Mặc dù các tổ hợp tên lửa S-300 và S-400 của Nga vừa có màn trình diễn không mấy thuyết phục ở chiến trường Syria, tuy nhiên sự ra đời của tên lửa phòng không S-500 lại đã chứng minh rằng, Moscow hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống S-300 và S-400 của nước này.Theo đó, phía Nga tự tin khẳng định rằng tổ hợp tên lửa S-500 Prometheus của nước này, sẽ có tầm bắn tối đa lên tới 200 km - vượt xa trần bay của các loại máy bay và tên lửa thông thường.Mục tiêu của tên lửa phòng không S-500 khi này, sẽ không còn là các phương tiện bay dưới bầu khí quyển nữa, mà là các loại phương tiện bay vũ trụ, ví dụ như vệ tinh nhân tạo, hoặc thậm chí là trạm vũ trụ.Việc tên lửa S-500 có tầm bắn gấp 10 lần tầm phủ của các loại tên lửa S-400 và S-300, sẽ giúp Nga tạo ra lưới lửa phòng không đa tầng cực kỳ hiệu quả.Kết hợp cùng lúc các tổ hợp S-500, S-400 và S-300 của Nga, sẽ tạo ra một hệ thống phòng không mà ở đó mọi vật thể bay, bất kể ở độ cao nào, cũng sẽ đều bị tiêu diệt hoàn toàn.Việc tên lửa S-500 có khả năng phóng tới độ cao quỹ đạo, cũng được cho là bước đi tắt đón đầu của người Nga, khi mà nhiều loại tên lửa siêu siêu thanh ngày nay, đều được hướng tới việc triển khai từ độ cao quỹ đạo.Theo đó, các loại tên lửa siêu siêu thanh, sẽ được phóng lên độ cao quỹ đạo, sau đó "rơi tự do" về mặt đất theo quỹ đạo được tính toán trước.Khi này, việc đánh chặn các tên lửa siêu siêu thanh ở độ cao quỹ đạo, sẽ dễ hơn nhiều so với việc đánh chặn chúng ở pha cuối - khi tốc độ của tên lửa là quá cao và rất khó có thể đánh chính xác.Ngoài ra, các tổ hợp tên lửa S-500 còn giải được bài toán cực kỳ khó khăn với Moscow suốt nhiều chục năm qua, đó là việc bị các vệ tinh do thám của đối phương "soi mói" ngày đêm, mà không thể làm gì được.Theo các công ước quốc tế, độ cao quỹ đạo là nơi không có chủ quyền, nghĩa là các vệ tinh của Mỹ, có thể bay lởn vởn ở độ cao quỹ đạo ngay trên không phận Nga, theo dõi nước Nga liên tục 24/24, mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào.Tuy nhiên, trong tình trạng chiến tranh, việc để vệ tinh do thám của đối phương hoạt động ngay trên không phận của mình, có thể sẽ mang lại rất nhiều bất lợi, ít nhất là không thể đảm bảo được yếu tố bất ngờ trong nhiều trường hợp.Sự ra đời của tổ hợp S-500, đã giải được bài toán đối phó với vệ tinh do thám của đối phương. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ khả năng bắn hạ vệ tinh của S-500 hiệu quả tới đây, khi tất cả mới chỉ dừng lại ở quảng cáo.Tính tới thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã tỏ ra quan tâm tới tổ hợp S-500 của Nga. Trong đấy có Trung Quốc - quốc gia được coi là bạn hàng cực kỳ thân thiết, với các tổ hợp tên lửa của Nga. Nguồn ảnh: Vivian. Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 mạnh nhất của Nga hiện tại. Nguồn: PTH7.
Mặc dù các tổ hợp tên lửa S-300 và S-400 của Nga vừa có màn trình diễn không mấy thuyết phục ở chiến trường Syria, tuy nhiên sự ra đời của tên lửa phòng không S-500 lại đã chứng minh rằng, Moscow hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống S-300 và S-400 của nước này.
Theo đó, phía Nga tự tin khẳng định rằng tổ hợp tên lửa S-500 Prometheus của nước này, sẽ có tầm bắn tối đa lên tới 200 km - vượt xa trần bay của các loại máy bay và tên lửa thông thường.
Mục tiêu của tên lửa phòng không S-500 khi này, sẽ không còn là các phương tiện bay dưới bầu khí quyển nữa, mà là các loại phương tiện bay vũ trụ, ví dụ như vệ tinh nhân tạo, hoặc thậm chí là trạm vũ trụ.
Việc tên lửa S-500 có tầm bắn gấp 10 lần tầm phủ của các loại tên lửa S-400 và S-300, sẽ giúp Nga tạo ra lưới lửa phòng không đa tầng cực kỳ hiệu quả.
Kết hợp cùng lúc các tổ hợp S-500, S-400 và S-300 của Nga, sẽ tạo ra một hệ thống phòng không mà ở đó mọi vật thể bay, bất kể ở độ cao nào, cũng sẽ đều bị tiêu diệt hoàn toàn.
Việc tên lửa S-500 có khả năng phóng tới độ cao quỹ đạo, cũng được cho là bước đi tắt đón đầu của người Nga, khi mà nhiều loại tên lửa siêu siêu thanh ngày nay, đều được hướng tới việc triển khai từ độ cao quỹ đạo.
Theo đó, các loại tên lửa siêu siêu thanh, sẽ được phóng lên độ cao quỹ đạo, sau đó "rơi tự do" về mặt đất theo quỹ đạo được tính toán trước.
Khi này, việc đánh chặn các tên lửa siêu siêu thanh ở độ cao quỹ đạo, sẽ dễ hơn nhiều so với việc đánh chặn chúng ở pha cuối - khi tốc độ của tên lửa là quá cao và rất khó có thể đánh chính xác.
Ngoài ra, các tổ hợp tên lửa S-500 còn giải được bài toán cực kỳ khó khăn với Moscow suốt nhiều chục năm qua, đó là việc bị các vệ tinh do thám của đối phương "soi mói" ngày đêm, mà không thể làm gì được.
Theo các công ước quốc tế, độ cao quỹ đạo là nơi không có chủ quyền, nghĩa là các vệ tinh của Mỹ, có thể bay lởn vởn ở độ cao quỹ đạo ngay trên không phận Nga, theo dõi nước Nga liên tục 24/24, mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào.
Tuy nhiên, trong tình trạng chiến tranh, việc để vệ tinh do thám của đối phương hoạt động ngay trên không phận của mình, có thể sẽ mang lại rất nhiều bất lợi, ít nhất là không thể đảm bảo được yếu tố bất ngờ trong nhiều trường hợp.
Sự ra đời của tổ hợp S-500, đã giải được bài toán đối phó với vệ tinh do thám của đối phương. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ khả năng bắn hạ vệ tinh của S-500 hiệu quả tới đây, khi tất cả mới chỉ dừng lại ở quảng cáo.
Tính tới thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã tỏ ra quan tâm tới tổ hợp S-500 của Nga. Trong đấy có Trung Quốc - quốc gia được coi là bạn hàng cực kỳ thân thiết, với các tổ hợp tên lửa của Nga. Nguồn ảnh: Vivian.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 mạnh nhất của Nga hiện tại. Nguồn: PTH7.