"Xe tăng bay" Mi-24 được trang bị cho phiến quân Houthi sẽ đe dọa nghiêm trọng không quân Saudi Arabia, ngoài việc chúng dễ dàng tiêu diệt UAV, thì dòng trực thăng tấn công này còn có thể bắn hạ cả máy bay đối phương.Được biết, phiến quân Houthi mới chỉ sử dụng trực thăng tấn công Mi-24 do Nga sản xuất tại chiến trường Yemen trong vài ngày trở lại đây.Riyadh sau giây phút ngỡ ngàng thì hoảng hốt, bởi sức mạnh rất uy lực của dòng trực thăng tấn công này.Saudi Arabia lo sợ dòng trực thăng tấn công Mi-24 có thể bắn hạ các UAV chiến đấu của họ tại Yemen, ngoài ra các máy bay có người lái của nước này cũng bị đặt trong tình trạng nguy hiểm.Trong quá khứ, một chiếc trực thăng Mi-24 của Không quân Syria đã bắn hạ một máy bay chiến đấu F-4 của Israel trên bầu trời Lebanon.Phiến quân Houthi không tiết lộ thông tin liên quan đến số lượng trực thăng Mi-24 họ đang có. Có nguồn tin cho rằng lực lượng này đang sở hữu ít nhất 3 chiếc, tuy nhiên thực tế thì mới chỉ có 1 chiếc đang hoạt động.Ở thời kỳ đỉnh cao của mình, Mi-24 là một biểu tượng cho sức mạnh của quân đội Liên Xô, không chỉ ở Afghanistan mà còn ở rất nhiều điểm nóng khác trên thế giới những năm 1970 và 1980.Ngay cả sau khi Liên Xô tan rã, Mi-24 vẫn tiếp tục được nâng cấp để trang bị cho quân đội Nga thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh và nhiều quân đội nước ngoài khác cho tới tận ngày nay.Mi-24 đã được thai nghén vào năm 1966, đến năm 1969, các nguyên mẫu thử nghiệm đã cất cánh, và năm 1972 những chiếc Mi-24 đầu tiên được đưa vào biên chế. Khoảng hơn 2.600 chiếc đã được chế tạo.Trực thăng chiến đấu Mi-24 được thiết kế để tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt đất (xe tăng, bộ binh, công sự phòng ngự kiên cố).Tuy nhiên, “thi thoảng” Mi-24 cũng có khả năng bắn hạ được máy bay trực thăng của đối phương bằng pháo và rocket thay vì tên lửa của mình.Ngoài việc trang bị một ụ súng máy 4 nòng Gatling 12,7 mm với thiết kế đặc biệt ở phần mũi, một pháo nòng kép 23mm ở phần thân,Mi-24 Hind còn được lắp thêm pháo GSh-30K nòng kép 30 mm đặt cố định bên mép phải máy bay (Hình ảnh hệ thống ngắm bắn của phi công Mi-24)Mi-24 cũng có thể mang theo 1.500 kg vũ khí treo bên ngoài, từ ống phóng rocket 32×57 mm, súng phóng lựu tấn công nhanh cho tới tên lửa chống tăng có điều khiển, pháo tự động và bom.Khoang chở quân của Mi-24 có thể tiếp cận từ hai cánh cửa bên thân, đủ sức chứa một tiểu đội 8 lính bộ binh vũ trang đầu đủ hoặc 1.000 kg hàng hóa.Các nhà thiết kế của Mi-24 đã chế tạo nó theo cách khó bị tiêu diệt nhất. Thân máy bay được bọc các tấm thép dày, đủ khả năng sống sót trước đòn tấn công trực tiếp của đạn .50 caliber.Cánh quạt chính được chế tạo từ titanium và có thể chịu được hỏa lực của súng máy hạng nặng.Toàn bộ phần buồng lái, hộp truyền động, thùng dầu động cơ, hộp số hay thậm chí là hộp thủy lực đều được bọc thép dày.Phi công được trang bị mũ chống đạn, cả ghế ngồi cũng được bọc thép. Vị trí ngồi của phi công ở phía sau xạ thủ và cao hơn 0,3 m để nâng cao khả năng quan sát.Cả khoang lái của phi công và pháo thủ đều được gia cố chống tấn công hóa học, sinh học và hạt nhân.