Để ngăn chặn Trung Quốc xuất khẩu J-10 cho Iran, Mỹ đã ngay lập tức bày tỏ quan điểm kéo dài thêm lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc; tuy nhiên ý kiến này đã bị một số quốc gia phản đối. Iran tuyên bố, không ai có quyền ngăn cản kế hoạch nhập khẩu máy bay chiến đấu mới của họ.Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền vào năm 2016, năm 2019, Mỹ kiên quyết rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA), khi Mỹ tố cáo Iran vi phạm thỏa thuận; dẫn đến mối quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi.Sau khi cách mạng Hồi giáo Iran nổ ra năm 1979, mối quan hệ giữa Iran và Mỹ xấu đi; một lệnh cấm vận vũ khí do Mỹ đứng đầu đã được đưa ra đối với Iran, cấm Iran nhập khẩu bất kỳ vũ khí nào từ phương Tây.
Ảnh: Sinh viên Iran vượt tường vào Đại sứ quán Mỹ ở Tehran (Ngày 4/11/1979)Lúc đầu, điều này gây ra rắc rối đáng kể cho quân đội Iran, bởi vì trước khi cách mạng Hồi giáo Iran nổ ra, Iran là đồng minh và là khách hàng quan trọng của Mỹ về vũ khí; và lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã mang lại những khó khăn lớn cho khả năng chiến đấu hàng ngày của quân đội Iran.Tình hình đã thay đổi, khi cuộc chiến Iran-Iraq nổ ra vào năm 1980, trong cuộc chiến đó, Iran lần đầu tiên tiếp xúc với vũ khí của Liên Xô và Trung Quốc, sau đó trở thành khách hàng lớn mua vũ khí của Trung Quốc và Liên Xô.Hơn 2.000 xe tăng chiến đấu chủ lực và hàng trăm máy bay chiến đấu J-7 được nhập khẩu từ Trung Quốc. Những vũ khí này nhập khẩu của Trung Quốc đã trở thành xương sống của quân đội Iran, giúp Iran trụ vững trong cuộc chiến với Iraq.Sau chiến tranh Iran - Iraq, Iran tiếp tục mua một số vũ khí hiện đại của Trung Quốc như tên lửa chống hạm, cùng với đó là nhập khẩu công nghệ để sản xuất loại vũ khí này tại Iran, giúp Iran phát triển được nền công nghiệp quốc phòng hàng đầu khu vực Trung Đông.Trong thời điểm hiện nay, mặc dù ngành công nghiệp quốc phòng Iran đã có thể độc lập sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực như tàu ngầm, tên lửa đạn đạo và thậm chí cả máy bay chiến đấu hạng nhẹ; nhưng trước sự cấm vận gay gắt của Mỹ và phương Tây, Iran đã không thể phát triển máy bay chiến đấu hiện đại.Lực lượng chính của Không quân vẫn là các máy bay chiến đấu F-14 được mua của Mỹ vào những năm 1970. Thời gian phục vụ của loại máy bay này đã gần 50 năm và mức độ hoạt động và khả năng sẵn sàng chiến đấu của chúng khó có thể đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh hiện đại.Do vậy Iran rất cần một loại máy bay chiến đấu hoàn toàn mới, để thay thế các loại máy bay chiến đấu cũ. Trong trường hợp không đủ nguồn tài chính để chọn máy bay chiến đấu hạng nặng của Nga, Iran đã chuyển sự chú ý sang máy bay chiến đấu J-10CE do Trung Quốc sản xuất.Mặc dù là máy bay chiến đấu hạng nhẹ, nhưng theo sự giới thiệu của nhà sản xuất Chengdu, đây là loại máy bay chiến đấu mà Trung Quốc đã tập trung đầu tư, do vậy hiệu suất chiến đấu của J-10C không thua kém gì so với F-16 của Mỹ.Máy bay J-10C được trang bị radar mạng pha điện tử chủ động, có thể phát hiện các mục tiêu từ xa và có khả năng tác chiến trong điều kiện chế áp điện tử mạnh; ngoài ra, J-10C còn được trang bị tên lửa không đối không tầm xa PL15 tiên tiến, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu quan trọng như máy bay tiếp dầu hay máy bay cảnh báo sớm của đối phương ở khoảng cách đến 200 km.Điều quan trọng đối với Iran là giá của J-10C, thấp hơn nhiều so với các máy bay chiến đấu hạng nặng như Su-30. Ngay cả Iran, có nguồn tài chính yếu, có thể mua rất nhiều máy bay; ngoài ra Trung Quốc bán hàng ít kèm điều kiện chính trị như các quốc gia khác.Ngoài ra, một lợi thế là các loại máy bay chiến đấu J-7 mà Iran nhập khẩu của Trung Quốc trước đây có những điểm chung nhất định trong hệ thống bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Do vậy Iran không cần thiết lập hệ thống bảo trì hậu cần mới cho J-10C, điều này cũng có thể tiết kiệm rất nhiều kinh phí cho Iran. Với việc mua J-10C, có thể Không quân Mỹ sẽ chạm trán một đối thủ khó chịu ở Trung Đông. Video Trung Quốc "tự sướng": J-10, J-16 hơn hẳn Su-35 của Nga.
