Trong tuyên bố của mình, ông Serdyukov nói rằng nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là đưa máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 vào biên chế lực lượng hàng không - vũ trụ Nga.Tuy vậy, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga và hiện nay là người đứng đầu bộ phận hàng không của tập đoàn Rostec cũng nói thêm, họ có lợi ích to lớn trong việc xuất khẩu tiêm kích Su-57E (phiên bản thương mại của Su-57) cho các khách hàng nước ngoài.Phóng viên Trung Quốc Xu Lumin dự đoán ngay sau khi Su-57 xuất hiện trong thành phần chiến đấu của không quân Nga thì sự quan tâm đến nó từ các khách hàng nước ngoài sẽ tăng lên đáng kể.Đồng thời báo chí Trung Quốc cũng đang cố gắng tìm kiếm chính xác khách hàng nước ngoài đầy tiềm năng mà ông Anatoly Serdyukov nghĩ đến.Trước đó Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện sự quan tâm đến máy bay chiến đấu thế hệ mới của Nga ở một mức độ nhất định. Khi Ankara bị loại khỏi chương trình F-35, họ đã "đe dọa" Mỹ bằng cách mua tiêm kích từ "các nhà cung cấp khác", ý muốn nói đến Su-35 và Su-57.Nhưng điều đáng lưu ý nhất chính là Trung Quốc cũng đang cân nhắc khả năng mua Su-57 theo hình thức "lô nhỏ", diễn biến trên vô cùng bất ngờ bởi trước đó Bắc Kinh từng lên tiếng chê bai Su-57 hết lời.Trung Quốc hiện tại đã bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt tiêm kích tàng hình nội địa J-20 và chuẩn bị hoàn thiện chiếc J-31, trong khi không quân Nga còn chưa nhận được chiếc Su-57 nào.Chính vì vậy có ý kiến cho rằng việc Trung Quốc muốn mua phiên bản xuất khẩu của Su-57 có thể trở thành một chiêu quảng cáo rất hiệu quả đối với máy bay chiến đấu tàng hình do Moskva sản xuất.Không chỉ có vậy, điều này còn cho thấy rằng các sản phẩm tương tự của Bắc Kinh,cụ thể là tiêm kích tàng hình nội địa J-20 và cả J-31 thua kém đáng kể so với Su-57E về tính năng kỹ chiến thuật cơ bản.Nhưng hiện tại ở Trung Quốc mới chỉ có những cuộc thảo luận về việc mua tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga, chưa xuất hiện vòng đàm phán nào liên quan đến việc ký kết hợp đồng chính thức giữa Bắc Kinh và Moskva.Xét đến giá trị xuất khẩu ước tính của tiêm kích tàng hình Su-57 vào khoảng 150 triệu USD thì số tiền ký kết hợp đồng giữa Nga và Trung Quốc có thể lên tới trên 2 tỷ USD.Ngoài ra cũng xuất hiện lo ngại cho rằng Trung Quốc quan tâm đến việc mua Su-57 chỉ để tiếp cận với các công nghệ mới nhất và họ sẽ cố gắng sao chép hệ thống trên máy bay Nga để tích hợp vào tiêm kích tàng hình của mình sau này.Điều đó càng có cơ sở khi giới chuyên gia Trung Quốc cũng không giấu giếm mục đích của việc mua sắm là để nghiên cứu chi tiết các công nghệ được triển khai trên tiêm kích thế hệ thứ năm của Nga.Nhưng phía Trung Quốc chủ yếu quan tâm đến động cơ mới nhất Izdeliye 30, trong khi những chiếc Su-57 xuất khẩu đầu tiên vẫn chỉ lắp động cơ AL-41F1S, loại chẳng còn gì là bí mật với họ.Cho nên không loại trừ khả năng "lô nhỏ" gồm 12 chiếc Su-57E chỉ đóng vai trò mẫu đối chứng công nghệ, cụ thể là làm "quân xanh" trong diễn tập đối kháng với tiêm kích do họ sản xuất.
