Được phát triển từ năm 1982, tên lửa không đối không tầm trung Vympel R-77 được kỳ vọng sẽ là loại vũ khí sẽ giúp Không quân Liên Xô san bằng khoảng cách với Không quân Mỹ và NATO thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Airpower.Mặc dù vậy, do quá trình phát triển tên lửa R-77 bị ảnh hưởng nhiều bởi các biến động chính trị, ngân sách bị cắt giảm nên phải mãi tới năm 1991 loại tên lửa này mới được hoàn thành và lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng vào năm 1992. Nguồn ảnh: Wiki.Tới năm 1994, tên lửa đối không R-77 được biên chế chính thức vào lực lượng Không quân Nga và kể từ đây, cơn ác mộng của các chiến đấu cơ Mỹ và NATO đã chính thúc bắt đầu. Nguồn ảnh: Airpower.Có trọng lượng khoảng 175 kg, tên lửa R-77 mang theo đầu đạn nổ HE có trọng lượng 22,5 kg, sử dụng cơ chế kích nổ bằng laser và chạm nổ cực kỳ chính xác. R-77 có chiều dài 3,6 mét và có đường kính rất nhỏ, chỉ 200 mm. Nguồn ảnh: Bharatbakshak.Tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng và có kèm theo cánh điều hướng với sải cánh rộng 350 mm. Loại tên lửa này có tầm hoạt động lớn hơn hầu như tất cả các loại tên lửa không đối không phổ biến khác của NATO và Mỹ. Nguồn ảnh: Indian.Theo đó, R-77 có tầm hoạt động thấp nhất là 80 km với phiên bản gốc, phiên bản R-77-1 có tầm hoạt động mở rộng lên 110 km và ở phiên bản K-77M sau này, tầm hoạt động của nó còn được mở rộng lên tới... 200 km. Nguồn ảnh: National.Tầm bay tối đa của tên lửa R-77 là từ 5 km cho tới 25 km so với mực nước biển. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những chiếc máy bay chiến đấu của Nga có thể thoải mái phóng tên lửa ở độ cao lớn nhất mà chúng đạt được (phổ biến là trên 20.000 mét). Nguồn ảnh: Military.R-77 được trang bị hệ thống dẫn đường thông minh có khả năng cập nhật mục tiêu ở giữa hành trình bay kèm theo đó là hệ thống dẫn đường bằng radar chủ động cực kỳ tiên tiến đảm bảo có độ chính xác rất cao nhất là với các mục tiêu bay có quỹ đạo ổn định như các máy bay vận tải, máy bay ném bom chiến lược của đối phương. Nguồn ảnh: Full.Có thể kể tên qua một số dòng máy bay quân sự Nga tương thích với tên lửa R-77 như MiG-21-93, MiG-25, MiG-27, MiG-29, MiG-31, MiG-35, Su-27, Su-30, Su-33, Su-34, Su-35, Yak-141, J-10,... Có thể coi đây là loại tên lửa đối không phổ biến nhất thế giới hiện nay cùng với sự phổ biến của các chiến đấu cơ Nga trên toàn cầu. Nguồn ảnh: Aero.Trong tương lai, R-77 cũng sẽ là loại vũ khí không đối không tầm trung được hứa hẹn sẽ xuất hiện trên chiếc chiến đấu cơ Sukhoi Su-57 - chiến đấu cơ thế hệ năm đầu tiên của Nga. Ảnh: Cụm cánh điều hướng của R-77 có thiết kế cực kỳ đặc biệt và hiệu quả. Nguồn ảnh: Airpower.Hiện tại, các máy bay Su-30MK2V của Không quân Việt Nam cũng được trang bị các loại tên lửa R-77. Tuy nhiên không rõ trong biên chế của Không quân ta có tổng cộng bao nhiêu tên lửa loại này. Nguồn ảnh: Live.Ngoài Nga, R-77 còn được sử dụng ở khoảng 18 quốc gia khác trên thế giới trong đó có cả Ấn Độ, Trung Quốc, và Malaysia. Nguồn ảnh: Thaimilitary.Mời độc giả xem video: Tên lửa R-77 phóng từ máy bay Su-30. Nguồn: Youtube.
