Trong quá khứ, quân đội ta dù tự chủ trong thiết kế, may mặc quân, trang phục nhưng các loại vật liệu vải sử dụng trong mục đích quân sự vẫn phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài. Nguồn ảnh: QPVN.Đến khoảng những năm cuối thập niên 80, Công ty 28 cùng Cục quân nhu đã nghiên cứu xây dựng nhà máy dệt và nghiên cứu dệt thành công các loại vải phục vụ nhiệm vụ may mặc quân, trang phục có chất lượng tương đương với các vật liệu cùng loại của nước ngoài. Nguồn ảnh: QPVN.Từ thời điểm này, quân trang Quân đội Nhân dân Việt Nam đã sang trang mới khi có thể tự chủ trong việc sản xuất vải may quân phục. Không những có thể tự chế tạo ra loại vải may trang phục cho binh lính thông thường, Cục Quân nhu còn sản xuất thành công cả loại vải cao cấp để may trang phục cho sĩ quan. Nguồn ảnh: QPVN.Từ đó, quân đội ta hoàn toàn chủ động trong sản xuất, đáp ứng đủ mọi nhu cầu về quân trang, trang phục cho quân đội, chấm dứt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài vốn dĩ vừa tốn kém, vừa phụ thuộc và bị động. Nguồn ảnh: QPVN.Khó khăn nhất trong việc tự sản xuất quân phục chính là việc nhuộm. Nhuộm màu vải vốn dĩ là một công việc không mấy dễ dàng, nhuộm màu quân trang cho chiến sĩ, sĩ quan còn khó hơn vì môi trường hoạt động đặc thù của quân đội rất nhiều bụi bẩn, bùn đất và mồ hôi. Khi giặt quân trang, bộ đội ta cũng thường sử dụng thuốc tẩy loại mạnh để đánh vết bẩn, vậy nên kỹ thuật nhuộm phải cực kỳ đặc biệt mới giúp màu xanh bộ đội không bị thuốc tẩy đánh trôi. Nguồn ảnh: QPVN.Để có được kỹ thuật đó, quân đội ta từng cử sĩ quan sang tận Tô Châu, Trung Quốc để học nhuộm vải. Kết hợp với việc nghiên cứu, sáng tạo ra các kỹ thuật, chất liệu nhuộm trong nước, màu nhuộm của quân phục Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đủ khả năng để bám trên vải qua nhiều, bất kể được sử dụng trong môi trường nào. Nguồn ảnh: QPVN.Vải rằn ri với kỹ thuật nhuộm rất phức tạo, đòi hỏi máy móc và thuật toán vẽ họa tiết rất tinh vi, không phải quân đội nước nào cũng có khả năng tự sản xuất được vải rằn ri để may quân phục. Nguồn ảnh: QPVN.Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và một số trang bị đi kèm quân phục của Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng có quy trình sản xuất khá phức tạp, dù vậy quân đội ta cũng tự chủ được trong việc sản xuất nhưng trang bị đi kèm quân phục này. Nguồn ảnh: QPVN.So với những ngày đầu, quân hiệu, cấp hiệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay có phần hoàn thiện hơn, sáng hơn và sắc nét hơn với những loại máy dập công nghiệp hiện đại cùng với màu in tốt hơn. Nguồn ảnh: QPVN.Hệ thống quân hàm, quân hiệu giúp quân đội ta thêm phần trưởng thành, người lính có thêm phần oai phong, uy nghi, phù hợp với môi trường hộp nhập quốc tế hiện nay.Ngoài ra, cũng phải kể đến các yếu tố khác như bảo quản, vận chuyển quân trang. Tất cả mọi vấn đề này phía Quân đội ta đã đảm nhận tốt, phục vụ được đầy đủ cho nhu cầu trong quân đội. Nguồn ảnh: QPVN.Cận cảnh kho bãi nơi cất giữ những bộ quân phục đã hoàn thiện của quân đội Việt Nam. Những bộ quân phục này sẽ được cấp phát cho các lực lượng trong toàn quân từ biên giới hải đảo tới vùng núi xa xôi, đòi hỏi quá trình vận chuyển, lưu trữ và bảo quản phải thật khoa học. Nguồn ảnh: QPVN. Mời độc giả xem Video: Phim tài liệu về quân phục, quân trang Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trong quá khứ, quân đội ta dù tự chủ trong thiết kế, may mặc quân, trang phục nhưng các loại vật liệu vải sử dụng trong mục đích quân sự vẫn phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài. Nguồn ảnh: QPVN.