Trong tuyên bố của mình, ông Serdyukov nói rằng nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là đưa máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 vào biên chế lực lượng hàng không - vũ trụ Nga.
Tuy vậy, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga và hiện nay là người đứng đầu bộ phận hàng không của tập đoàn Rostec cũng nói thêm, họ có lợi ích to lớn trong việc xuất khẩu tiêm kích Su-57E (phiên bản thương mại của Su-57) cho các khách hàng nước ngoài.
Phóng viên Trung Quốc Xu Lumin dự đoán ngay sau khi Su-57 xuất hiện trong thành phần chiến đấu của không quân Nga thì sự quan tâm đến nó từ các khách hàng nước ngoài sẽ tăng lên đáng kể.
Đồng thời báo chí Trung Quốc cũng đang cố gắng tìm kiếm chính xác khách hàng nước ngoài đầy tiềm năng mà ông Anatoly Serdyukov nghĩ đến.
Trước đó Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện sự quan tâm đến máy bay chiến đấu thế hệ mới của Nga ở một mức độ nhất định. Khi Ankara bị loại khỏi chương trình F-35, họ đã "đe dọa" Mỹ bằng cách mua tiêm kích từ "các nhà cung cấp khác", ý muốn nói đến Su-35 và Su-57.
Nhưng điều đáng lưu ý nhất chính là Trung Quốc cũng đang cân nhắc khả năng mua Su-57 theo hình thức "lô nhỏ", diễn biến trên vô cùng bất ngờ bởi trước đó Bắc Kinh từng lên tiếng chê bai Su-57 hết lời.
Trung Quốc hiện tại đã bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt tiêm kích tàng hình nội địa J-20 và chuẩn bị hoàn thiện chiếc J-31, trong khi không quân Nga còn chưa nhận được chiếc Su-57 nào.
Chính vì vậy có ý kiến cho rằng việc Trung Quốc muốn mua phiên bản xuất khẩu của Su-57 có thể trở thành một chiêu quảng cáo rất hiệu quả đối với máy bay chiến đấu tàng hình do Moskva sản xuất.
Không chỉ có vậy, điều này còn cho thấy rằng các sản phẩm tương tự của Bắc Kinh,cụ thể là tiêm kích tàng hình nội địa J-20 và cả J-31 thua kém đáng kể so với Su-57E về tính năng kỹ chiến thuật cơ bản.
Nhưng hiện tại ở Trung Quốc mới chỉ có những cuộc thảo luận về việc mua tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga, chưa xuất hiện vòng đàm phán nào liên quan đến việc ký kết hợp đồng chính thức giữa Bắc Kinh và Moskva.
Xét đến giá trị xuất khẩu ước tính của tiêm kích tàng hình Su-57 vào khoảng 150 triệu USD thì số tiền ký kết hợp đồng giữa Nga và Trung Quốc có thể lên tới trên 2 tỷ USD.
Ngoài ra cũng xuất hiện lo ngại cho rằng Trung Quốc quan tâm đến việc mua Su-57 chỉ để tiếp cận với các công nghệ mới nhất và họ sẽ cố gắng sao chép hệ thống trên máy bay Nga để tích hợp vào tiêm kích tàng hình của mình sau này.
Điều đó càng có cơ sở khi giới chuyên gia Trung Quốc cũng không giấu giếm mục đích của việc mua sắm là để nghiên cứu chi tiết các công nghệ được triển khai trên tiêm kích thế hệ thứ năm của Nga.
Nhưng phía Trung Quốc chủ yếu quan tâm đến động cơ mới nhất Izdeliye 30, trong khi những chiếc Su-57 xuất khẩu đầu tiên vẫn chỉ lắp động cơ AL-41F1S, loại chẳng còn gì là bí mật với họ.
Cho nên không loại trừ khả năng "lô nhỏ" gồm 12 chiếc Su-57E chỉ đóng vai trò mẫu đối chứng công nghệ, cụ thể là làm "quân xanh" trong diễn tập đối kháng với tiêm kích do họ sản xuất.