Dù đã ra đời được 62 năm, chiến đấu cơ MiG-21 tới nay vẫn còn được sử dụng tại hơn 20 quốc gia khác nhau trên thế giới. Nguồn ảnh: Warhistory.Vào thời kỳ hoàng kim của tiêm kích MiG-21, đã có tổng cộng tới hơn 60 quốc gia sử dụng nó trong biên chế Không quân của mình. Nguồn ảnh: Warhistory.Đây cũng là biểu tượng của ngành công nghiệp chế tạo máy bay của Liên Xô giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh khi nước này đã cho ra đời tổng cộng 11.496 chiếc MiG-21. Nguồn ảnh: Warhistory.Nếu tính thêm cả số lượng tiêm kích MiG-21 được chế tạo ở nước ngoài dưới sự chuyển giao công nghệ của Liên Xô, số lượng có thể sẽ lên tới 15.000 chiếc. Nguồn ảnh: Warhistory.Điều này đã khiến MiG-21 trở thành chiến đấu cơ phản lực được sản xuất nhiều nhất thế giới kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên cho tới nay và nhiều khả năng, MiG-21 cũng sẽ là chiến đấu cơ được sản xuất nhiều nhất lịch sử trong khoảng vài chục năm nữa. Nguồn ảnh: Warhistory.Tính thực dụng và thực tế của MiG-21 tới từ ngay dáng vẻ bên ngoài của nó khi kiểu dáng khí động học và cấu tạo của loại chiến đấu cơ này gần như là sự góp nhặt và nâng cấp lại từ MiG-15 cũng như MiG-17 và MiG-19 chứ không có mấy sự cải tiến rõ rệt. Nguồn ảnh: Warhistory.MiG-21 có thể làm tốt cả hai nhiệm vụ đó là chiến đấu cơ tiêm kích và chiến đấu cơ đánh chặn. Đây là chiến đấu cơ đầu tiên của Liên Xô có thể đảm nhận cùng lúc cả hai nhiệm vụ này. Nguồn ảnh: Warhistory.MiG-21 rẻ, đơn giản và có thiết kế cực kỳ hiệu quả và đã từng được coi là biểu tượng của "vũ khí Liên Xô" trong suốt Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Warhistory.Tốc độ tối đa của chiến đấu cơ này có thể lên tới Mach 2. Tốc độ này khiến tiêm kích MiG-21 thừa khả năng đối đầu với các loại siêu cơ của thế giới thời bấy giờ là F-5, F-4 hay Dassault Mirage III. Nguồn ảnh: Warhistory.Mặc dù vậy giống nhiều loại tiêm kích đánh chặn khác, MiG-21 cũng có nhược điểm đó là tầm bay ngắn. Tuy nhiên điều này có thể được cải thiện một cách dễ dàng bởi bình nhiên liệu phụ ngắn ngoài. Nguồn ảnh: Warhistory.Kiểu cánh tam giác của MiG-21 mang lại cho nó tốc độ vượt trội, độ nâng lớn và tốc độ leo cao nhanh thần tốc. Bù lại, hạn chế chết người của kiểu cánh này chính là mất tốc độ rất nhanh khi MiG-21 "ôm cua" trên không. Nguồn ảnh: Warhistory.Kiểu cánh tam giác này cũng khiến MiG-21 trở nên khó điều khiển hơn, đặc biệt là với những phi công có ít kinh nghiệm. Dù vậy, trong tay của những lão làng, máy bay MiG-21 có thể dễ dàng mang lại cơn ác mộng cho đối phương. Nguồn ảnh: Warhistory.Qua nhiều năm hoạt động, đã có rất nhiều phiên bản MiG-21 được ra đời. Phiên bản chính thống hiện đại nhất của MiG-21 được cho là MiG-21F, được trang bị 2 khẩu pháo 30mm và có khả năng mang theo pháo phản lực không dẫn đường và sử dụng động cơ R-11F-300. Nguồn ảnh: Warhistory.Kể từ khi ra đời tới nay, gần như MiG-21 đã xuất hiện trong mọi cuộc chiến tranh theo kiểu chiến tranh quy ước trên thế giới. Tới tận ngày nay, MiG-21 vẫn còn được sử dụng tại rất nhiều quốc gia để huấn luyện hay thậm chí là cả để trực chiến. Nguồn ảnh: Warhistory. Mời độc giả xem Video: MiG-21 quần nhau với F-4 "Con Ma" của Mỹ.
