Bên cạnh các loại xe tăng, thiết giáp, pháo binh và máy bay, sau chiến thắng ngày 30/4/1975, quân đội ta còn thu giữ được một số lượng nhỏ tàu chiến của VNCH. Trong đó nổi bật lên là hai chiếc tàu chiến cỡ lượng giãn nước 1.500-2.800 tấn góp phần nâng cao sức mạnh Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 1980-1990s. Trong ảnh, chiến hạm HQ-01 (tàu chiến lợi phẩm) đang tham gia công tác bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Nguồn ảnh: TLTheo một số tài liệu Mỹ, chiến hạm HQ-01 của Việt Nam vốn từng là tàu chiến của Hải quân Mỹ từ năm 1942 đến 1947.Cụ thể, Ngày 8/3/1942, chiếc USS Absecon (AVP-23) được hạ thủy thành công tại Washington và sau đó chưa đầy một năm sau, tháng 1/1943 con tàu chính thức gia nhập Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, trong CTTG 2, con tùa này không tham chiến mà chủ yếu phục vụ huấn luyện phóng máy bay và làm tàu mục tiêu. Nguồn ảnh: Naval SourceNăm 1949, USS Absecon được tái trang bị cho lực lượng tuần duyên Mỹ (cảnh sát biển Mỹ) mang phiên hiệu USCGC Absecon WAVP-374). Trong thời gian này, nó được trang bị thêm các hệ thống radar và sonar chống ngầm cùng hỏa lực gồm pháo hạm 127mm (trang bị kèm máy chỉ huy và radar dẫn bắn) cùng 6 đại liên 12,7mm. Nguồn ảnh: Naval SourceTới đầu năm 1972, Absecon bị loại biên chế khỏi lực lượng tuần duyên Mỹ và chuyển giao cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa sử dụng vào tháng 6/1972 với tên gọi Phạm Ngũ Lão (HQ-15). Thời điểm này, toàn bộ hệ thống vũ khí chống ngầm bị loại bỏ. Nguồn ảnh: Naval SourceSau ngày 30/4/1975, HQ-15 Phạm Ngũ Lão trở thành tàu chiến lợi phẩm, được tái trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam sử dụng với phiên hiệu HQ-01. Nguồn ảnh: Naval SourceChiến hạm HQ-01 có lượng giãn nước toàn tải lên tới 2.800 tấn, dài 94,69m, rộng 12,52m, mớn nước 4,09m, thủy thủ đoàn lên tới 200 người. Con tàu được trang bị hai động cơ diesel cung cấp tổng công suất 6.000 mã lực cho tốc độ tối đa 18 hải lý/h, tốc độ kinh tế 12 hải lý/h cho tầm hoạt động lên tới 37.000km. Ở đuôi tàu có sân đáp khá lớn cho phép trực thăng hạ cánh được. Nguồn ảnh: Naval SourceVề mặt hỏa lực, sau năm 1975 chiến hạm HQ-01 được trang bị pháo hạm nòng kép 127mm và 2 khẩu cối 81mm. Nguồn ảnh: WikipediaTới giữa những năm 1980, Việt Nam tự nâng cấp và trang bị thêm 2 ống phóng chứa tên lửa hành trình chống hạm P-15U có tầm bắn 40-50km. Và bổ sung thêm các hệ thống pháo đa năng 25-37mm. Nguồn ảnh: WikipediaTàu chiến lợi phẩm lớn thứ 2 và rất quý giá với HQND Việt Nam sau 1975 là khu trục hạm HQ-03 - vốn là tàu chiến cũ được Mỹ cung cấp cho VNCH sử dụng, sau ngày 30/4/1975, con tàu được Hải quân Nhân dân Việt Nam thu giữ và tái sử dụng cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Ảnh cực hiếm HQ-03 trong hoạt động chiến đấu chống quân Khmer Đỏ ở vùng biển Tây Nam đất nước. Nguồn ảnh: TLHQ-03 có tên gốc là USS Forster (DE-334) thuộc biên chế Hải quân Mỹ từ năm 1943-1954. Tháng 9/1971, USS Forster bị loại biên chế và ngay sau đó là viện trợ cho VNCH sử dụng với phiên hiệu mới là Trần Khánh Dư (HQ-04). Sau ngày 30/4/1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam thu giữ và tái sử dụng HQ-04 với phiên hiệu mới là HQ-03. Con tàu đã phục vụ tích cực