Trong khuôn khổ chuyến thăm và giao lưu với sĩ quan trẻ Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc diễn ra từ ngày 17 đến 24/3, Đoàn sĩ quan trẻ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có chuyến thăm tới Sư đoàn Không quân 28 bảo vệ thủ đô Bắc Kinh. Trong ảnh, đoàn sĩ quan trẻ Việt Nam thăm quan các máy bay chiến đấu chủ lực của Sư đoàn 28. Ảnh: báo Quân đội Nhân dânĐại tá Phương Vận Bình, Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 28 thay mặt Sư đoàn tặng quà lưu niệm cho Đoàn sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: báo Quân đội Nhân dânSư đoàn Không quân 28 được thành lập từ năm 1952 tại huyện Tây Bình, tỉnh Hà Nam. Năm 1969 chính thức đóng quân tại Hàng Châu, nhiệm vụ chính là bảo vệ Thủ đô Bắc Kinh và thi hành tác chiến cơ động. Trong ảnh, sĩ quan Việt Nam thăm quan, tìm hiểu buồng lái máy bay cường kích JH-7.JH-7 hay còn được gọi là FBC-1(NATO định danh là Flouder) là máy bay cường kích thế hệ 4 động cơ kép, 2 chỗ ngồi do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Tây An (XAC) và Viện nghiên cứu thiết kế máy bay 603 thiết kế, chế tạo. Mẫu thử nghiệm thực hiện lần bay đầu tiên tháng 12/1988, chính thức giới thiệu năm 1992.JH-7 được xem là mẫu máy bay chiến đấu do Trung Quốc thiết kế chế tạo mà không tham khảo bất kỳ mẫu máy bay nào khác. Khoảng 200 chiếc cường kích JH-7 cùng các biến thể đang được trang bị cho Không quân Hải quân Trung Quốc và Không quân Trung Quốc.Nó có chiều dài 22,32m, cao 6,22m, sải cánh 12,8m, trọng lượng cất cánh tối đa 28,4 tấn.Cường kích JH-7 trang bị 2 động cơ Tây An WS-9 cho phép đạt tốc độ vượt âm 1.808km/h, bán kính chiến đấu 1.759km, trần bay 16.000m.Khả năng mang vác của JH-7 khá ấn tượng với tổng cộng 9 tấn vũ khí lắp trên 9 giá treo (6 dưới cánh, 2 đầu mút cánh và một dưới thân).Ngoài ra, trong thân máy bay lắp một pháo 23mm nòng kép cùng 300 viên đạn.Trong tác chiến tấn công mục tiêu trên bộ, biển, cường kích JH-7 mang được tên lửa chống hạm YJ-8/82K, KD-88, tên lửa chống radar YJ-91 (sao chép loại Kh-31P Nga) và bom, rocket.Ngoài khả năng tấn công mặt đất, mặt biển, JH-7 cũng có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đối không với sự hỗ trợ của radar điều khiển hỏa lực JL-10A cho phép theo dõi đồng thời 10 mục tiêu cùng lúc (bản nâng cấp lên tới 15) và diệt 2 mục tiêu trong số đó (bản nâng cấp lên tới 6), tầm phát hiện mục tiêu đạt tới 104km.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và giao lưu với sĩ quan trẻ Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc diễn ra từ ngày 17 đến 24/3, Đoàn sĩ quan trẻ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có chuyến thăm tới Sư đoàn Không quân 28 bảo vệ thủ đô Bắc Kinh. Trong ảnh, đoàn sĩ quan trẻ Việt Nam thăm quan các máy bay chiến đấu chủ lực của Sư đoàn 28. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân
Đại tá Phương Vận Bình, Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 28 thay mặt Sư đoàn tặng quà lưu niệm cho Đoàn sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân
Sư đoàn Không quân 28 được thành lập từ năm 1952 tại huyện Tây Bình, tỉnh Hà Nam. Năm 1969 chính thức đóng quân tại Hàng Châu, nhiệm vụ chính là bảo vệ Thủ đô Bắc Kinh và thi hành tác chiến cơ động. Trong ảnh, sĩ quan Việt Nam thăm quan, tìm hiểu buồng lái máy bay cường kích JH-7.
JH-7 hay còn được gọi là FBC-1(NATO định danh là Flouder) là máy bay cường kích thế hệ 4 động cơ kép, 2 chỗ ngồi do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Tây An (XAC) và Viện nghiên cứu thiết kế máy bay 603 thiết kế, chế tạo. Mẫu thử nghiệm thực hiện lần bay đầu tiên tháng 12/1988, chính thức giới thiệu năm 1992.
JH-7 được xem là mẫu máy bay chiến đấu do Trung Quốc thiết kế chế tạo mà không tham khảo bất kỳ mẫu máy bay nào khác. Khoảng 200 chiếc cường kích JH-7 cùng các biến thể đang được trang bị cho Không quân Hải quân Trung Quốc và Không quân Trung Quốc.
Nó có chiều dài 22,32m, cao 6,22m, sải cánh 12,8m, trọng lượng cất cánh tối đa 28,4 tấn.
Cường kích JH-7 trang bị 2 động cơ Tây An WS-9 cho phép đạt tốc độ vượt âm 1.808km/h, bán kính chiến đấu 1.759km, trần bay 16.000m.
Khả năng mang vác của JH-7 khá ấn tượng với tổng cộng 9 tấn vũ khí lắp trên 9 giá treo (6 dưới cánh, 2 đầu mút cánh và một dưới thân).
Ngoài ra, trong thân máy bay lắp một pháo 23mm nòng kép cùng 300 viên đạn.
Trong tác chiến tấn công mục tiêu trên bộ, biển, cường kích JH-7 mang được tên lửa chống hạm YJ-8/82K, KD-88, tên lửa chống radar YJ-91 (sao chép loại Kh-31P Nga) và bom, rocket.
Ngoài khả năng tấn công mặt đất, mặt biển, JH-7 cũng có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đối không với sự hỗ trợ của radar điều khiển hỏa lực JL-10A cho phép theo dõi đồng thời 10 mục tiêu cùng lúc (bản nâng cấp lên tới 15) và diệt 2 mục tiêu trong số đó (bản nâng cấp lên tới 6), tầm phát hiện mục tiêu đạt tới 104km.