Do bị sạt lở núi, giao thông bị chia cắt hoàn toàn, khoảng 3.000 người tại 2 xã Phước Lộc và Phước Thành của huyện Phước Sơn, Quảng Nam bị cô lập từ ngày 28/10. Đến sáng 1/11, người dân xã Phước Lộc, Phước Sơn, Quảng Nam đã nhận được nhu yếu phẩm thiết yếu thả từ trực thăng Mi-171 của Sư đoàn Không quân 372.Được biết, trong ngày 1/11, trực thăng Mi-171 của Trung đoàn 930, Sư đoàn Không quân 372 đã thực hiện các chuyến bay cứu trợ người dân đang bị cô lập tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Các lực lượng đã vận chuyển 11,5 tấn lương thực, thực phẩm bằng đường không và đường bộ đến cứu trợ cho nhân dân huyện Phước Sơn.Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân cũng tham gia chuyến bay để chỉ huy đoàn ứng cứu sạt lở cô lập Phước Lộc. Đặc biệt, bên cạnh việc thả hàng cứu trợ cho người dân bị cô lập, đoàn còn thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, đưa 3 người dân bị mắc kẹt tại đây về Đà Nẵng để chăm sóc y tế.Nhiệm vụ cứu trợ, tiếp tế cho người dân bị cô lập ở Phước Lộc, Phước Thành hoàn thành, giúp tình hình ở địa phương bớt căng thẳng. Nhiệm vụ hoàn thành một phần là nhà sự cơ động, sức mạnh và sự bền bỉ của dòng trực thăng cứu trợ Mi-171, đưa được các lực lượng vào sâu trong những vùng bị cô lập bằng được không.Mil Mi-171E là phiên bản xuất khẩu hiện đại mới của dòng trực thăng vận tải Mi-8 nổi tiếng do Nga chế tạo, được trang bị cho Không quân Việt Nam sau những năm 2000. Trực thăng có sức tải tối đa 26 hành khách hoặc 12 cáng cứu thương với một khoang hàng rộng.Trực thăng trang bị một động cơ VK-2500PS-03 có công suất cực đại lên tới 2.700 mã lực, mạnh mẽ hơn 1.5 lần so với thế hệ trước. Hệ thống điều khiển kỹ thuật số kiểu FADEC cho phép giảm đáng kể trọng lượng và kích thước của các khối điện tử cũng như hệ thống cáp nối trên trực thăng, đảm bảo đồng bộ cao. Hệ cánh quạt chính và cánh quạt đuôi hoàn toàn mới cũng giúp cho nó có thể giảm độ ồn đáng kể. Nguồn ảnh: Tiền Phong.Mi-171E có khả năng đạt tốc độ tối đa cao hơn, mở rộng tầm bay và tải trọng tối đa, nâng cao tính tin cậy, ổn định hơn rất nhiều so với dòng máy bay thế hệ trước. Bên cạnh đó, khung sườn trực thăng cũng được nâng cấp rất lớn với khả năng cứng và vững chắc hơn để đối phó với sự phức tạp của thời tiết.Mi-171E được xem là dòng trực thăng bền bỉ, hiệu quả nhất của Không quân Việt Nam trong suốt nhiều năm qua. Trên thế giới, đây cũng là dòng trực thăng nổi tiếng với chất lượng đã được kiểm nghiệm từ lâu. Nguồn ảnh: Zing.Không chỉ tham gia thả lương thực, hàng cứu trợ cho người dân bị cô lập ở xã Phước Lộc, gần đây nhất, trực thăng Mi-171 của lực lượng Không quân Việt Nam cũng tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn vụ sạt lở ở nhà máy thủy điện Rào Trăng 3. Nguồn ảnh: Zing.Hai chiếc trực thăng Mil Mi-1717E của Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân được điều động từ sân bay Đà Nẵng ra Huế để tham gia vào công tác cứu hộ các công nhân của nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 bị mắc kẹt từ ngày 12/10. Công tác cứu hộ bằng đường bộ vô cùng khó khăn do mưa lớn nhiều ngày, nhiều đoạn đường bị sạt lở, chia cắt nghiêm trọng làm cho các đoàn cứu hộ không thể tiếp cận được. Nguồn ảnh: Zing. Video Trực thăng đã tiếp tế được cho vùng bị cô lập ở Quảng Nam - Nguồn: QPVN
Do bị sạt lở núi, giao thông bị chia cắt hoàn toàn, khoảng 3.000 người tại 2 xã Phước Lộc và Phước Thành của huyện Phước Sơn, Quảng Nam bị cô lập từ ngày 28/10. Đến sáng 1/11, người dân xã Phước Lộc, Phước Sơn, Quảng Nam đã nhận được nhu yếu phẩm thiết yếu thả từ trực thăng Mi-171 của Sư đoàn Không quân 372.
