Mang tên Radpanzer 90, phương tiện chiến đấu bánh lốp hay còn có thể coi là pháo tự hành chống tăng này do Tây Đức nghiên cứu thiết kế và sản xuất thử nghiêm vào giai đoạn đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: TDYQ.Radpanzer 90 được lấy cảm hứng từ các phương tiện bánh lốp nổi danh ra đời trước đó của Đức bao gồm Spahpanzer và Fuchs. Tới đầu thập niên 80, hãng Daimler-Benz bắt đầu bắt tay vào thiết kế loại thiết giáp hạng nhẹ mang được vũ khí hạng nặng này. Nguồn ảnh: TDYQ.Tới cuối năm 1983, nguyên mẫu đầu tiên được ra đời với cơ chế chuyển động 8x8. Thiết kế của Radpanzer 90 được coi là rất hoàn thiện và cực kỳ hiện đại nhưng trên thực tế, đây là thiết kế thử nên nó không đạt đủ các yếu tố dành cho việc sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: TDYQ.Do các biến động chính trị khiến cho Đông Đức và Tây Đức được thống nhất, kho vũ khí số lượng cực nhiều và hiện đại của Đông Đức thừa đủ cho nước Đức sử dụng trong tương lai kèm theo đó là sự tan rã dần của Liên Xô khiến cho châu Âu không còn đối thủ đe doạ, việc chỉnh sửa thiết kế để Radpanzer 90 có thể sản xuất được hàng loạt trở nên thừa thãi. Nguồn ảnh: TDYQ.Chỉ duy nhất một nguyên mẫu pháo tự hành Radpanzer 90 được hoàn thiện và sau một thời gian ngắn thử nghiệm, mẫu thử này bị cho vào viện bảo tàng. Nguồn ảnh: TDYQ.Về cơ bản Radpanzer 90 là phương tiện chiến đấu bọc thép không quá kém cỏi nhưng cũng không nổi trội ở bất cứ một khía cạnh nào. Thực tế thì việc Radpanzer 90 ra đời không đúng thời điểm được cho là "nhược điểm" lớn nhất khiến phương tiện chiến đấu này không được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: TDYQ.Radpanzer 90 có chiều dài tổng cộng 7100mm, chiều rộng đạt gần 3000mm. Tổng cộng phương tiện chiến đấu này có trọng lượng 30,7 tấn và được trang bị động cơ có công suất kéo tượng đương 26 sức ngựa mỗi tấn kèm theo đó là kíp chiến đấu 4 người. Nguồn ảnh: TDYQ.Hoả lực chính của xe là khẩu pháo 105mm L7A3 do Anh sản xuất. Đây là khẩu pháo giống với hoả lực chính được trang bị trên loại xe tăng Leopard 1 - loại xe tăng chủ lực vào thời điểm những năm 80 của thế kỷ trước vẫn còn cực kỳ phổ biến ở châu Âu. Nguồn ảnh: TDYQ.Khẩu pháo này cũng được trang bị kèm hệ thống ổn định đường ngắm, cho phép Radpanzer 90 khai hoả được trong khi di chuyển ở tốc độ không quá cao, kèm theo đó là tầm bắn tối đa khoảng 2,5 km - không đủ để đối đầu với các loại xe tăng chủ lực của Liên Xô nhưng cũng đủ để đối phó với các loại xe chiến đấu bộ binh, thiết giáp của đối phương. Nguồn ảnh: TDYQ.Hiện tại nguyên mẫu duy nhất của Radpanzer 90 đang được trưng bày tại Bộ sưu tập Công nghệ Quốc phòng được đặt tại Koblenz, Đức. Nguồn ảnh: TDYQ. Mời độc giả xem Video: Xe tăng chủ lực Leopard 1 - mẫu xe tăng do Đức thiết kế từng làm mưa làm gió khắp châu Âu.
Mang tên Radpanzer 90, phương tiện chiến đấu bánh lốp hay còn có thể coi là pháo tự hành chống tăng này do Tây Đức nghiên cứu thiết kế và sản xuất thử nghiêm vào giai đoạn đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: TDYQ.
Radpanzer 90 được lấy cảm hứng từ các phương tiện bánh lốp nổi danh ra đời trước đó của Đức bao gồm Spahpanzer và Fuchs. Tới đầu thập niên 80, hãng Daimler-Benz bắt đầu bắt tay vào thiết kế loại thiết giáp hạng nhẹ mang được vũ khí hạng nặng này. Nguồn ảnh: TDYQ.
Tới cuối năm 1983, nguyên mẫu đầu tiên được ra đời với cơ chế chuyển động 8x8. Thiết kế của Radpanzer 90 được coi là rất hoàn thiện và cực kỳ hiện đại nhưng trên thực tế, đây là thiết kế thử nên nó không đạt đủ các yếu tố dành cho việc sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: TDYQ.
Do các biến động chính trị khiến cho Đông Đức và Tây Đức được thống nhất, kho vũ khí số lượng cực nhiều và hiện đại của Đông Đức thừa đủ cho nước Đức sử dụng trong tương lai kèm theo đó là sự tan rã dần của Liên Xô khiến cho châu Âu không còn đối thủ đe doạ, việc chỉnh sửa thiết kế để Radpanzer 90 có thể sản xuất được hàng loạt trở nên thừa thãi. Nguồn ảnh: TDYQ.
Chỉ duy nhất một nguyên mẫu pháo tự hành Radpanzer 90 được hoàn thiện và sau một thời gian ngắn thử nghiệm, mẫu thử này bị cho vào viện bảo tàng. Nguồn ảnh: TDYQ.
Về cơ bản Radpanzer 90 là phương tiện chiến đấu bọc thép không quá kém cỏi nhưng cũng không nổi trội ở bất cứ một khía cạnh nào. Thực tế thì việc Radpanzer 90 ra đời không đúng thời điểm được cho là "nhược điểm" lớn nhất khiến phương tiện chiến đấu này không được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: TDYQ.
Radpanzer 90 có chiều dài tổng cộng 7100mm, chiều rộng đạt gần 3000mm. Tổng cộng phương tiện chiến đấu này có trọng lượng 30,7 tấn và được trang bị động cơ có công suất kéo tượng đương 26 sức ngựa mỗi tấn kèm theo đó là kíp chiến đấu 4 người. Nguồn ảnh: TDYQ.
Hoả lực chính của xe là khẩu pháo 105mm L7A3 do Anh sản xuất. Đây là khẩu pháo giống với hoả lực chính được trang bị trên loại xe tăng Leopard 1 - loại xe tăng chủ lực vào thời điểm những năm 80 của thế kỷ trước vẫn còn cực kỳ phổ biến ở châu Âu. Nguồn ảnh: TDYQ.
Khẩu pháo này cũng được trang bị kèm hệ thống ổn định đường ngắm, cho phép Radpanzer 90 khai hoả được trong khi di chuyển ở tốc độ không quá cao, kèm theo đó là tầm bắn tối đa khoảng 2,5 km - không đủ để đối đầu với các loại xe tăng chủ lực của Liên Xô nhưng cũng đủ để đối phó với các loại xe chiến đấu bộ binh, thiết giáp của đối phương. Nguồn ảnh: TDYQ.
Hiện tại nguyên mẫu duy nhất của Radpanzer 90 đang được trưng bày tại Bộ sưu tập Công nghệ Quốc phòng được đặt tại Koblenz, Đức. Nguồn ảnh: TDYQ.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng chủ lực Leopard 1 - mẫu xe tăng do Đức thiết kế từng làm mưa làm gió khắp châu Âu.