Kể từ sau khi ký văn kiện đầu hàng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, Hiến pháp Nhật Bản do Mỹ soạn thảo ra sau đó dù không đề cập tới việc xuất khẩu vũ khí của nước này nhưng cũng hạn chế tối đa năng lực sản xuất vũ khí của Tokyo. Nguồn ảnh: Shaeb.Tuy nhiên do sự phát triển nhanh như vũ bão trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật của Nhật sau đó, đặc biệt là trong các lĩnh vực tiền đề để chế tạo vũ khí. Kể từ năm 1967, Quốc hội Nhật Bản đã cấm mọi công ty, tập đoàn hay các tổ chức của quốc gia này xuất khẩu vũ khí với nước ngoài. Nguồn ảnh: Shaeb.Tân Hoa Xã của Trung Quốc từng cáo buộc Nhật Bản đã cung cấp 92% số lượng bom Napalm Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam dù nước này cấm xuất khẩu vũ khí. Cáo buộc được đưa ra vào khoảng cuối thập niên 60, tuy nhiên Mainichi Shimbun - một tờ báo cực kỳ uy tín của Nhật Bản sau quá trình điều tra đã phủ nhận điều này. Nguồn ảnh: Shaeb.Tuy nhiên, vào năm 1976 khi đạo luật cấm bán vũ khí ra nước ngoài vẫn nằm trong Hiến pháp Nhật Bản nước này vẫn cung cấp cho Đài Loan một loạt các chiến đấu cơ F-104J/DJ. Nguồn ảnh: Airliners.Đây đều là các chiến đấu cơ hết tuổi được Nhật Bản cho về hưu. Tổng cộng Đài Loan đã mua lại 36 chiếc F-104J/DJ - tương đương số lượng của ba phi đội từ phía Nhật. Nguồn ảnh: Airliners.Tới ngày nay, tất cả số chiến đấu cơ F-104 này trong biên chế Không quân Đài Loan đã được cho về hưu. Nguồn ảnh: Jetphotos.Bước ngoặt đến với nền công nghiệp quốc phòng Nhật Bản vào tháng 4/20014 khi Thủ tướng Shinzo Abe gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của nước này ra nước ngoài. Ngay lập tức, Nhật Bản đã đề xuất với Australia loại tàu ngầm lớp Soryu. Đáng tiếc là Australia lại từ chối. Nguồn ảnh: Shaeb.Chưa dừng ở đó, Nhật cũng rao bán các máy bay tuần tra biển loại Kawasaki P-1 cho cả Anh - quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới thời điểm bấy giờ. Đáng tiếc là lời chào mời này của Nhật cũng có vẻ đã thất bại. Nguồn ảnh: Shaeb.Năm 2015, Nhật thậm chí còn thành công trong việc xuất khẩu máy bay trực thăng MH-53E ngược sang cho Mỹ. Đây là các máy bay đã hết hạn, được Nhật loại biên nhưng đã được Mỹ mua lại để sử dụng trong các căn cứ của mình trên đất Nhật. Nguồn ảnh: Shaeb.Cuối năm 2016, Nhật cũng đã tiến tới thoả thuận cho Philippines thuê ít nhất 5 chiếc máy bay TC-90 làm nhiệm vụ tuần tra biển. Tuy nhiên cuối cùng Nhật quyết định... cho không Philippines cả năm chiếc máy bay này. Hai chiếc đã được chuyển giao cho Philippines hồi tháng 3/2017 trong khi đó ba chiếc còn lại đã được chuyển giao hết trong năm 2018. Nguồn ảnh: Shaeb.Thời điểm hiện tại, Nhật cũng cố gắng chào mời các thuỷ phi cơ ShinMaywa US-2 cho phía Ấn Độ. Các loại máy bay khác của nước này như Kawasaki C-2 hay P-1 cũng nhận được nhiều sự quan tâm của New Zealand và Thái Lan trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: Shaeb.Năm 2012, Nhật cũng từng có ý định bán cho phía Philippines các máy bay UH-1H đã bị loại biên của mình sau khi Philippines không đạt được thoả thuận mua 16 chiếc Bell 412 từ phía Canada. Tuy nhiên cuối cùng, kể từ năm 2017 Nhật đã một lần nữa hào phóng quyết định không lấy tiền mà sẽ cung cấp khoảng 40.000 linh kiện trực thăng UH-1 cho phía Philippines để nước này bảo dưỡng đội tàu bay của mình. Nguồn ảnh: Shaeb. Mời độc giả xem Video: Xe tăng Type 10 - một trong những mặt hàng đáng xuất khẩu bậc nhất của Nhật hiện tại dù chúng có giá cực kỳ đắt đỏ.
