Khi các nước NATO tiếp tục cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí mới, khiến năng lực tấn công tầm xa của Quân đội Ukraine không ngừng được cải thiện. Đặc biệt là sau khi Mỹ viện trợ cho Ukraine loại tên lửa cơ động M142 HIMARS, Quân đội Ukraine đã sử dụng loại pháo tự hành 2S19 Msta, để tấn công quân Nga nhiều lần.Tên lửa M142 HIMARS đã gây tiếng vang lớn trên chiến trường Ukraine. HIMARS phóng tên lửa dẫn đường bằng vệ tinh, có thể bắn trúng mục tiêu với độ chính xác cao, tầm bắn tối đa 300km (loại tên lửa M31 viện trợ cho Ukraine có tầm bắn tối đa 80km) và có thể bắn trúng các mục tiêu có giá trị nằm sâu trong hậu phương.Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, tên lửa HIMARS vừa phá hủy cây cầu chiến lược Antonov bắc qua sông Dnepr và 2 trận địa tên lửa phòng không S-300 tại khu vực Kherson. Vậy pháo binh của Quân đội Nga liệu có thể chế áp hỏa lực của hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS?Trước tình hình trên, Quân đội Nga đã nhiều lần đưa vũ khí từ thời kỳ Liên Xô ra sử dụng, nhưng dù sao những vũ khí này cũng đã chế tạo cách đây trên 40 năm, như "siêu pháo" 2S7 Pion lớn nhất của Liên Xô, có cỡ nòng đến 230mm.Sau khi Ukraine nhận được tên lửa HIMARS, họ đã sử dụng để tấn công cây cầu chiến lược Antonov, nối thành phố Kherson với khu vực phía Nam do Nga kiểm soát. Vì vậy Quân đội Nga cho rằng, cần phải đưa những vũ khí hiện đại mới nhất vào chiến trường.Theo các phương tiện truyền thông Nga, loại lựu pháo tự hành 2S19M2 mới nhất có trong trang bị Quân đội Nga, đã đến phía đông Ukraine bằng một chuyến tàu đặc biệt. Mặc dù số lượng không nhiều, nhưng dù sao loại pháo này cũng chỉ mới phục vụ được khoảng hai năm và Quân đội Nga cũng chỉ có vài chục khẩu.Pháo tự hành 2S19M2 là phiên bản hiện đại hóa từ phiên bản 2S19 Msta S từ thời Liên Xô; pháo được trang bị bản đồ điện tử kỹ thuật số mới, hệ thống định vị vệ tinh GLONASS cải tiến và hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số. Thời gian phản ứng hỏa lực và độ chính xác khi bắn đã được cải thiện đáng kể.Lựu pháo 2S19M2 có thể bắn các loại đạn tiêu chuẩn 152mm, nhưng cũng được trang bị nhiều loại đạn khác nhau, chẳng hạn như đạn con chống tăng ЗO-23, nặng 42,8kg và có tầm bắn tối đa 26km. Loại đạn tăng tầm OΦ-61 có trọng lượng đạn 42,86 kg, chứa 7,8 kg thuốc nổ và tầm bắn tối đa 28,9 km. Ngoài ra, 2S19M2 cũng có thể bắn đạn dẫn đường bán chủ động bằng laser Krasnopol, với tầm bắn 22km. Pháo 2S19M2 sử dụng chung khung gầm với xe tăng T-80, được trang bị động cơ diesel làm mát bằng nước B-84A có công suất hơn 600 kilowatt và tốc độ tối đa 60 km/h (trên đường nhựa). Tuy nhiên do trọng lượng lớn, khả năng cơ động và khả năng sống sót trên chiến trường không tốt bằng một số loại pháo khác của Nga. Ưu điểm của pháo 2S19M2 là sử dụng cơ chế