Loại máy bay do thám được Liên Xô sử dụng nhiều bậc nhất trong Chiến tranh Lạnh là loại Tupolev Tu-141. Đây là loại máy bay do thám được phát triển từ dòng Tu-123 và được Liên Xô sử dụng từ năm 1979 cho tới tận năm 1989.Tu-141 được thiết kế để trở thành máy bay do thám phản lực không người lái tầm trung - tầm bay của nó tối đa đạt khoảng 1000 km tuỳ điều kiện thời tiết và phù hợp với địa thế của Liên Xô ở châu Âu vào thời điểm này.Giống như nhiều loại máy bay không người lái khác, Tu-141 cũng được trang bị các thiết bị do thám như máy ảnh nhiệt, máy chụp hình độ phân giải cao và các hệ thống radar, ăng-ten thu - phát tín hiệu.Loại máy bay do thám này có chiều dài 14,33 mét, sải cánh rộng chỉ 3,88 mét với kiểu thiết kế cánh tam giác kèm theo đó là diện tích mặt cánh vỏn vẹn chỉ 10 mét vuông.Máy bay được trang bị một động cơ phản lực Tumansky cho phép nó cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 6,2 tấn. Khi cất cánh, Tu-141 được phóng đi từ cơ cấu phóng di động nên không cần đường băng.Khi hạ cánh, chiếc máy bay do thám phản lực không người lái này cũng không cần tới đường băng tiêu chuẩn mà có thể hạ cánh ở bất cứ bề mặt "tương đối phẳng" nào như bãi đất hoặc bãi cỏ.Tốc độ tối đa của loại máy bay không người lái này vào khoảng 1100 km/h, tốc độ hành trình vào khoảng 1000 km/h và tầm bay của nó chỉ cho phép Tu-141 thực hiện các chuyến bay do thám trong thời gian khoảng 1 tiếng đồng hồ.Do thời điểm này, công nghệ truyền hình ảnh trực tiếp vẫn là thứ cực kỳ xa xỉ, máy bay không người lái Tu-141 là loại máy bay "không điều khiển" đúng nghĩa, nó sẽ bay theo toạ độ được lập trình sẵn và tự quay về điểm hạ cánh.Sau khi máy bay hạ cánh, Hồng quân Liên Xô sẽ tìm kiếm, thu hồi chiếc máy bay này và tiến hành "bóc băng", lấy những hình ảnh, tín hiệu mà nó thu được khi bay vào không phận của đối phương.Trong cuộc chiến tranh đang xảy ra ở Donbass, Ukraine, quân đội Ukraine đã từng sử dụng loại máy bay không người lái này để làm nhiệm vụ do thám và thậm chí từng bị phe đối lập bắn hạ. Nguồn ảnh: RBTH.Mời độc giả xem Video: Những thước phim CIA quay trộm ở Moscow trong Chiến tranh Lạnh.
Loại máy bay do thám được Liên Xô sử dụng nhiều bậc nhất trong Chiến tranh Lạnh là loại Tupolev Tu-141. Đây là loại máy bay do thám được phát triển từ dòng Tu-123 và được Liên Xô sử dụng từ năm 1979 cho tới tận năm 1989.
Tu-141 được thiết kế để trở thành máy bay do thám phản lực không người lái tầm trung - tầm bay của nó tối đa đạt khoảng 1000 km tuỳ điều kiện thời tiết và phù hợp với địa thế của Liên Xô ở châu Âu vào thời điểm này.
Giống như nhiều loại máy bay không người lái khác, Tu-141 cũng được trang bị các thiết bị do thám như máy ảnh nhiệt, máy chụp hình độ phân giải cao và các hệ thống radar, ăng-ten thu - phát tín hiệu.
Loại máy bay do thám này có chiều dài 14,33 mét, sải cánh rộng chỉ 3,88 mét với kiểu thiết kế cánh tam giác kèm theo đó là diện tích mặt cánh vỏn vẹn chỉ 10 mét vuông.
Máy bay được trang bị một động cơ phản lực Tumansky cho phép nó cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 6,2 tấn. Khi cất cánh, Tu-141 được phóng đi từ cơ cấu phóng di động nên không cần đường băng.
Khi hạ cánh, chiếc máy bay do thám phản lực không người lái này cũng không cần tới đường băng tiêu chuẩn mà có thể hạ cánh ở bất cứ bề mặt "tương đối phẳng" nào như bãi đất hoặc bãi cỏ.
Tốc độ tối đa của loại máy bay không người lái này vào khoảng 1100 km/h, tốc độ hành trình vào khoảng 1000 km/h và tầm bay của nó chỉ cho phép Tu-141 thực hiện các chuyến bay do thám trong thời gian khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Do thời điểm này, công nghệ truyền hình ảnh trực tiếp vẫn là thứ cực kỳ xa xỉ, máy bay không người lái Tu-141 là loại máy bay "không điều khiển" đúng nghĩa, nó sẽ bay theo toạ độ được lập trình sẵn và tự quay về điểm hạ cánh.
Sau khi máy bay hạ cánh, Hồng quân Liên Xô sẽ tìm kiếm, thu hồi chiếc máy bay này và tiến hành "bóc băng", lấy những hình ảnh, tín hiệu mà nó thu được khi bay vào không phận của đối phương.
Trong cuộc chiến tranh đang xảy ra ở Donbass, Ukraine, quân đội Ukraine đã từng sử dụng loại máy bay không người lái này để làm nhiệm vụ do thám và thậm chí từng bị phe đối lập bắn hạ. Nguồn ảnh: RBTH.
Mời độc giả xem Video: Những thước phim CIA quay trộm ở Moscow trong Chiến tranh Lạnh.