Khi nhắc tới các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới thì sẽ không ai nhớ đến Nam Phi, một quốc gia đã từng phát triển một kho vũ khí hạt nhân nhỏ dưới chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid trong Chiến tranh Lạnh.Nam Phi là nước duy nhất phát triển độc lập vũ khí nguyên tử và sau đó đã tự nguyện từ bỏ loại vũ khí hủy diệt này. Nam Phi có trữ lượng uranium dồi dào và bắt đầu làm giàu vào những năm 1960 cho cả mục đích sử dụng riêng và xuất khẩu.Quyết định phát triển vũ khí hạt nhân của Nam Phi được đưa ra từ năm 1974. Đến năm 1977, một vũ khí hạt nhân dựa trên sự phân hạch, tương tự như quả bom được Mỹ sử dụng trong Thế chiến 2 đã sẵn sàng để thử nghiệm. Quân đội Nam Phi bắt đầu kiểm soát chương trình từ thời điểm này và sự bí mật xung quanh chương trình đã tăng lên đáng kể.Đầu đạn hạt nhân đầu tiên của Nam Phi được đưa vào trang bị vào năm 1982 với trọng lượng 6 kiloton, rõ ràng nó được thiết kế cho các mục đích chiến thuật hơn là chiến lược, cụ thể là để sử dụng chống lại các lực lượng quân địch tập trung hoặc lực lượng mặt đất của đối phương.Điều này xuất phát từ lo ngại rằng lực lượng vũ trang của Nam Phi sẽ bị áp đảo trong một cuộc chiến với các quốc gia láng giềng. Có thể so sánh đầu đạn hạt nhân của Nam Phi với đầu đạn chiến lược lớn nhất được thử nghiệm là bom Sa hoàng, có sức công phá gấp 8000 lần đầu đạn của Nam Phi.Quả bom Little Boy thả xuống Hiroshima lớn bằng 250% so với đầu đạn của Nam Phi với đương lượng nổ 15 kiloton, điều này đã phản ánh mục đích chiến lược của Mỹ khác với mục đích chiến thuật của quả bom châu Phi. Công việc về chương trình hạt nhân Nam Phi đã bị đình chỉ vào năm 1989.Các đầu đạn hạt nhân của Nam Phi được phát triển đủ nhẹ và linh hoạt để có thể triển khai từ tên lửa đạn đạo hoặc từ máy bay ném bom và nước này đã mua lại công nghệ tên lửa từ Israel, quốc gia đã phát triển thiết kế tên lửa Jericho 2 để mang vũ khí hạt nhân.Để vận chuyển các đầu đạn hạt nhân trên không, Nam Phi đã sử dụng máy bay Hawker Siddeley Buccaneer, một máy bay tấn công do Anh chế tạo mà Nam Phi mua từ năm 1965. Máy bay này đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1958 và phục vụ trong Không quân Hoàng gia Anh từ năm 1962.16 chiếc máy bay Hawker Siddeley Buccaneer đã được chuyển giao cho Nam Phi bất chấp lệnh cấm vận vũ khí của Anh và chúng có thể triển khai các tên lửa phòng thủ tầm ngắn từ không đối không cho đến các tên lửa không đối đất.Các máy bay ném bom này được biên chế trong Phi đội 24 và đã bị cho nghỉ hưu hai năm sau khi chương trình hạt nhân bị đình chỉ vào tháng 3/1991. Mặc dù khả năng tác chiến rất hiệu quả nhưng các máy bay ném bom Hawker Siddeley Buccaneer thường xuyên gặp tai nạn với 13 vụ, khiến 10 phi hành đoàn Nam Phi thiệt mạng.Tuy nhiên khả năng tác chiến của những chiếc máy bay Buccaneer cho vai trò vận chuyển hạt nhân đã bị đe dọa nghiêm trọng trong những năm 1980, khi đối thủ quân sự hàng đầu của Nam Phi là Angola ngày càng chứng tỏ khả năng giành ưu thế trên không, trong trường hợp xảy ra chiến tranh quy mô lớn.Máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba MiG-23 của Angola do các phi công Cuba lái, vượt trội hơn hẳn so với máy bay phản lực Mirage F1 của Nam Phi trong một số cuộc giao tranh trên không và sự hiện diện của những chiếc MiG nhanh chóng áp đảo các máy bay ném bom của Nam Phi.Nam Phi nhanh chóng điều chỉnh khả năng tác chiến của máy bay Buccaneer để có thể thực hiện các vai trò tấn công, bằng cách sử dụng một quả bom lượn dẫn đường được gọi là Raptor I, loại bom có thể cho phép máy bay ném bom thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân vào mục tiêu từ khoảng cách an toàn hơn.Vì chương trình hạt nhân đã bị chấm dứt dưới thời chính quyền của Tổng thống FW de Klerk vào năm 1989, vào thời điểm đất nước đang đối mặt với sự cô lập quốc tế và áp lực kinh tế ngày càng tăng. Tiếp theo là việc nước này gia nhập hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân vào năm 1991, khiến những chiếc máy bay ném bom Buccaneer phải nghỉ hưu.