Được phát triển từ năm 1982, tên lửa không đối không tầm trung Vympel R-77 được kỳ vọng sẽ là loại vũ khí sẽ giúp Không quân Liên Xô san bằng khoảng cách với Không quân Mỹ và NATO thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Airpower.
Mặc dù vậy, do quá trình phát triển tên lửa R-77 bị ảnh hưởng nhiều bởi các biến động chính trị, ngân sách bị cắt giảm nên phải mãi tới năm 1991 loại tên lửa này mới được hoàn thành và lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng vào năm 1992. Nguồn ảnh: Wiki.
Tới năm 1994, tên lửa đối không R-77 được biên chế chính thức vào lực lượng Không quân Nga và kể từ đây, cơn ác mộng của các chiến đấu cơ Mỹ và NATO đã chính thúc bắt đầu. Nguồn ảnh: Airpower.
Có trọng lượng khoảng 175 kg, tên lửa R-77 mang theo đầu đạn nổ HE có trọng lượng 22,5 kg, sử dụng cơ chế kích nổ bằng laser và chạm nổ cực kỳ chính xác. R-77 có chiều dài 3,6 mét và có đường kính rất nhỏ, chỉ 200 mm. Nguồn ảnh: Bharatbakshak.
Tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng và có kèm theo cánh điều hướng với sải cánh rộng 350 mm. Loại tên lửa này có tầm hoạt động lớn hơn hầu như tất cả các loại tên lửa không đối không phổ biến khác của NATO và Mỹ. Nguồn ảnh: Indian.
Theo đó, R-77 có tầm hoạt động thấp nhất là 80 km với phiên bản gốc, phiên bản R-77-1 có tầm hoạt động mở rộng lên 110 km và ở phiên bản K-77M sau này, tầm hoạt động của nó còn được mở rộng lên tới... 200 km. Nguồn ảnh: National.
Tầm bay tối đa của tên lửa R-77 là từ 5 km cho tới 25 km so với mực nước biển. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những chiếc máy bay chiến đấu của Nga có thể thoải mái phóng tên lửa ở độ cao lớn nhất mà chúng đạt được (phổ biến là trên 20.000 mét). Nguồn ảnh: Military.
R-77 được trang bị hệ thống dẫn đường thông minh có khả năng cập nhật mục tiêu ở giữa hành trình bay kèm theo đó là hệ thống dẫn đường bằng radar chủ động cực kỳ tiên tiến đảm bảo có độ chính xác rất cao nhất là với các mục tiêu bay có quỹ đạo ổn định như các máy bay vận tải, máy bay ném bom chiến lược của đối phương. Nguồn ảnh: Full.
Có thể kể tên qua một số dòng máy bay quân sự Nga tương thích với tên lửa R-77 như MiG-21-93, MiG-25, MiG-27, MiG-29, MiG-31, MiG-35, Su-27, Su-30, Su-33, Su-34, Su-35, Yak-141, J-10,... Có thể coi đây là loại tên lửa đối không phổ biến nhất thế giới hiện nay cùng với sự phổ biến của các chiến đấu cơ Nga trên toàn cầu. Nguồn ảnh: Aero.
Trong tương lai, R-77 cũng sẽ là loại vũ khí không đối không tầm trung được hứa hẹn sẽ xuất hiện trên chiếc chiến đấu cơ Sukhoi Su-57 - chiến đấu cơ thế hệ năm đầu tiên của Nga. Ảnh: Cụm cánh điều hướng của R-77 có thiết kế cực kỳ đặc biệt và hiệu quả. Nguồn ảnh: Airpower.
Hiện tại, các máy bay Su-30MK2V của Không quân Việt Nam cũng được trang bị các loại tên lửa R-77. Tuy nhiên không rõ trong biên chế của Không quân ta có tổng cộng bao nhiêu tên lửa loại này. Nguồn ảnh: Live.
Ngoài Nga, R-77 còn được sử dụng ở khoảng 18 quốc gia khác trên thế giới trong đó có cả Ấn Độ, Trung Quốc, và Malaysia. Nguồn ảnh: Thaimilitary.
Mời độc giả xem video: Tên lửa R-77 phóng từ máy bay Su-30. Nguồn: Youtube.