Hệ thống được phát triển theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Mỹ. Hiện quá trình sản xuất DeepStrike đang được tiến hành sau khi vũ khí này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của Quân đội Mỹ về loại vũ khí có tầm bắn chính xác, cơ động, sức phá hủy lớn và tốc độ di chuyển trong các cuộc thử nghiệm.Đặc biệt, vũ khí này có thể tác chiến tốt trong môi trường gây nhiễu điện tử và gần như không thể bị đánh chặn.Việc hội tụ nhiều tính năng trong tên lửa DeepStrike cho thấy chúng hoàn toàn đủ điều kiện để thay thế cho tên lửa M270 MLRS và M142 HIMARS - ra đời từ những năm 1970 đang có trong trang bị của quân đội Mỹ.Đại diện của nhà sản Raytheon tuyên bố, hầu hết tên lửa dành cho các tổ hợp tên lửa chiến thuật-chiến dịch của Mỹ được tạo ra vào những năm cuối những năm 1970 - 1980, tại thời điểm này chúng không thể đáp ứng được đẩy đủ các yêu cầu chiến đấu. Đây chính là lý do Mỹ rất cần DeepStrike.Về thiết kế, DeepStrike sẽ nhỏ hơn 2 lần so với đạn tên lửa thế hệ cũ nhưng chúng có sức mạnh vượt trội. Tầm bắn của tên lửa DeepStrike sẽ rơi vào khoảng 500km so với 300km của các loại tên lửa cũ trang bị cho các tổ hợp M270 MLRS và M142 HIMARS.Dù không tiết lộ về hệ thống dẫn đường của DeepStrike nhưng chuyên gia này khẳng định, chúng có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác gàn như tuyệt đối.Nếu việc phát triển tên lửa DeepStrike thành công, sức mạnh của quân đội Mỹ sẽ được tăng cường đáng kể. Thậm chí sự xuất hiện của loại tên lửa mới này cho phép Mỹ có trong tay loại vũ khí đủ sức đối trọng với tên lửa Iskander-M của Nga có tầm bắn tối đa 480km.Một thiết kế đặc biệt của DeepStrike khiến nó được đánh giá vượt trội so với Iskander-M chính là thiết kế theo dạng module cho phép lắp đặt tăng phạm vi hoạt động trong tương lai và thậm chí là cả tấn công các mục tiêu trên biển.
Hệ thống được phát triển theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Mỹ. Hiện quá trình sản xuất DeepStrike đang được tiến hành sau khi vũ khí này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của Quân đội Mỹ về loại vũ khí có tầm bắn chính xác, cơ động, sức phá hủy lớn và tốc độ di chuyển trong các cuộc thử nghiệm.
Đặc biệt, vũ khí này có thể tác chiến tốt trong môi trường gây nhiễu điện tử và gần như không thể bị đánh chặn.
Việc hội tụ nhiều tính năng trong tên lửa DeepStrike cho thấy chúng hoàn toàn đủ điều kiện để thay thế cho tên lửa M270 MLRS và M142 HIMARS - ra đời từ những năm 1970 đang có trong trang bị của quân đội Mỹ.
Đại diện của nhà sản Raytheon tuyên bố, hầu hết tên lửa dành cho các tổ hợp tên lửa chiến thuật-chiến dịch của Mỹ được tạo ra vào những năm cuối những năm 1970 - 1980, tại thời điểm này chúng không thể đáp ứng được đẩy đủ các yêu cầu chiến đấu. Đây chính là lý do Mỹ rất cần DeepStrike.
Về thiết kế, DeepStrike sẽ nhỏ hơn 2 lần so với đạn tên lửa thế hệ cũ nhưng chúng có sức mạnh vượt trội. Tầm bắn của tên lửa DeepStrike sẽ rơi vào khoảng 500km so với 300km của các loại tên lửa cũ trang bị cho các tổ hợp M270 MLRS và M142 HIMARS.
Dù không tiết lộ về hệ thống dẫn đường của DeepStrike nhưng chuyên gia này khẳng định, chúng có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác gàn như tuyệt đối.
Nếu việc phát triển tên lửa DeepStrike thành công, sức mạnh của quân đội Mỹ sẽ được tăng cường đáng kể. Thậm chí sự xuất hiện của loại tên lửa mới này cho phép Mỹ có trong tay loại vũ khí đủ sức đối trọng với tên lửa Iskander-M của Nga có tầm bắn tối đa 480km.
Một thiết kế đặc biệt của DeepStrike khiến nó được đánh giá vượt trội so với Iskander-M chính là thiết kế theo dạng module cho phép lắp đặt tăng phạm vi hoạt động trong tương lai và thậm chí là cả tấn công các mục tiêu trên biển.