Khi nhắc tới các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới thì sẽ không ai nhớ đến Nam Phi, một quốc gia đã từng phát triển một kho vũ khí hạt nhân nhỏ dưới chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid trong Chiến tranh Lạnh.
Nam Phi là nước duy nhất phát triển độc lập vũ khí nguyên tử và sau đó đã tự nguyện từ bỏ loại vũ khí hủy diệt này. Nam Phi có trữ lượng uranium dồi dào và bắt đầu làm giàu vào những năm 1960 cho cả mục đích sử dụng riêng và xuất khẩu.
Quyết định phát triển vũ khí hạt nhân của Nam Phi được đưa ra từ năm 1974. Đến năm 1977, một vũ khí hạt nhân dựa trên sự phân hạch, tương tự như quả bom được Mỹ sử dụng trong Thế chiến 2 đã sẵn sàng để thử nghiệm. Quân đội Nam Phi bắt đầu kiểm soát chương trình từ thời điểm này và sự bí mật xung quanh chương trình đã tăng lên đáng kể.
Đầu đạn hạt nhân đầu tiên của Nam Phi được đưa vào trang bị vào năm 1982 với trọng lượng 6 kiloton, rõ ràng nó được thiết kế cho các mục đích chiến thuật hơn là chiến lược, cụ thể là để sử dụng chống lại các lực lượng quân địch tập trung hoặc lực lượng mặt đất của đối phương.
Điều này xuất phát từ lo ngại rằng lực lượng vũ trang của Nam Phi sẽ bị áp đảo trong một cuộc chiến với các quốc gia láng giềng. Có thể so sánh đầu đạn hạt nhân của Nam Phi với đầu đạn chiến lược lớn nhất được thử nghiệm là bom Sa hoàng, có sức công phá gấp 8000 lần đầu đạn của Nam Phi.
Quả bom Little Boy thả xuống Hiroshima lớn bằng 250% so với đầu đạn của Nam Phi với đương lượng nổ 15 kiloton, điều này đã phản ánh mục đích chiến lược của Mỹ khác với mục đích chiến thuật của quả bom châu Phi. Công việc về chương trình hạt nhân Nam Phi đã bị đình chỉ vào năm 1989.
Các đầu đạn hạt nhân của Nam Phi được phát triển đủ nhẹ và linh hoạt để có thể triển khai từ tên lửa đạn đạo hoặc từ máy bay ném bom và nước này đã mua lại công nghệ tên lửa từ Israel, quốc gia đã phát triển thiết kế tên lửa Jericho 2 để mang vũ khí hạt nhân.
Để vận chuyển các đầu đạn hạt nhân trên không, Nam Phi đã sử dụng máy bay Hawker Siddeley Buccaneer, một máy bay tấn công do Anh chế tạo mà Nam Phi mua từ năm 1965. Máy bay này đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1958 và phục vụ trong Không quân Hoàng gia Anh từ năm 1962.
16 chiếc máy bay Hawker Siddeley Buccaneer đã được chuyển giao cho Nam Phi bất chấp lệnh cấm vận vũ khí của Anh và chúng có thể triển khai các tên lửa phòng thủ tầm ngắn từ không đối không cho đến các tên lửa không đối đất.
Các máy bay ném bom này được biên chế trong Phi đội 24 và đã bị cho nghỉ hưu hai năm sau khi chương trình hạt nhân bị đình chỉ vào tháng 3/1991. Mặc dù khả năng tác chiến rất hiệu quả nhưng các máy bay ném bom Hawker Siddeley Buccaneer thường xuyên gặp tai nạn với 13 vụ, khiến 10 phi hành đoàn Nam Phi thiệt mạng.
Tuy nhiên khả năng tác chiến của những chiếc máy bay Buccaneer cho vai trò vận chuyển hạt nhân đã bị đe dọa nghiêm trọng trong những năm 1980, khi đối thủ quân sự hàng đầu của Nam Phi là Angola ngày càng chứng tỏ khả năng giành ưu thế trên không, trong trường hợp xảy ra chiến tranh quy mô lớn.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba MiG-23 của Angola do các phi công Cuba lái, vượt trội hơn hẳn so với máy bay phản lực Mirage F1 của Nam Phi trong một số cuộc giao tranh trên không và sự hiện diện của những chiếc MiG nhanh chóng áp đảo các máy bay ném bom của Nam Phi.
Nam Phi nhanh chóng điều chỉnh khả năng tác chiến của máy bay Buccaneer để có thể thực hiện các vai trò tấn công, bằng cách sử dụng một quả bom lượn dẫn đường được gọi là Raptor I, loại bom có thể cho phép máy bay ném bom thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân vào mục tiêu từ khoảng cách an toàn hơn.
Vì chương trình hạt nhân đã bị chấm dứt dưới thời chính quyền của Tổng thống FW de Klerk vào năm 1989, vào thời điểm đất nước đang đối mặt với sự cô lập quốc tế và áp lực kinh tế ngày càng tăng. Tiếp theo là việc nước này gia nhập hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân vào năm 1991, khiến những chiếc máy bay ném bom Buccaneer phải nghỉ hưu.