Mới đây nhà sản xuất tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa tiên tiến S-500 Prometheus lưu ý rằng, vũ khí này sẽ sớm được đưa vào thành phần tác chiến của quân đội Nga trong tương lai gần.Mặc dù phải tới năm 2025 thì S-500 mới đạt trạng thái sẵn sàng phục vụ đầy đủ, nhưng ngay từ năm 2021 lực lượng vũ trang Nga đã nhận được hệ thống Prometheus đầu tiên để triển khai cho công tác huấn luyện.Những thông tin nêu trên và sự thật về việc hệ thống phòng không S-500 Prometheus đã chuẩn bị được bàn giao khiến cho giới quân sự NATO tỏ ra đặc biệt lo ngại.Chuyên gia Mark Episkopos trong một bài phân tích trên tạp chí National Interest của Mỹ gọi việc S-500 Prometheus sắp đi vào trực chiến là "tin xấu cho NATO".Tác giả lưu ý rằng tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa đầy hứa hẹn (mà ông gọi là Triumfator-M) có một số lợi thế không thể phủ nhận so với các sản phẩm hiện có.Giới chuyên môn cho rằng tên lửa S-500 có khả năng sẽ được trang bị tên lửa chống đạn đạo tầm xa 600 km, độ cao hoạt động lớn hơn 200 km so với S-400.Ngoài ra Prometheus còn có thể theo dõi và đánh chặn được tới 10 đầu đạn tên lửa bay với tốc độ hơn 6,4 km/s, thông số trên rõ ràng cực kỳ ấn tượng.Một trong những câu hỏi chính đang được phương Tây đưa ra liên quan đến sự phát triển của S-500, đó là liệu Prometheus có thể phát hiện và bắn hạ máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II hay không?Câu hỏi này quan trọng chủ yếu đối với Mỹ, bởi nếu như công nghệ tàng hình được tích hợp trên F-35 vô dụng trước S-500, thì Nga không chỉ hủy diệt Lightning II mà còn cả triển vọng thương mại của nó.Tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II là một trong những dự án chế tạo vũ khí lớn và đắt đỏ nhất của Mỹ trong vài thập kỷ qua, chương trình này đã tiêu tốn tới hàng trăm tỷ USD.Để bù đắp chi phí, nhà sản xuất đang tích cực chào bán cho quân đội Mỹ và đồng minh, họ kỳ vọng sẽ cho xuất xưởng ít nhất 2.000 chiếc, thậm chí có thể lên tới 4.000 chiếc trong tương lai xa.Nếu như khách hàng bất ngờ phát hiện ra rằng S-500 có thể nhận biết F-35 ở bất kỳ chế độ bay nào, thì đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.Mặc dù vậy, ở chiều ngược lại cũng có nhận xét rằng chưa có gì đáng lo lắng, bởi vì S-500 thực chất chỉ mới là vũ khí trên giấy với tính năng được quảng cáo trên lý thuyết, chưa từng được kiểm nghiệm trong thực tế.Chẳng có gì đảm bảo các tính năng “thần kỳ” của S-500 sẽ đúng như nhà sản xuất giới thiệu, nhất là khi so sánh với S-400 vốn được tung hô chẳng kém nhưng gần như vô dụng trên chiến trường Syria.Cần nhắc lại rằng trước đó Nga đã tuyên bố với sự xuất hiện của S-300/400 thì máy bay chiến đấu Mỹ và Israel sẽ không thể tiếp tục đánh phá Syria, nhưng thực tế lại khác biệt hoàn toàn.
Mới đây nhà sản xuất tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa tiên tiến S-500 Prometheus lưu ý rằng, vũ khí này sẽ sớm được đưa vào thành phần tác chiến của quân đội Nga trong tương lai gần.
Mặc dù phải tới năm 2025 thì S-500 mới đạt trạng thái sẵn sàng phục vụ đầy đủ, nhưng ngay từ năm 2021 lực lượng vũ trang Nga đã nhận được hệ thống Prometheus đầu tiên để triển khai cho công tác huấn luyện.
Những thông tin nêu trên và sự thật về việc hệ thống phòng không S-500 Prometheus đã chuẩn bị được bàn giao khiến cho giới quân sự NATO tỏ ra đặc biệt lo ngại.
Chuyên gia Mark Episkopos trong một bài phân tích trên tạp chí National Interest của Mỹ gọi việc S-500 Prometheus sắp đi vào trực chiến là "tin xấu cho NATO".
Tác giả lưu ý rằng tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa đầy hứa hẹn (mà ông gọi là Triumfator-M) có một số lợi thế không thể phủ nhận so với các sản phẩm hiện có.
Giới chuyên môn cho rằng tên lửa S-500 có khả năng sẽ được trang bị tên lửa chống đạn đạo tầm xa 600 km, độ cao hoạt động lớn hơn 200 km so với S-400.
Ngoài ra Prometheus còn có thể theo dõi và đánh chặn được tới 10 đầu đạn tên lửa bay với tốc độ hơn 6,4 km/s, thông số trên rõ ràng cực kỳ ấn tượng.
Một trong những câu hỏi chính đang được phương Tây đưa ra liên quan đến sự phát triển của S-500, đó là liệu Prometheus có thể phát hiện và bắn hạ máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II hay không?
Câu hỏi này quan trọng chủ yếu đối với Mỹ, bởi nếu như công nghệ tàng hình được tích hợp trên F-35 vô dụng trước S-500, thì Nga không chỉ hủy diệt Lightning II mà còn cả triển vọng thương mại của nó.
Tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II là một trong những dự án chế tạo vũ khí lớn và đắt đỏ nhất của Mỹ trong vài thập kỷ qua, chương trình này đã tiêu tốn tới hàng trăm tỷ USD.
Để bù đắp chi phí, nhà sản xuất đang tích cực chào bán cho quân đội Mỹ và đồng minh, họ kỳ vọng sẽ cho xuất xưởng ít nhất 2.000 chiếc, thậm chí có thể lên tới 4.000 chiếc trong tương lai xa.
Nếu như khách hàng bất ngờ phát hiện ra rằng S-500 có thể nhận biết F-35 ở bất kỳ chế độ bay nào, thì đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.
Mặc dù vậy, ở chiều ngược lại cũng có nhận xét rằng chưa có gì đáng lo lắng, bởi vì S-500 thực chất chỉ mới là vũ khí trên giấy với tính năng được quảng cáo trên lý thuyết, chưa từng được kiểm nghiệm trong thực tế.
Chẳng có gì đảm bảo các tính năng “thần kỳ” của S-500 sẽ đúng như nhà sản xuất giới thiệu, nhất là khi so sánh với S-400 vốn được tung hô chẳng kém nhưng gần như vô dụng trên chiến trường Syria.
Cần nhắc lại rằng trước đó Nga đã tuyên bố với sự xuất hiện của S-300/400 thì máy bay chiến đấu Mỹ và Israel sẽ không thể tiếp tục đánh phá Syria, nhưng thực tế lại khác biệt hoàn toàn.