nạp đạn tự động và được trang bị một máy tính để tính toán. Tốc độ bắn tối đa có thể đạt 8 phát/phút, 2S19M2 cũng thuộc hàng tốt nhất trong các loại pháo tự hành của Liên Xô về tốc độ bắn và độ chính xác.Pháo 2S19M2 có cơ số đạn lớn (40-50 viên), cùng với tốc độ bắn nhanh, độ chính xác cao và uy lực lớn, nó có thể chế áp hiệu quả hỏa lực của Quân đội Ukraine. So sánh pháo phản lực HIMARS thì pháo 2S19M2 có tốc độ bắn không nhanh bằng (vì HIMARS là pháo phản lực phóng loạt MRLS). Ngoài ra, tổng trọng lượng của HIMARS chỉ bằng 1/4 so với 2S19M2, linh hoạt hơn 2S19M2 rất nhiều và khả năng sống sót trên chiến trường mạnh hơn. Pháo M142 HIMARS chỉ có thể mang 6 tên lửa. Sau khi tất cả các tên lửa đã được phóng, cần phải nhanh chóng chuyển đến vị trí khác và thời gian nạp đạn tương đối dài. Vì vậy, HIMARS cũng có những điểm yếu riêng và không hoàn hảo. Nếu Quân đội Nga nếu muốn chế áp hỏa lực của pháo HIMARS thì khó có thể đạt được mục tiêu chỉ bằng pháo tự hành, mà họ phải dựa vào pháo phản lực bắn đạn dẫn đường "Tornado-S" với tầm bắn đủ xa và uy lực.Tornado-S được trang bị một loại tên lửa mới, dẫn đường bằng vệ tinh và có độ chính xác cao. Ngoài ra, tên lửa còn có 12 ống phóng tên lửa 300mm với tầm bắn tối đa 120km, hỏa lực của nó hoàn toàn mạnh hơn so với HIMARS được sử dụng ở Ukraine, khi chưa được Mỹ cung cấp đạn tăng tầm dẫn đường vệ tinh.
Khi các nước NATO tiếp tục cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí mới, khiến năng lực tấn công tầm xa của Quân đội Ukraine không ngừng được cải thiện. Đặc biệt là sau khi Mỹ viện trợ cho Ukraine loại tên lửa cơ động M142 HIMARS, Quân đội Ukraine đã sử dụng loại pháo tự hành 2S19 Msta, để tấn công quân Nga nhiều lần.
Tên lửa M142 HIMARS đã gây tiếng vang lớn trên chiến trường Ukraine. HIMARS phóng tên lửa dẫn đường bằng vệ tinh, có thể bắn trúng mục tiêu với độ chính xác cao, tầm bắn tối đa 300km (loại tên lửa M31 viện trợ cho Ukraine có tầm bắn tối đa 80km) và có thể bắn trúng các mục tiêu có giá trị nằm sâu trong hậu phương.
Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, tên lửa HIMARS vừa phá hủy cây cầu chiến lược Antonov bắc qua sông Dnepr và 2 trận địa tên lửa phòng không S-300 tại khu vực Kherson. Vậy pháo binh của Quân đội Nga liệu có thể chế áp hỏa lực của hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS?
Trước tình hình trên, Quân đội Nga đã nhiều lần đưa vũ khí từ thời kỳ Liên Xô ra sử dụng, nhưng dù sao những vũ khí này cũng đã chế tạo cách đây trên 40 năm, như "siêu pháo" 2S7 Pion lớn nhất của Liên Xô, có cỡ nòng đến 230mm.
Sau khi Ukraine nhận được tên lửa HIMARS, họ đã sử dụng để tấn công cây cầu chiến lược Antonov, nối thành phố Kherson với khu vực phía Nam do Nga kiểm soát. Vì vậy Quân đội Nga cho rằng, cần phải đưa những vũ khí hiện đại mới nhất vào chiến trường.
