Hiện nay cuộc đua “tam mã” về máy bay ném bom tàng hình giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc đang diễn ra âm thầm, nhưng không kém phần quyết liệt; các quốc gia này đều có kế hoạch khai thác các dàn máy bay mới trong vòng 9 năm tới.Mỹ đang trong giai đoạn lắp ráp cuối cùng với số lượng không dưới 5 chiếc B-21 Raider, đưa Mỹ vào vị trí dẫn đầu trong cuộc chạy đua chế tạo máy bay ném bom tàng hình chiến lược mới đầu tiên kể từ năm 1989.Hiện Mỹ cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới vừa có máy bay ném bom tàng hình, cũng như hai loại máy bay chiến đấu tàng hình khác nhau là F-22 Raptor và F-35 Lightning II.Nhưng vị trí dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực hàng không tàng hình đang bắt đầu bị lung lay, một phần không nhỏ chính là do các cuộc chiến trong hai thập kỷ qua, Mỹ chỉ phải chống lại các đối thủ có khả năng phòng không hạn chế hoặc không có. Trong khi F-35 tốn quá nhiều thời gian phát triển, và F-35 cũng là máy bay tàng hình duy nhất, được đưa vào phục vụ trong Quân đội Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh chống khủng bố toàn cầu và máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit, có từ thời chiến tranh Lạnh vẫn chưa có loại máy bay thay thế.Lợi dụng Mỹ bị sa đà vào cuộc chiến chống khủng bố, các đối thủ hàng đầu của Mỹ là Nga và Trung Quốc, đã nỗ lực hết sức rút ngắn khoảng cách về lợi thế công nghệ của Mỹ, đưa máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của họ với các chuyến bay thử nghiệm lần lượt vào năm 2010 và 2011.Hiện nay, cả Nga và Trung Quốc đều có các chương trình máy bay ném bom tàng hình đang được phát triển và theo tuyên bố của chính phủ, chương trình PAK DA của Nga sớm hơn một chút so với H-20 của Trung Quốc; máy bay ném bom của Nga dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2027 và của Trung Quốc trước khi kết thúc thập kỷ này.PAK DA được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ như một máy bay ném bom chiến lược tầm xa, có tính năng tàng hình cho Không quân Nga. Tuy nhiên những tính năng kỹ chiến thuật của PAK DA vẫn chưa thực sự tồn tại; và mọi phân tích về loại máy bay này đều là phỏng đoán.Theo hãng tin Nga TASS, máy bay ném bom mới sẽ sử dụng thiết kế cánh bay giống như B-2 Spirit và B-21 Raider của Mỹ; ở thiết kế PAK DA, Nga sẽ từ bỏ thiết kế có tốc độ siêu thanh, mà chỉ là máy bay có tốc độ cận âm, với khả năng trọng tải lớn, bao gồm tên lửa hành trình, bom điều khiển chính xác và vũ khí siêu thanh.Cho đến nay, Nga đã hoàn thành việc xây dựng mô hình PAK DA bằng gỗ với kích thước bằng máy bay thật. Một số mô hình bằng vật liệu composite nhỏ hơn, cũng đã được chế tạo để thử nghiệm trong đường hầm gió.Tháng trước, Nga đã công bố, việc chế tạo PAK DA nguyên mẫu đầu tiên, với kế hoạch bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm vào năm 2023, đưa vào biên chế năm 2027 của họ có thể thực hiện được theo đúng kế hoạch.Mỹ tiếp tục chứng minh khả năng đi đầu trong phát triển máy bay ném bom tàng hình. Sau khi máy bay ném bom tàng hình B-2 thể hiện rõ sức mạnh, thì không dừng lại ở thành công này, Mỹ tiếp tục phát triển thế hệ máy bay ném bom tàng hình mới mang định danh B-21.Tuy kích cỡ của B-21 có phần nhỏ hơn B-2 và số lượng vũ khí chở theo chỉ bằng một nửa, tuy nhiên năng lực tàng hình lại vượt trội. Hiện các nguyên mẫu B-21 đã sản xuất hoàn thiện.Không quân Mỹ dự kiến tổ chức chuyến bay thử đầu tiên của dòng B-21 vào tháng 12 năm nay. