Theo Arms-Expo, không chỉ đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ an ninh nội địa trên đất liền Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga còn thực hiện cả một số nhiệm vụ tác chiến đặc biệt trên biển vốn thuộc về Hải quân Nga. Kể từ khi được thành lập vào tháng 4/2016 cho đến nay Vệ binh Quốc gia Nga đã có sự thay đổi rõ nét về cách thức hoạt động không chỉ đơn thuần là một lực lượng an ninh thông thường. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh thành lập vào ngày 5/4/2016, Vệ binh Quốc gia Nga là một trong những lực lượng an ninh trực thuộc Bộ Nội vụ với nhiệm vụ chính là bảo vệ an ninh nội địa, chống lại chủ nghĩa khủng bố lẫn cực đoan bên trong nước Nga, hỗ trợ an ninh trong tình trạng khẩn cấp và duy trì thiết quân luật khi cần thiết. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Nhìn chung cơ cấu của Vệ binh Quốc gia Nga không khác gì mấy so với Quân đội Nga, nhưng nó có quy mô nhỏ hơn và đa phần chỉ hoạt động bên trong lãnh thổ nước Nga. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ khi bản thân lực lượng cũng được hợp thành từ nhiều đơn vị tác chiến đặc biệt từng trực thuộc Bộ Nội vụ Nga. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Do đó việc một số đơn vị thuộc Vệ binh Quốc gia Nga tham gia các hoạt động tác chiến đặc biệt dưới nước hoặc trên biển có thể được xem là điều dễ hiểu, và điều đó là nhằm đảm bảo khả năng tác chiến toàn diện của lực lượng này chống lại mọi mối đe dọa đối với an ninh của nước Nga. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Trong ảnh là một buổi huấn luyện cứu nạn dưới nước của một đơn vị Vệ binh Quốc gia Nga đóng tại Siberia, đơn vị tìm kiếm cứu nạn này từng hoạt động độc lập trực thuộc Bộ Nội vụ Nga trước khi gia nhập vệ binh quốc gia. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Dù các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển thường do Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga đảm nhận, nhưng do Vệ binh Quốc gia Nga đảm nhận cả nhiệm vụ tuần tra bảo vệ biên giới nên họ cũng được giao thêm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển hoặc dưới nước tại các khu vực mà lực lượng này quản lý. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Bản thân Vệ binh Quốc gia Nga cũng sở hữu một số lượng lớn tàu thuyền tuần tra ven biển hoặc ven sông nên nhiệm vụ huấn luyện và đào tạo ứng phó xử lý các tình huống khẩn cấp trên biển cũng nằm trong danh sách các khóa huấn luyện của lực lượng này. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Nguồn ảnh: Arms-Expo.Trong ảnh là một binh sĩ thuộc Vệ binh Quốc gia Nga tham gia huấn luyện mô phỏng chữa cháy trên tàu tuần tra có trong trang bị. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Khả năng xử lý tình huống vá điểm vỡ thân tàu của Vệ binh Quốc gia Nga cũng không hề kém cạnh so với lính hải quân nước này. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Về cơ bản cả hai đều sử dụng chung một chương trình huấn luyện nên nó không có nhiều điểm khác biệt. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Bài kiểm tra vá điểm vỡ tràn nước trên thân tàu là một trong những bài huấn luyện khó nhất đối với các thủy thủ phục vụ trong Hải quân lẫn Vệ binh Quốc gia Nga, khi họ phải vá tạm thời các điểm vỡ trong thời gian quy định bên cạnh đó mỗi bài kiểm tra không chỉ có một mà nhiều điểm vỡ khác nhau. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Theo Arms-Expo, không chỉ đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ an ninh nội địa trên đất liền Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga còn thực hiện cả một số nhiệm vụ tác chiến đặc biệt trên biển vốn thuộc về Hải quân Nga. Kể từ khi được thành lập vào tháng 4/2016 cho đến nay Vệ binh Quốc gia Nga đã có sự thay đổi rõ nét về cách thức hoạt động không chỉ đơn thuần là một lực lượng an ninh thông thường. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh thành lập vào ngày 5/4/2016, Vệ binh Quốc gia Nga là một trong những lực lượng an ninh trực thuộc Bộ Nội vụ với nhiệm vụ chính là bảo vệ an ninh nội địa, chống lại chủ nghĩa khủng bố lẫn cực đoan bên trong nước Nga, hỗ trợ an ninh trong tình trạng khẩn cấp và duy trì thiết quân luật khi cần thiết. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Nhìn chung cơ cấu của Vệ binh Quốc gia Nga không khác gì mấy so với Quân đội Nga, nhưng nó có quy mô nhỏ hơn và đa phần chỉ hoạt động bên trong lãnh thổ nước Nga. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ khi bản thân lực lượng cũng được hợp thành từ nhiều đơn vị tác chiến đặc biệt từng trực thuộc Bộ Nội vụ Nga. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Do đó việc một số đơn vị thuộc Vệ binh Quốc gia Nga tham gia các hoạt động tác chiến đặc biệt dưới nước hoặc trên biển có thể được xem là điều dễ hiểu, và điều đó là nhằm đảm bảo khả năng tác chiến toàn diện của lực lượng này chống lại mọi mối đe dọa đối với an ninh của nước Nga. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Trong ảnh là một buổi huấn luyện cứu nạn dưới nước của một đơn vị Vệ binh Quốc gia Nga đóng tại Siberia, đơn vị tìm kiếm cứu nạn này từng hoạt động độc lập trực thuộc Bộ Nội vụ Nga trước khi gia nhập vệ binh quốc gia. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Dù các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển thường do Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga đảm nhận, nhưng do Vệ binh Quốc gia Nga đảm nhận cả nhiệm vụ tuần tra bảo vệ biên giới nên họ cũng được giao thêm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển hoặc dưới nước tại các khu vực mà lực lượng này quản lý. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Bản thân Vệ binh Quốc gia Nga cũng sở hữu một số lượng lớn tàu thuyền tuần tra ven biển hoặc ven sông nên nhiệm vụ huấn luyện và đào tạo ứng phó xử lý các tình huống khẩn cấp trên biển cũng nằm trong danh sách các khóa huấn luyện của lực lượng này. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Trong ảnh là một binh sĩ thuộc Vệ binh Quốc gia Nga tham gia huấn luyện mô phỏng chữa cháy trên tàu tuần tra có trong trang bị. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Khả năng xử lý tình huống vá điểm vỡ thân tàu của Vệ binh Quốc gia Nga cũng không hề kém cạnh so với lính hải quân nước này. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Về cơ bản cả hai đều sử dụng chung một chương trình huấn luyện nên nó không có nhiều điểm khác biệt. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Bài kiểm tra vá điểm vỡ tràn nước trên thân tàu là một trong những bài huấn luyện khó nhất đối với các thủy thủ phục vụ trong Hải quân lẫn Vệ binh Quốc gia Nga, khi họ phải vá tạm thời các điểm vỡ trong thời gian quy định bên cạnh đó mỗi bài kiểm tra không chỉ có một mà nhiều điểm vỡ khác nhau. Nguồn ảnh: Arms-Expo.