Theo các phương tiện truyền thông Nga, loại lựu pháo tự hành 2S19M2 mới nhất có trong trang bị Quân đội Nga, đã đến phía đông Ukraine bằng một chuyến tàu đặc biệt. Mặc dù số lượng không nhiều, nhưng dù sao loại pháo này cũng chỉ mới phục vụ được khoảng hai năm và Quân đội Nga cũng chỉ có vài chục khẩu.
Pháo tự hành 2S19M2 là phiên bản hiện đại hóa từ phiên bản 2S19 Msta S từ thời Liên Xô; pháo được trang bị bản đồ điện tử kỹ thuật số mới, hệ thống định vị vệ tinh GLONASS cải tiến và hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số. Thời gian phản ứng hỏa lực và độ chính xác khi bắn đã được cải thiện đáng kể.
Lựu pháo 2S19M2 có thể bắn các loại đạn tiêu chuẩn 152mm, nhưng cũng được trang bị nhiều loại đạn khác nhau, chẳng hạn như đạn con chống tăng ЗO-23, nặng 42,8kg và có tầm bắn tối đa 26km.
Loại đạn tăng tầm OΦ-61 có trọng lượng đạn 42,86 kg, chứa 7,8 kg thuốc nổ và tầm bắn tối đa 28,9 km. Ngoài ra, 2S19M2 cũng có thể bắn đạn dẫn đường bán chủ động bằng laser Krasnopol, với tầm bắn 22km.
Pháo 2S19M2 sử dụng chung khung gầm với xe tăng T-80, được trang bị động cơ diesel làm mát bằng nước B-84A có công suất hơn 600 kilowatt và tốc độ tối đa 60 km/h (trên đường nhựa). Tuy nhiên do trọng lượng lớn, khả năng cơ động và khả năng sống sót trên chiến trường không tốt bằng một số loại pháo khác của Nga.
Ưu điểm của pháo 2S19M2 là sử dụng cơ chế nạp đạn tự động và được trang bị một máy tính để tính toán. Tốc độ bắn tối đa có thể đạt 8 phát/phút, 2S19M2 cũng thuộc hàng tốt nhất trong các loại pháo tự hành của Liên Xô về tốc độ bắn và độ chính xác.
Pháo 2S19M2 có cơ số đạn lớn (40-50 viên), cùng với tốc độ bắn nhanh, độ chính xác cao và uy lực lớn, nó có thể chế áp hiệu quả hỏa lực của Quân đội Ukraine.
So sánh pháo phản lực HIMARS thì pháo 2S19M2 có tốc độ bắn không nhanh bằng (vì HIMARS là pháo phản lực phóng loạt MRLS). Ngoài ra, tổng trọng lượng của HIMARS chỉ bằng 1/4 so với 2S19M2, linh hoạt hơn 2S19M2 rất nhiều và khả năng sống sót trên chiến trường mạnh hơn.
Pháo M142 HIMARS chỉ có thể mang 6 tên lửa. Sau khi tất cả các tên lửa đã được phóng, cần phải nhanh chóng chuyển đến vị trí khác và thời gian nạp đạn tương đối dài. Vì vậy, HIMARS cũng có những điểm yếu riêng và không hoàn hảo.
Nếu Quân đội Nga nếu muốn chế áp hỏa lực của pháo HIMARS thì khó có thể đạt được mục tiêu chỉ bằng pháo tự hành, mà họ phải dựa vào pháo phản lực bắn đạn dẫn đường "Tornado-S" với tầm bắn đủ xa và uy lực.
Tornado-S được trang bị một loại tên lửa mới, dẫn đường bằng vệ tinh và có độ chính xác cao. Ngoài ra, tên lửa còn có 12 ống phóng tên lửa 300mm với tầm bắn tối đa 120km, hỏa lực của nó hoàn toàn mạnh hơn so với HIMARS được sử dụng ở Ukraine, khi chưa được Mỹ cung cấp đạn tăng tầm dẫn đường vệ tinh.