Để ngăn chặn Trung Quốc xuất khẩu J-10 cho Iran, Mỹ đã ngay lập tức bày tỏ quan điểm kéo dài thêm lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc; tuy nhiên ý kiến này đã bị một số quốc gia phản đối. Iran tuyên bố, không ai có quyền ngăn cản kế hoạch nhập khẩu máy bay chiến đấu mới của họ.
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền vào năm 2016, năm 2019, Mỹ kiên quyết rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA), khi Mỹ tố cáo Iran vi phạm thỏa thuận; dẫn đến mối quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi.
Sau khi cách mạng Hồi giáo Iran nổ ra năm 1979, mối quan hệ giữa Iran và Mỹ xấu đi; một lệnh cấm vận vũ khí do Mỹ đứng đầu đã được đưa ra đối với Iran, cấm Iran nhập khẩu bất kỳ vũ khí nào từ phương Tây.
Ảnh: Sinh viên Iran vượt tường vào Đại sứ quán Mỹ ở Tehran (Ngày 4/11/1979)
Lúc đầu, điều này gây ra rắc rối đáng kể cho quân đội Iran, bởi vì trước khi cách mạng Hồi giáo Iran nổ ra, Iran là đồng minh và là khách hàng quan trọng của Mỹ về vũ khí; và lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã mang lại những khó khăn lớn cho khả năng chiến đấu hàng ngày của quân đội Iran.
Tình hình đã thay đổi, khi cuộc chiến Iran-Iraq nổ ra vào năm 1980, trong cuộc chiến đó, Iran lần đầu tiên tiếp xúc với vũ khí của Liên Xô và Trung Quốc, sau đó trở thành khách hàng lớn mua vũ khí của Trung Quốc và Liên Xô.
Hơn 2.000 xe tăng chiến đấu chủ lực và hàng trăm máy bay chiến đấu J-7 được nhập khẩu từ Trung Quốc. Những vũ khí này nhập khẩu của Trung Quốc đã trở thành xương sống của quân đội Iran, giúp Iran trụ vững trong cuộc chiến với Iraq.
Sau chiến tranh Iran - Iraq, Iran tiếp tục mua một số vũ khí hiện đại của Trung Quốc như tên lửa chống hạm, cùng với đó là nhập khẩu công nghệ để sản xuất loại vũ khí này tại Iran, giúp Iran phát triển được nền công nghiệp quốc phòng hàng đầu khu vực Trung Đông.
Trong thời điểm hiện nay, mặc dù ngành công nghiệp quốc phòng Iran đã có thể độc lập sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực như tàu ngầm, tên lửa đạn đạo và thậm chí cả máy bay chiến đấu hạng nhẹ; nhưng trước sự cấm vận gay gắt của Mỹ và phương Tây, Iran đã không thể phát triển máy bay chiến đấu hiện đại.
Lực lượng chính của Không quân vẫn là các máy bay chiến đấu F-14 được mua của Mỹ vào những năm 1970. Thời gian phục vụ của loại máy bay này đã gần 50 năm và mức độ hoạt động và khả năng sẵn sàng chiến đấu của chúng khó có thể đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh hiện đại.
Do vậy Iran rất cần một loại máy bay chiến đấu hoàn toàn mới, để thay thế các loại máy bay chiến đấu cũ. Trong trường hợp không đủ nguồn tài chính để chọn máy bay chiến đấu hạng nặng của Nga, Iran đã chuyển sự chú ý sang máy bay chiến đấu J-10CE do Trung Quốc sản xuất.
Mặc dù là máy bay chiến đấu hạng nhẹ, nhưng theo sự giới thiệu của nhà sản xuất Chengdu, đây là loại máy bay chiến đấu mà Trung Quốc đã tập trung đầu tư, do vậy hiệu suất chiến đấu của J-10C không thua kém gì so với F-16 của Mỹ.
Máy bay J-10C được trang bị radar mạng pha điện tử chủ động, có thể phát hiện các mục tiêu từ xa và có khả năng tác chiến trong điều kiện chế áp điện tử mạnh; ngoài ra, J-10C còn được trang bị tên lửa không đối không tầm xa PL15 tiên tiến, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu quan trọng như máy bay tiếp dầu hay máy bay cảnh báo sớm của đối phương ở khoảng cách đến 200 km.
Điều quan trọng đối với Iran là giá của J-10C, thấp hơn nhiều so với các máy bay chiến đấu hạng nặng như Su-30. Ngay cả Iran, có nguồn tài chính yếu, có thể mua rất nhiều máy bay; ngoài ra Trung Quốc bán hàng ít kèm điều kiện chính trị như các quốc gia khác.
Ngoài ra, một lợi thế là các loại máy bay chiến đấu J-7 mà Iran nhập khẩu của Trung Quốc trước đây có những điểm chung nhất định trong hệ thống bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Do vậy Iran không cần thiết lập hệ thống bảo trì hậu cần mới cho J-10C, điều này cũng có thể tiết kiệm rất nhiều kinh phí cho Iran. Với việc mua J-10C, có thể Không quân Mỹ sẽ chạm trán một đối thủ khó chịu ở Trung Đông.
Video Trung Quốc "tự sướng": J-10, J-16 hơn hẳn Su-35 của Nga.