn hoạt động.Cận cảnh khí tài tại vị trí ngồi của cơ phó trực thăng Ka-25.Vị trí của cơ trưởng với cần điều khiển. Trên bảng điều khiển chi chít các loại đồng hồ hiển thị tham số kĩ thuật bay. Phải nói rằng, thật đáng ngưỡng mộ với các phi công khi kiểm soát được cỗ máy quân sự tinh vi bậc nhất thế giới bằng vô số đồng hồ cơ.Bảng điều khiển nằm ở trên trần cabin với vô số nút bấm.Bảng điều khiển nằm ở giữa vị trí cơ trưởng và cơ phó. Có rất nhiều thứ quan trọng phải nhớ.Đó là chưa kể, trực thăng Ka-25 là trực thăng săn ngầm tinh vi, hiện đại. Trong nó còn được trang bị các hệ thống radar thám sát biển, hệ thống định vị thủy âm phát hiện tàu ngầm nên trong cabin tồn tại vô số các hệ thống điều khiển khác.Điều đó khiến bên trong chiếc Ka-25 trông khá chật chội với nhiều loại máy móc trang bị.Thật vậy, theo thông số của Liên Xô, Ka-25 có phi hành đoàn 4 người và không thể chở thêm được binh sĩ nào nữa. Nó cũng là hợp lý khi chỗ ngồi bên trong quả thực không còn nhiều, chỉ đủ để chứa các hệ thống điều khiển sonar – vũ khí.Ka-25 có thể mang vũ khí để tiêu diệt các tàu ngầm mà nó phát hiện. Nhìn kĩ ở dưới bụng là khoang bom trong thân cho phép mang 1-2 quả ngư lôi 450mm AT-1/1M có tầm bắn 10km. Ngoài ra, hai giá treo ở dọc thân có thể mang thùng nhiên liệu phụ hoặc bom chìm chống tàu ngầm.Ka-25 trang bị cặp động cơ tuabin trục GTD-3F cho phép nó đạt tốc độ bay tối đa 209km/h, tầm bay 400km. Tuy tốc độ bay hơi chậm, bù lại Ka-25 rất đáng tin cậy, độ an toàn cao nhờ thiết kế cánh quạt đồng trục. Ưu điểm của thiết kế cánh quạt này là giúp lược bỏ hoàn toạt cánh quạt đuôi triệt tiêu mô men xoay nên không ngán gió thổi ngang, có thể cất cánh hạ cánh, bay treo và hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết. Và vì kích thước cánh quạt nhỏ, không đuôi nên loại này có kích thước rất nhỏ gọn, phù hợp cho việc hạ cánh trên sân đáp hạm tàu. Video Hải quân Việt Nam làm chủ tàu chiến hiện đại Gepard, Molniya - Nguồn: QPVN
Trong chuyến đi Hải Phòng mới đây, PV Kiến Thức đã có dịp khám phá bên trong trực thăng săn ngầm Kamov Ka-25 trưng bày trong khuôn viên Bảo tàng Hải quân. Đáng chú ý, chiếc trực thăng ở trong tình trạng rất tốt, nguyên vẹn.
Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, ngày 13/1/1979, Không quân Hải quân Việt Nam chính thức được thành lập gồm hai phi đội: Phi đội 1 gồm 6 máy bay trực thăng săn ngầm Ka-25, căn cứ đóng quân ban đầu tại sân bay Kiến An sau đó chuyển về sân bay Cát Bi; Phi đội 2 gồm 4 máy bay vận tải tuần thám thủy phi cơ Be-12 ở Cam Ranh sau đó chuyển về Cát Bi.
Các trực thăng Ka-25 và máy bay Be-12 là những “thành viên đầu tiên” lực lượng tuần tra biển Hải quân Việt Nam. Chúng góp phần không nhỏ trong nhiệm vụ cao cả bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc suốt những năm 1980-1990 căng thẳng với hành động ngang ngược của nước ngoài.
Cận cảnh buồng lái trực thăng săn ngầm Ka-25 số hiệu 7509 từng nằm trong biên chế của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Tuy hơi bụi bặm và kính đã bị ố do để ngoài trời lâu ngày, tuy nhiên tổng thể chiếc Ka-25 trong tình trạng khá tốt, các thiết bị máy móc còn nguyên xi như hồi máy bay còn hoạt động.
Cận cảnh khí tài tại vị trí ngồi của cơ phó trực thăng Ka-25.
Vị trí của cơ trưởng với cần điều khiển. Trên bảng điều khiển chi chít các loại đồng hồ hiển thị tham số kĩ thuật bay. Phải nói rằng, thật đáng ngưỡng mộ với các phi công khi kiểm soát được cỗ máy quân sự tinh vi bậc nhất thế giới bằng vô số đồng hồ cơ.
Bảng điều khiển nằm ở trên trần cabin với vô số nút bấm.
Bảng điều khiển nằm ở giữa vị trí cơ trưởng và cơ phó. Có rất nhiều thứ quan trọng phải nhớ.
Đó là chưa kể, trực thăng Ka-25 là trực thăng săn ngầm tinh vi, hiện đại. Trong nó còn được trang bị các hệ thống radar thám sát biển, hệ thống định vị thủy âm phát hiện tàu ngầm nên trong cabin tồn tại vô số các hệ thống điều khiển khác.
Điều đó khiến bên trong chiếc Ka-25 trông khá chật chội với nhiều loại máy móc trang bị.
Thật vậy, theo thông số của Liên Xô, Ka-25 có phi hành đoàn 4 người và không thể chở thêm được binh sĩ nào nữa. Nó cũng là hợp lý khi chỗ ngồi bên trong quả thực không còn nhiều, chỉ đủ để chứa các hệ thống điều khiển sonar – vũ khí.
Ka-25 có thể mang vũ khí để tiêu diệt các tàu ngầm mà nó phát hiện. Nhìn kĩ ở dưới bụng là khoang bom trong thân cho phép mang 1-2 quả ngư lôi 450mm AT-1/1M có tầm bắn 10km. Ngoài ra, hai giá treo ở dọc thân có thể mang thùng nhiên liệu phụ hoặc bom chìm chống tàu ngầm.
Ka-25 trang bị cặp động cơ tuabin trục GTD-3F cho phép nó đạt tốc độ bay tối đa 209km/h, tầm bay 400km. Tuy tốc độ bay hơi chậm, bù lại Ka-25 rất đáng tin cậy, độ an toàn cao nhờ thiết kế cánh quạt đồng trục. Ưu điểm của thiết kế cánh quạt này là giúp lược bỏ hoàn toạt cánh quạt đuôi triệt tiêu mô men xoay nên không ngán gió thổi ngang, có thể cất cánh hạ cánh, bay treo và hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết. Và vì kích thước cánh quạt nhỏ, không đuôi nên loại này có kích thước rất nhỏ gọn, phù hợp cho việc hạ cánh trên sân đáp hạm tàu.
Video Hải quân Việt Nam làm chủ tàu chiến hiện đại Gepard, Molniya - Nguồn: QPVN