Được thiết kế giành ưu thế về tốc độ, Mi-24 chạy bằng hai động cơ turboshaft cỡ lớn và một hệ thống rotor chính 5 cánh quạt cùng với 3 cánh đuôi.Máy bay được trang bị 2 động cơ Isotov TV3-117 có công suất 2.200 mã lực mỗi chiếc giúp cho trực thăng đạt vận tốc cực đại 335 km/h. Tầm bay 450 km, trần bay 4.500 m.Cánh cố định của trực thăng, cùng với chức năng mang vũ khí bên ngoài, còn là thiết kế để hỗ trợ lực nâng. Dù có khung thân đồ sộ nhưng Mi-24 vẫn đạt tốc độ tối đa hơn 320 km/h.Với mức giá tương đối rẻ, khoảng 12 triệu USD/chiếc (chỉ bằng một nửa mức giá 22 triệu USD của UH-60 Blackhawk, Mỹ), Mi-24 được xuất khẩu tới gần như mọi ngóc ngách của thế giới.Tính tổng cộng, hơn 60 quốc gia đã vận hành Mi-24 hoặc hiện đang duy trì hoạt động của loại trực thăng này. Thậm chí, quân đội Mỹ cũng vận hành một số lượng không nhỏ Mi-24 phục vụ các mục đích huấn luyện.Từ nền tảng Mi-24 Nga đã hiện đại hóa lên phiên bản Mi-35P, tuy ngoại hình không mấy khác biệt, nhưng biến thể mới này đã được nâng cấp động cơ, hệ thống điện tử giúp tạo ra sức mạnh vượt trội.
"Xe tăng bay" Mi-24 được trang bị cho phiến quân Houthi sẽ đe dọa nghiêm trọng không quân Saudi Arabia, ngoài việc chúng dễ dàng tiêu diệt UAV, thì dòng trực thăng tấn công này còn có thể bắn hạ cả máy bay đối phương.
Được biết, phiến quân Houthi mới chỉ sử dụng trực thăng tấn công Mi-24 do Nga sản xuất tại chiến trường Yemen trong vài ngày trở lại đây.
Riyadh sau giây phút ngỡ ngàng thì hoảng hốt, bởi sức mạnh rất uy lực của dòng trực thăng tấn công này.
Saudi Arabia lo sợ dòng trực thăng tấn công Mi-24 có thể bắn hạ các UAV chiến đấu của họ tại Yemen, ngoài ra các máy bay có người lái của nước này cũng bị đặt trong tình trạng nguy hiểm.
Trong quá khứ, một chiếc trực thăng Mi-24 của Không quân Syria đã bắn hạ một máy bay chiến đấu F-4 của Israel trên bầu trời Lebanon.
Phiến quân Houthi không tiết lộ thông tin liên quan đến số lượng trực thăng Mi-24 họ đang có. Có nguồn tin cho rằng lực lượng này đang sở hữu ít nhất 3 chiếc, tuy nhiên thực tế thì mới chỉ có 1 chiếc đang hoạt động.
Ở thời kỳ đỉnh cao của mình, Mi-24 là một biểu tượng cho sức mạnh của quân đội Liên Xô, không chỉ ở Afghanistan mà còn ở rất nhiều điểm nóng khác trên thế giới những năm 1970 và 1980.
Ngay cả sau khi Liên Xô tan rã, Mi-24 vẫn tiếp tục được nâng cấp để trang bị cho quân đội Nga thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh và nhiều quân đội nước ngoài khác cho tới tận ngày nay.