Được biết, trong ngày 1/11, trực thăng Mi-171 của Trung đoàn 930, Sư đoàn Không quân 372 đã thực hiện các chuyến bay cứu trợ người dân đang bị cô lập tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Các lực lượng đã vận chuyển 11,5 tấn lương thực, thực phẩm bằng đường không và đường bộ đến cứu trợ cho nhân dân huyện Phước Sơn.
Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân cũng tham gia chuyến bay để chỉ huy đoàn ứng cứu sạt lở cô lập Phước Lộc. Đặc biệt, bên cạnh việc thả hàng cứu trợ cho người dân bị cô lập, đoàn còn thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, đưa 3 người dân bị mắc kẹt tại đây về Đà Nẵng để chăm sóc y tế.
Nhiệm vụ cứu trợ, tiếp tế cho người dân bị cô lập ở Phước Lộc, Phước Thành hoàn thành, giúp tình hình ở địa phương bớt căng thẳng. Nhiệm vụ hoàn thành một phần là nhà sự cơ động, sức mạnh và sự bền bỉ của dòng trực thăng cứu trợ Mi-171, đưa được các lực lượng vào sâu trong những vùng bị cô lập bằng được không.
Mil Mi-171E là phiên bản xuất khẩu hiện đại mới của dòng trực thăng vận tải Mi-8 nổi tiếng do Nga chế tạo, được trang bị cho Không quân Việt Nam sau những năm 2000. Trực thăng có sức tải tối đa 26 hành khách hoặc 12 cáng cứu thương với một khoang hàng rộng.
Trực thăng trang bị một động cơ VK-2500PS-03 có công suất cực đại lên tới 2.700 mã lực, mạnh mẽ hơn 1.5 lần so với thế hệ trước. Hệ thống điều khiển kỹ thuật số kiểu FADEC cho phép giảm đáng kể trọng lượng và kích thước của các khối điện tử cũng như hệ thống cáp nối trên trực thăng, đảm bảo đồng bộ cao. Hệ cánh quạt chính và cánh quạt đuôi hoàn toàn mới cũng giúp cho nó có thể giảm độ ồn đáng kể. Nguồn ảnh: Tiền Phong.
Mi-171E có khả năng đạt tốc độ tối đa cao hơn, mở rộng tầm bay và tải trọng tối đa, nâng cao tính tin cậy, ổn định hơn rất nhiều so với dòng máy bay thế hệ trước. Bên cạnh đó, khung sườn trực thăng cũng được nâng cấp rất lớn với khả năng cứng và vững chắc hơn để đối phó với sự phức tạp của thời tiết.
Mi-171E được xem là dòng trực thăng bền bỉ, hiệu quả nhất của Không quân Việt Nam trong suốt nhiều năm qua. Trên thế giới, đây cũng là dòng trực thăng nổi tiếng với chất lượng đã được kiểm nghiệm từ lâu. Nguồn ảnh: Zing.
Không chỉ tham gia thả lương thực, hàng cứu trợ cho người dân bị cô lập ở xã Phước Lộc, gần đây nhất, trực thăng Mi-171 của lực lượng Không quân Việt Nam cũng tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn vụ sạt lở ở nhà máy thủy điện Rào Trăng 3. Nguồn ảnh: Zing.
Hai chiếc trực thăng Mil Mi-1717E của Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân được điều động từ sân bay Đà Nẵng ra Huế để tham gia vào công tác cứu hộ các công nhân của nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 bị mắc kẹt từ ngày 12/10. Công tác cứu hộ bằng đường bộ vô cùng khó khăn do mưa lớn nhiều ngày, nhiều đoạn đường bị sạt lở, chia cắt nghiêm trọng làm cho các đoàn cứu hộ không thể tiếp cận được. Nguồn ảnh: Zing.
Video Trực thăng đã tiếp tế được cho vùng bị cô lập ở Quảng Nam - Nguồn: QPVN