Kể từ sau khi ký văn kiện đầu hàng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, Hiến pháp Nhật Bản do Mỹ soạn thảo ra sau đó dù không đề cập tới việc xuất khẩu vũ khí của nước này nhưng cũng hạn chế tối đa năng lực sản xuất vũ khí của Tokyo. Nguồn ảnh: Shaeb.
Tuy nhiên do sự phát triển nhanh như vũ bão trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật của Nhật sau đó, đặc biệt là trong các lĩnh vực tiền đề để chế tạo vũ khí. Kể từ năm 1967, Quốc hội Nhật Bản đã cấm mọi công ty, tập đoàn hay các tổ chức của quốc gia này xuất khẩu vũ khí với nước ngoài. Nguồn ảnh: Shaeb.
Tân Hoa Xã của Trung Quốc từng cáo buộc Nhật Bản đã cung cấp 92% số lượng bom Napalm Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam dù nước này cấm xuất khẩu vũ khí. Cáo buộc được đưa ra vào khoảng cuối thập niên 60, tuy nhiên Mainichi Shimbun - một tờ báo cực kỳ uy tín của Nhật Bản sau quá trình điều tra đã phủ nhận điều này. Nguồn ảnh: Shaeb.
Tuy nhiên, vào năm 1976 khi đạo luật cấm bán vũ khí ra nước ngoài vẫn nằm trong Hiến pháp Nhật Bản nước này vẫn cung cấp cho Đài Loan một loạt các chiến đấu cơ F-104J/DJ. Nguồn ảnh: Airliners.
Đây đều là các chiến đấu cơ hết tuổi được Nhật Bản cho về hưu. Tổng cộng Đài Loan đã mua lại 36 chiếc F-104J/DJ - tương đương số lượng của ba phi đội từ phía Nhật. Nguồn ảnh: Airliners.
Tới ngày nay, tất cả số chiến đấu cơ F-104 này trong biên chế Không quân Đài Loan đã được cho về hưu. Nguồn ảnh: Jetphotos.
Bước ngoặt đến với nền công nghiệp quốc phòng Nhật Bản vào tháng 4/20014 khi Thủ tướng Shinzo Abe gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của nước này ra nước ngoài. Ngay lập tức, Nhật Bản đã đề xuất với Australia loại tàu ngầm lớp Soryu. Đáng tiếc là Australia lại từ chối. Nguồn ảnh: Shaeb.
Chưa dừng ở đó, Nhật cũng rao bán các máy bay tuần tra biển loại Kawasaki P-1 cho cả Anh - quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới thời điểm bấy giờ. Đáng tiếc là lời chào mời này của Nhật cũng có vẻ đã thất bại. Nguồn ảnh: Shaeb.
Năm 2015, Nhật thậm chí còn thành công trong việc xuất khẩu máy bay trực thăng MH-53E ngược sang cho Mỹ. Đây là các máy bay đã hết hạn, được Nhật loại biên nhưng đã được Mỹ mua lại để sử dụng trong các căn cứ của mình trên đất Nhật. Nguồn ảnh: Shaeb.
Cuối năm 2016, Nhật cũng đã tiến tới thoả thuận cho Philippines thuê ít nhất 5 chiếc máy bay TC-90 làm nhiệm vụ tuần tra biển. Tuy nhiên cuối cùng Nhật quyết định... cho không Philippines cả năm chiếc máy bay này. Hai chiếc đã được chuyển giao cho Philippines hồi tháng 3/2017 trong khi đó ba chiếc còn lại đã được chuyển giao hết trong năm 2018. Nguồn ảnh: Shaeb.
Thời điểm hiện tại, Nhật cũng cố gắng chào mời các thuỷ phi cơ ShinMaywa US-2 cho phía Ấn Độ. Các loại máy bay khác của nước này như Kawasaki C-2 hay P-1 cũng nhận được nhiều sự quan tâm của New Zealand và Thái Lan trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: Shaeb.
Năm 2012, Nhật cũng từng có ý định bán cho phía Philippines các máy bay UH-1H đã bị loại biên của mình sau khi Philippines không đạt được thoả thuận mua 16 chiếc Bell 412 từ phía Canada. Tuy nhiên cuối cùng, kể từ năm 2017 Nhật đã một lần nữa hào phóng quyết định không lấy tiền mà sẽ cung cấp khoảng 40.000 linh kiện trực thăng UH-1 cho phía Philippines để nước này bảo dưỡng đội tàu bay của mình. Nguồn ảnh: Shaeb.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng Type 10 - một trong những mặt hàng đáng xuất khẩu bậc nhất của Nhật hiện tại dù chúng có giá cực kỳ đắt đỏ.