suốt hàng chục năm tới giữa những năm 1990. Nguồn ảnh: Naval SourceChiến hạm HQ-03 thuộc lớp tàu khu trục hộ tống Edsall (khu trục hộ tống là phân loại tàu chiến Mỹ chuyên dùng cho nhiệm vụ hộ tống đoàn tàu vận tải) được chế tạo chuyên cho vai trò chống ngầm. Nó có lượng giãn nước toàn tải 1.590 tấn (bé hơn nhiều so với phân loại khu trục hạm ngày nay), dài 93m, rộng 11,15m, mớn nước 3,18m. Tàu được trang bị 8 động cơ diesel cho tốc độ 21 hải lý/h, tầm hoạt động 16.900km, thủy thủ đoàn lên tới 201 người. Nguồn ảnh: Naval SourceHỏa lực pháo mạnh nhất của khu trục hạm HQ-03 là ba bệ pháo Mk 2 76mm đạt tốc độ bắn 50 phát/phút, tầm bắn 13,4km. Nguồn ảnh: Naval SourcePháo thời này chủ yếu được vận hành bằng con người, để bắn pháo cần tới kíp 7 người. Nguồn ảnh: Naval SourceNgoài pháo 76mm, khu trục hạm HQ-03 còn có hai bệ pháo phòng không 40mm nòng kép với tầm bắn khoảng 7km cùng 8 bệ pháo phòng không 20mm với tầm bắn hiệu quả 1km. Nguồn ảnh: Naval SourceTrên tàu còn có dàn phóng ngư lôi Mark 15 cỡ 530mm (3 ống) bắn đi những quả ngư lôi nặng đến 1,7 tấn, tầm bắn hiệu quả 5,5km, tối đa 13,5km, trang bị đầu nổ nặng 375kg, dùng kiểu dẫn đường con quay hồi chuyển. Nguồn ảnh: Naval SourceNgoài các tàu chiến đấu, hải quân ta còn thu giữ nguyên vẹn vài chiếc tàu đổ bộ tăng cơ lớn – lượng giãn nước toàn tải lên tới 4.000 tấn. Các tàu này sau đó đã được ta sử dụng thành công trong chiến dịch giải phóng Campuchia khỏi họa diệt chủng. Đặc biệt, tàu đổ bộ phiên hiệu HQ-505 đã góp chiến công rất lớn bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988. Nguồn ảnh: TL
Bên cạnh các loại xe tăng, thiết giáp, pháo binh và máy bay, sau chiến thắng ngày 30/4/1975, quân đội ta còn thu giữ được một số lượng nhỏ tàu chiến của VNCH. Trong đó nổi bật lên là hai chiếc tàu chiến cỡ lượng giãn nước 1.500-2.800 tấn góp phần nâng cao sức mạnh Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 1980-1990s. Trong ảnh, chiến hạm HQ-01 (tàu chiến lợi phẩm) đang tham gia công tác bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Nguồn ảnh: TL
Theo một số tài liệu Mỹ, chiến hạm HQ-01 của Việt Nam vốn từng là tàu chiến của Hải quân Mỹ từ năm 1942 đến 1947.Cụ thể, Ngày 8/3/1942, chiếc USS Absecon (AVP-23) được hạ thủy thành công tại Washington và sau đó chưa đầy một năm sau, tháng 1/1943 con tàu chính thức gia nhập Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, trong CTTG 2, con tùa này không tham chiến mà chủ yếu phục vụ huấn luyện phóng máy bay và làm tàu mục tiêu. Nguồn ảnh: Naval Source
Năm 1949, USS Absecon được tái trang bị cho lực lượng tuần duyên Mỹ (cảnh sát biển Mỹ) mang phiên hiệu USCGC Absecon WAVP-374). Trong thời gian này, nó được trang bị thêm các hệ thống radar và sonar chống ngầm cùng hỏa lực gồm pháo hạm 127mm (trang bị kèm máy chỉ huy và radar dẫn bắn) cùng 6 đại liên 12,7mm. Nguồn ảnh: Naval Source
Tới đầu năm 1972, Absecon bị loại biên chế khỏi lực lượng tuần duyên Mỹ và chuyển giao cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa sử dụng vào tháng 6/1972 với tên gọi Phạm Ngũ Lão (HQ-15). Thời điểm này, toàn bộ hệ thống vũ khí chống ngầm bị loại bỏ. Nguồn ảnh: Naval Source
Sau ngày 30/4/1975, HQ-15 Phạm Ngũ Lão trở thành tàu chiến lợi phẩm, được tái trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam sử dụng với phiên hiệu HQ-01. Nguồn ảnh: Naval Source