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị lùi lại vì một vài nguyên nhân, máy bay chỉ có thể xuất xưởng vào đầu năm 2022 và chuyến bay đầu tiên sẽ diễn ra vào giữa năm sau.Khi B-21 vào biên chế, chúng sẽ thay thế dần những nhiệm vụ mà B-2 và B-1B đang đảm nhiệm, trong vai trò tấn công đột nhập vào mạng lưới phòng thủ dày đặc của đối phương, để không kích phá hủy những mục tiêu quan trọng.Máy bay ném bom chiến lược tàng hình H-20 do Trung Quốc phát triển; theo tờ The Sun của Anh, H-20 có tầm hoạt động trên 11.000 km. Với tầm hoạt động như vậy, H-20 có thể tiến công các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ mà không cần phải tiếp nhiên liệu.Trung Quốc công bố kế hoạch phát triển H-20 từ năm 2016, dự kiến bay thử trong năm 2021. Truyền thông Trung Quốc cho biết, H-20 có thể mang theo 45 tấn vũ khí, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, tên lửa hành trình hoặc tên lửa siêu vượt âm do Trung Quốc phát triển.Chương trình phát triển H-20 là một phần trong kế hoạch, mở rộng tầm hoạt động của lực lượng máy bay ném bom, hiện có trong biên chế Không quân Trung Quốc. Đây là chiến lược lớn của lãnh đạo Trung Quốc, với tham vọng sở hữu năng lực "tấn công ở phạm vi toàn cầu".Chuyên gia quân sự Tống Trung Bình tại Bắc Kinh cho biết, H-20 được thiết kế "để vươn tới lãnh thổ Mỹ"; cùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ mặt đất và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, H-20 sẽ là phương tiện quan trọng nằm trong bộ ba hạt nhân của Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Hiện nay cuộc đua “tam mã” về máy bay ném bom tàng hình giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc đang diễn ra âm thầm, nhưng không kém phần quyết liệt; các quốc gia này đều có kế hoạch khai thác các dàn máy bay mới trong vòng 9 năm tới.
Mỹ đang trong giai đoạn lắp ráp cuối cùng với số lượng không dưới 5 chiếc B-21 Raider, đưa Mỹ vào vị trí dẫn đầu trong cuộc chạy đua chế tạo máy bay ném bom tàng hình chiến lược mới đầu tiên kể từ năm 1989.
Hiện Mỹ cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới vừa có máy bay ném bom tàng hình, cũng như hai loại máy bay chiến đấu tàng hình khác nhau là F-22 Raptor và F-35 Lightning II.
Nhưng vị trí dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực hàng không tàng hình đang bắt đầu bị lung lay, một phần không nhỏ chính là do các cuộc chiến trong hai thập kỷ qua, Mỹ chỉ phải chống lại các đối thủ có khả năng phòng không hạn chế hoặc không có.
Trong khi F-35 tốn quá nhiều thời gian phát triển, và F-35 cũng là máy bay tàng hình duy nhất, được đưa vào phục vụ trong Quân đội Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh chống khủng bố toàn cầu và máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit, có từ thời chiến tranh Lạnh vẫn chưa có loại máy bay thay thế.
Lợi dụng Mỹ bị sa đà vào cuộc chiến chống khủng bố, các đối thủ hàng đầu của Mỹ là Nga và Trung Quốc, đã nỗ lực hết sức rút ngắn khoảng cách về lợi thế công nghệ của Mỹ, đưa máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của họ với các chuyến bay thử nghiệm lần lượt vào năm 2010 và 2011.
Hiện nay, cả Nga và Trung Quốc đều có các chương trình máy bay ném bom tàng hình đang được phát triển và theo tuyên bố của chính phủ, chương trình PAK DA của Nga sớm hơn một chút so với H-20 của Trung Quốc; máy bay ném bom của Nga dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2027 và của Trung Quốc trước khi kết thúc thập kỷ này.
