Theo hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin ngoại giao quân sự cho biết, Nga vừa nhận được đề nghị chính thức từ Serbia về việc cung cấp tổ hợp tên lửa S-300PMU-2 cho quốc gia vùng Balkan này vào năm 2021. Ảnh: Wikipedia.“Serbia đã gửi một đề nghị chính thức tới Moscow về việc cung cấp cho Beograd một trung đoàn tên lửa phòng không S-300PMU-2, bao gồm hai tiểu đoàn tên lửa. Hiện tại, các cơ quan công nghiệp quốc phòng và xuất nhập khẩu vũ khí Nga đang xem xét đề xuất này từ phía Serbia trước khi chuyển lên cấp cao hơn” nguồn tin cho biết. Ảnh: Wikipedia.Tuy nhiên, Vyacheslav Davidenko, một phát ngôn viên chính thức của Rosoboronexport, cho biết công ty này chưa nhận được đề nghị nào như vậy từ phía Serbia. Ảnh: Wikipedia.Trước đó, vào tháng 4/2017, Thủ tướng Serbia Alexander Vucic đã ngỏ ý muốn mua hai tiểu đoàn và đài chỉ huy của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 Favorit của Nga. Ảnh: Wikipedia.S-300PMU-2 Favorit là tổ hợp phòng không có khả năng phá hủy mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km và ở độ cao 27.000 mét. Ảnh: Military Today.S-300PMU-2 Favorit, được giới thiệu năm 1997, là một phiên bản cải tiến của S-300PMU-1, đây cũng là một trong những biến thể S-300 dành cho xuất khẩu thành công nhất của Nga sau khi Liên Xô tan rã với hàng trăm tổ hợp đã đc bán ra. Ảnh: Military Today.Hệ thống phòng không này không chỉ có thể chống lại các tên lửa đạn đạo tầm ngắn mà cả các tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm trung cũng như các mục tiêu bay thông thường như chiến đấu cơ, máy bay ném bom, máy bay không người lái và cả tên lửa tàng hình. Ảnh: Military Today.S-300PMU-2 Favorit sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E2, gồm đài chỉ huy 54K6E2 và radar giám sát/dò tìm 64N6E2 cùng radar điều khiển hỏa lực và dẫn bắn 30N6E2. Ảnh: Military Today.Trước đó, Azerbaijan đã chi khoảng 300 triệu USD để mua hai tiểu đoàn tên lửa S-300PMU-2. Ngoài ra, tổ hợp này cũng đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, Iran và Việt Nam. Ảnh: Military Today.Hiện tại, Phòng không Không quân Việt Nam đang có trong biên chế 2 tiểu đoàn S-300PMU-2 và cả hai đều làm nhiệm vụ bảo vệ các trung tâm kinh tế và chính trị quan trọng nhất trong nước trước các cuộc tập kích bằng đường không của thế lực thù địch.Mời độc giả xem thêm video: Iran thử nghiệm hệ thống phòng không S-300 năm 2017 (Nguồn: FNA)
Theo hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin ngoại giao quân sự cho biết, Nga vừa nhận được đề nghị chính thức từ Serbia về việc cung cấp tổ hợp tên lửa S-300PMU-2 cho quốc gia vùng Balkan này vào năm 2021. Ảnh: Wikipedia.
“Serbia đã gửi một đề nghị chính thức tới Moscow về việc cung cấp cho Beograd một trung đoàn tên lửa phòng không S-300PMU-2, bao gồm hai tiểu đoàn tên lửa. Hiện tại, các cơ quan công nghiệp quốc phòng và xuất nhập khẩu vũ khí Nga đang xem xét đề xuất này từ phía Serbia trước khi chuyển lên cấp cao hơn” nguồn tin cho biết. Ảnh: Wikipedia.
Tuy nhiên, Vyacheslav Davidenko, một phát ngôn viên chính thức của Rosoboronexport, cho biết công ty này chưa nhận được đề nghị nào như vậy từ phía Serbia. Ảnh: Wikipedia.
Trước đó, vào tháng 4/2017, Thủ tướng Serbia Alexander Vucic đã ngỏ ý muốn mua hai tiểu đoàn và đài chỉ huy của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 Favorit của Nga. Ảnh: Wikipedia.
S-300PMU-2 Favorit là tổ hợp phòng không có khả năng phá hủy mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km và ở độ cao 27.000 mét. Ảnh: Military Today.
S-300PMU-2 Favorit, được giới thiệu năm 1997, là một phiên bản cải tiến của S-300PMU-1, đây cũng là một trong những biến thể S-300 dành cho xuất khẩu thành công nhất của Nga sau khi Liên Xô tan rã với hàng trăm tổ hợp đã đc bán ra. Ảnh: Military Today.
Hệ thống phòng không này không chỉ có thể chống lại các tên lửa đạn đạo tầm ngắn mà cả các tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm trung cũng như các mục tiêu bay thông thường như chiến đấu cơ, máy bay ném bom, máy bay không người lái và cả tên lửa tàng hình. Ảnh: Military Today.
S-300PMU-2 Favorit sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E2, gồm đài chỉ huy 54K6E2 và radar giám sát/dò tìm 64N6E2 cùng radar điều khiển hỏa lực và dẫn bắn 30N6E2. Ảnh: Military Today.
Trước đó, Azerbaijan đã chi khoảng 300 triệu USD để mua hai tiểu đoàn tên lửa S-300PMU-2. Ngoài ra, tổ hợp này cũng đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, Iran và Việt Nam. Ảnh: Military Today.
Hiện tại, Phòng không Không quân Việt Nam đang có trong biên chế 2 tiểu đoàn S-300PMU-2 và cả hai đều làm nhiệm vụ bảo vệ các trung tâm kinh tế và chính trị quan trọng nhất trong nước trước các cuộc tập kích bằng đường không của thế lực thù địch.
Mời độc giả xem thêm video: Iran thử nghiệm hệ thống phòng không S-300 năm 2017 (Nguồn: FNA)