Chiến hạm HQ-01 có lượng giãn nước toàn tải lên tới 2.800 tấn, dài 94,69m, rộng 12,52m, mớn nước 4,09m, thủy thủ đoàn lên tới 200 người. Con tàu được trang bị hai động cơ diesel cung cấp tổng công suất 6.000 mã lực cho tốc độ tối đa 18 hải lý/h, tốc độ kinh tế 12 hải lý/h cho tầm hoạt động lên tới 37.000km. Ở đuôi tàu có sân đáp khá lớn cho phép trực thăng hạ cánh được. Nguồn ảnh: Naval Source
Về mặt hỏa lực, sau năm 1975 chiến hạm HQ-01 được trang bị pháo hạm nòng kép 127mm và 2 khẩu cối 81mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tới giữa những năm 1980, Việt Nam tự nâng cấp và trang bị thêm 2 ống phóng chứa tên lửa hành trình chống hạm P-15U có tầm bắn 40-50km. Và bổ sung thêm các hệ thống pháo đa năng 25-37mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tàu chiến lợi phẩm lớn thứ 2 và rất quý giá với HQND Việt Nam sau 1975 là khu trục hạm HQ-03 - vốn là tàu chiến cũ được Mỹ cung cấp cho VNCH sử dụng, sau ngày 30/4/1975, con tàu được Hải quân Nhân dân Việt Nam thu giữ và tái sử dụng cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Ảnh cực hiếm HQ-03 trong hoạt động chiến đấu chống quân Khmer Đỏ ở vùng biển Tây Nam đất nước. Nguồn ảnh: TL
HQ-03 có tên gốc là USS Forster (DE-334) thuộc biên chế Hải quân Mỹ từ năm 1943-1954. Tháng 9/1971, USS Forster bị loại biên chế và ngay sau đó là viện trợ cho VNCH sử dụng với phiên hiệu mới là Trần Khánh Dư (HQ-04). Sau ngày 30/4/1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam thu giữ và tái sử dụng HQ-04 với phiên hiệu mới là HQ-03. Con tàu đã phục vụ tích cực suốt hàng chục năm tới giữa những năm 1990. Nguồn ảnh: Naval Source
Chiến hạm HQ-03 thuộc lớp tàu khu trục hộ tống Edsall (khu trục hộ tống là phân loại tàu chiến Mỹ chuyên dùng cho nhiệm vụ hộ tống đoàn tàu vận tải) được chế tạo chuyên cho vai trò chống ngầm. Nó có lượng giãn nước toàn tải 1.590 tấn (bé hơn nhiều so với phân loại khu trục hạm ngày nay), dài 93m, rộng 11,15m, mớn nước 3,18m. Tàu được trang bị 8 động cơ diesel cho tốc độ 21 hải lý/h, tầm hoạt động 16.900km, thủy thủ đoàn lên tới 201 người. Nguồn ảnh: Naval Source
Hỏa lực pháo mạnh nhất của khu trục hạm HQ-03 là ba bệ pháo Mk 2 76mm đạt tốc độ bắn 50 phát/phút, tầm bắn 13,4km. Nguồn ảnh: Naval Source
Pháo thời này chủ yếu được vận hành bằng con người, để bắn pháo cần tới kíp 7 người. Nguồn ảnh: Naval Source
Ngoài pháo 76mm, khu trục hạm HQ-03 còn có hai bệ pháo phòng không 40mm nòng kép với tầm bắn khoảng 7km cùng 8 bệ pháo phòng không 20mm với tầm bắn hiệu quả 1km. Nguồn ảnh: Naval Source
Trên tàu còn có dàn phóng ngư lôi Mark 15 cỡ 530mm (3 ống) bắn đi những quả ngư lôi nặng đến 1,7 tấn, tầm bắn hiệu quả 5,5km, tối đa 13,5km, trang bị đầu nổ nặng 375kg, dùng kiểu dẫn đường con quay hồi chuyển. Nguồn ảnh: Naval Source
Ngoài các tàu chiến đấu, hải quân ta còn thu giữ nguyên vẹn vài chiếc tàu đổ bộ tăng cơ lớn – lượng giãn nước toàn tải lên tới 4.000 tấn. Các tàu này sau đó đã được ta sử dụng thành công trong chiến dịch giải phóng Campuchia khỏi họa diệt chủng. Đặc biệt, tàu đổ bộ phiên hiệu HQ-505 đã góp chiến công rất lớn bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988. Nguồn ảnh: TL