PAK DA được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ như một máy bay ném bom chiến lược tầm xa, có tính năng tàng hình cho Không quân Nga. Tuy nhiên những tính năng kỹ chiến thuật của PAK DA vẫn chưa thực sự tồn tại; và mọi phân tích về loại máy bay này đều là phỏng đoán.
Theo hãng tin Nga TASS, máy bay ném bom mới sẽ sử dụng thiết kế cánh bay giống như B-2 Spirit và B-21 Raider của Mỹ; ở thiết kế PAK DA, Nga sẽ từ bỏ thiết kế có tốc độ siêu thanh, mà chỉ là máy bay có tốc độ cận âm, với khả năng trọng tải lớn, bao gồm tên lửa hành trình, bom điều khiển chính xác và vũ khí siêu thanh.
Cho đến nay, Nga đã hoàn thành việc xây dựng mô hình PAK DA bằng gỗ với kích thước bằng máy bay thật. Một số mô hình bằng vật liệu composite nhỏ hơn, cũng đã được chế tạo để thử nghiệm trong đường hầm gió.
Tháng trước, Nga đã công bố, việc chế tạo PAK DA nguyên mẫu đầu tiên, với kế hoạch bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm vào năm 2023, đưa vào biên chế năm 2027 của họ có thể thực hiện được theo đúng kế hoạch.
Mỹ tiếp tục chứng minh khả năng đi đầu trong phát triển máy bay ném bom tàng hình. Sau khi máy bay ném bom tàng hình B-2 thể hiện rõ sức mạnh, thì không dừng lại ở thành công này, Mỹ tiếp tục phát triển thế hệ máy bay ném bom tàng hình mới mang định danh B-21.
Tuy kích cỡ của B-21 có phần nhỏ hơn B-2 và số lượng vũ khí chở theo chỉ bằng một nửa, tuy nhiên năng lực tàng hình lại vượt trội. Hiện các nguyên mẫu B-21 đã sản xuất hoàn thiện.
Không quân Mỹ dự kiến tổ chức chuyến bay thử đầu tiên của dòng B-21 vào tháng 12 năm nay. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị lùi lại vì một vài nguyên nhân, máy bay chỉ có thể xuất xưởng vào đầu năm 2022 và chuyến bay đầu tiên sẽ diễn ra vào giữa năm sau.
Khi B-21 vào biên chế, chúng sẽ thay thế dần những nhiệm vụ mà B-2 và B-1B đang đảm nhiệm, trong vai trò tấn công đột nhập vào mạng lưới phòng thủ dày đặc của đối phương, để không kích phá hủy những mục tiêu quan trọng.
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình H-20 do Trung Quốc phát triển; theo tờ The Sun của Anh, H-20 có tầm hoạt động trên 11.000 km. Với tầm hoạt động như vậy, H-20 có thể tiến công các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ mà không cần phải tiếp nhiên liệu.
Trung Quốc công bố kế hoạch phát triển H-20 từ năm 2016, dự kiến bay thử trong năm 2021. Truyền thông Trung Quốc cho biết, H-20 có thể mang theo 45 tấn vũ khí, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, tên lửa hành trình hoặc tên lửa siêu vượt âm do Trung Quốc phát triển.
Chương trình phát triển H-20 là một phần trong kế hoạch, mở rộng tầm hoạt động của lực lượng máy bay ném bom, hiện có trong biên chế Không quân Trung Quốc. Đây là chiến lược lớn của lãnh đạo Trung Quốc, với tham vọng sở hữu năng lực "tấn công ở phạm vi toàn cầu".
Chuyên gia quân sự Tống Trung Bình tại Bắc Kinh cho biết, H-20 được thiết kế "để vươn tới lãnh thổ Mỹ"; cùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ mặt đất và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, H-20 sẽ là phương tiện quan trọng nằm trong bộ ba hạt nhân của Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.