Dù đã ra đời được 62 năm, chiến đấu cơ MiG-21 tới nay vẫn còn được sử dụng tại hơn 20 quốc gia khác nhau trên thế giới. Nguồn ảnh: Warhistory.
Vào thời kỳ hoàng kim của tiêm kích MiG-21, đã có tổng cộng tới hơn 60 quốc gia sử dụng nó trong biên chế Không quân của mình. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đây cũng là biểu tượng của ngành công nghiệp chế tạo máy bay của Liên Xô giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh khi nước này đã cho ra đời tổng cộng 11.496 chiếc MiG-21. Nguồn ảnh: Warhistory.
Nếu tính thêm cả số lượng tiêm kích MiG-21 được chế tạo ở nước ngoài dưới sự chuyển giao công nghệ của Liên Xô, số lượng có thể sẽ lên tới 15.000 chiếc. Nguồn ảnh: Warhistory.
Điều này đã khiến MiG-21 trở thành chiến đấu cơ phản lực được sản xuất nhiều nhất thế giới kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên cho tới nay và nhiều khả năng, MiG-21 cũng sẽ là chiến đấu cơ được sản xuất nhiều nhất lịch sử trong khoảng vài chục năm nữa. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tính thực dụng và thực tế của MiG-21 tới từ ngay dáng vẻ bên ngoài của nó khi kiểu dáng khí động học và cấu tạo của loại chiến đấu cơ này gần như là sự góp nhặt và nâng cấp lại từ MiG-15 cũng như MiG-17 và MiG-19 chứ không có mấy sự cải tiến rõ rệt. Nguồn ảnh: Warhistory.
MiG-21 có thể làm tốt cả hai nhiệm vụ đó là chiến đấu cơ tiêm kích và chiến đấu cơ đánh chặn. Đây là chiến đấu cơ đầu tiên của Liên Xô có thể đảm nhận cùng lúc cả hai nhiệm vụ này. Nguồn ảnh: Warhistory.
MiG-21 rẻ, đơn giản và có thiết kế cực kỳ hiệu quả và đã từng được coi là biểu tượng của "vũ khí Liên Xô" trong suốt Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tốc độ tối đa của chiến đấu cơ này có thể lên tới Mach 2. Tốc độ này khiến tiêm kích MiG-21 thừa khả năng đối đầu với các loại siêu cơ của thế giới thời bấy giờ là F-5, F-4 hay Dassault Mirage III. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc dù vậy giống nhiều loại tiêm kích đánh chặn khác, MiG-21 cũng có nhược điểm đó là tầm bay ngắn. Tuy nhiên điều này có thể được cải thiện một cách dễ dàng bởi bình nhiên liệu phụ ngắn ngoài. Nguồn ảnh: Warhistory.
Kiểu cánh tam giác của MiG-21 mang lại cho nó tốc độ vượt trội, độ nâng lớn và tốc độ leo cao nhanh thần tốc. Bù lại, hạn chế chết người của kiểu cánh này chính là mất tốc độ rất nhanh khi MiG-21 "ôm cua" trên không. Nguồn ảnh: Warhistory.
Kiểu cánh tam giác này cũng khiến MiG-21 trở nên khó điều khiển hơn, đặc biệt là với những phi công có ít kinh nghiệm. Dù vậy, trong tay của những lão làng, máy bay MiG-21 có thể dễ dàng mang lại cơn ác mộng cho đối phương. Nguồn ảnh: Warhistory.
Qua nhiều năm hoạt động, đã có rất nhiều phiên bản MiG-21 được ra đời. Phiên bản chính thống hiện đại nhất của MiG-21 được cho là MiG-21F, được trang bị 2 khẩu pháo 30mm và có khả năng mang theo pháo phản lực không dẫn đường và sử dụng động cơ R-11F-300. Nguồn ảnh: Warhistory.
Kể từ khi ra đời tới nay, gần như MiG-21 đã xuất hiện trong mọi cuộc chiến tranh theo kiểu chiến tranh quy ước trên thế giới. Tới tận ngày nay, MiG-21 vẫn còn được sử dụng tại rất nhiều quốc gia để huấn luyện hay thậm chí là cả để trực chiến. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: MiG-21 quần nhau với F-4 "Con Ma" của Mỹ.