Mi-24 đã được thai nghén vào năm 1966, đến năm 1969, các nguyên mẫu thử nghiệm đã cất cánh, và năm 1972 những chiếc Mi-24 đầu tiên được đưa vào biên chế. Khoảng hơn 2.600 chiếc đã được chế tạo.
Trực thăng chiến đấu Mi-24 được thiết kế để tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt đất (xe tăng, bộ binh, công sự phòng ngự kiên cố).
Tuy nhiên, “thi thoảng” Mi-24 cũng có khả năng bắn hạ được máy bay trực thăng của đối phương bằng pháo và rocket thay vì tên lửa của mình.
Ngoài việc trang bị một ụ súng máy 4 nòng Gatling 12,7 mm với thiết kế đặc biệt ở phần mũi, một pháo nòng kép 23mm ở phần thân,
Mi-24 Hind còn được lắp thêm pháo GSh-30K nòng kép 30 mm đặt cố định bên mép phải máy bay (Hình ảnh hệ thống ngắm bắn của phi công Mi-24)
Mi-24 cũng có thể mang theo 1.500 kg vũ khí treo bên ngoài, từ ống phóng rocket 32×57 mm, súng phóng lựu tấn công nhanh cho tới tên lửa chống tăng có điều khiển, pháo tự động và bom.
Khoang chở quân của Mi-24 có thể tiếp cận từ hai cánh cửa bên thân, đủ sức chứa một tiểu đội 8 lính bộ binh vũ trang đầu đủ hoặc 1.000 kg hàng hóa.
Các nhà thiết kế của Mi-24 đã chế tạo nó theo cách khó bị tiêu diệt nhất. Thân máy bay được bọc các tấm thép dày, đủ khả năng sống sót trước đòn tấn công trực tiếp của đạn .50 caliber.
Cánh quạt chính được chế tạo từ titanium và có thể chịu được hỏa lực của súng máy hạng nặng.
Toàn bộ phần buồng lái, hộp truyền động, thùng dầu động cơ, hộp số hay thậm chí là hộp thủy lực đều được bọc thép dày.
Phi công được trang bị mũ chống đạn, cả ghế ngồi cũng được bọc thép. Vị trí ngồi của phi công ở phía sau xạ thủ và cao hơn 0,3 m để nâng cao khả năng quan sát.
Cả khoang lái của phi công và pháo thủ đều được gia cố chống tấn công hóa học, sinh học và hạt nhân.
Được thiết kế giành ưu thế về tốc độ, Mi-24 chạy bằng hai động cơ turboshaft cỡ lớn và một hệ thống rotor chính 5 cánh quạt cùng với 3 cánh đuôi.
Máy bay được trang bị 2 động cơ Isotov TV3-117 có công suất 2.200 mã lực mỗi chiếc giúp cho trực thăng đạt vận tốc cực đại 335 km/h. Tầm bay 450 km, trần bay 4.500 m.
Cánh cố định của trực thăng, cùng với chức năng mang vũ khí bên ngoài, còn là thiết kế để hỗ trợ lực nâng. Dù có khung thân đồ sộ nhưng Mi-24 vẫn đạt tốc độ tối đa hơn 320 km/h.
Với mức giá tương đối rẻ, khoảng 12 triệu USD/chiếc (chỉ bằng một nửa mức giá 22 triệu USD của UH-60 Blackhawk, Mỹ), Mi-24 được xuất khẩu tới gần như mọi ngóc ngách của thế giới.
Tính tổng cộng, hơn 60 quốc gia đã vận hành Mi-24 hoặc hiện đang duy trì hoạt động của loại trực thăng này. Thậm chí, quân đội Mỹ cũng vận hành một số lượng không nhỏ Mi-24 phục vụ các mục đích huấn luyện.
Từ nền tảng Mi-24 Nga đã hiện đại hóa lên phiên bản Mi-35P, tuy ngoại hình không mấy khác biệt, nhưng biến thể mới này đã được nâng cấp động cơ, hệ thống điện tử giúp tạo ra sức mạnh vượt trội.