Đến khoảng những năm cuối thập niên 80, Công ty 28 cùng Cục quân nhu đã nghiên cứu xây dựng nhà máy dệt và nghiên cứu dệt thành công các loại vải phục vụ nhiệm vụ may mặc quân, trang phục có chất lượng tương đương với các vật liệu cùng loại của nước ngoài. Nguồn ảnh: QPVN.
Từ thời điểm này, quân trang Quân đội Nhân dân Việt Nam đã sang trang mới khi có thể tự chủ trong việc sản xuất vải may quân phục. Không những có thể tự chế tạo ra loại vải may trang phục cho binh lính thông thường, Cục Quân nhu còn sản xuất thành công cả loại vải cao cấp để may trang phục cho sĩ quan. Nguồn ảnh: QPVN.
Từ đó, quân đội ta hoàn toàn chủ động trong sản xuất, đáp ứng đủ mọi nhu cầu về quân trang, trang phục cho quân đội, chấm dứt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài vốn dĩ vừa tốn kém, vừa phụ thuộc và bị động. Nguồn ảnh: QPVN.
Khó khăn nhất trong việc tự sản xuất quân phục chính là việc nhuộm. Nhuộm màu vải vốn dĩ là một công việc không mấy dễ dàng, nhuộm màu quân trang cho chiến sĩ, sĩ quan còn khó hơn vì môi trường hoạt động đặc thù của quân đội rất nhiều bụi bẩn, bùn đất và mồ hôi. Khi giặt quân trang, bộ đội ta cũng thường sử dụng thuốc tẩy loại mạnh để đánh vết bẩn, vậy nên kỹ thuật nhuộm phải cực kỳ đặc biệt mới giúp màu xanh bộ đội không bị thuốc tẩy đánh trôi. Nguồn ảnh: QPVN.
Để có được kỹ thuật đó, quân đội ta từng cử sĩ quan sang tận Tô Châu, Trung Quốc để học nhuộm vải. Kết hợp với việc nghiên cứu, sáng tạo ra các kỹ thuật, chất liệu nhuộm trong nước, màu nhuộm của quân phục Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đủ khả năng để bám trên vải qua nhiều, bất kể được sử dụng trong môi trường nào. Nguồn ảnh: QPVN.
Vải rằn ri với kỹ thuật nhuộm rất phức tạo, đòi hỏi máy móc và thuật toán vẽ họa tiết rất tinh vi, không phải quân đội nước nào cũng có khả năng tự sản xuất được vải rằn ri để may quân phục. Nguồn ảnh: QPVN.
Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và một số trang bị đi kèm quân phục của Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng có quy trình sản xuất khá phức tạp, dù vậy quân đội ta cũng tự chủ được trong việc sản xuất nhưng trang bị đi kèm quân phục này. Nguồn ảnh: QPVN.
So với những ngày đầu, quân hiệu, cấp hiệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay có phần hoàn thiện hơn, sáng hơn và sắc nét hơn với những loại máy dập công nghiệp hiện đại cùng với màu in tốt hơn. Nguồn ảnh: QPVN.
Hệ thống quân hàm, quân hiệu giúp quân đội ta thêm phần trưởng thành, người lính có thêm phần oai phong, uy nghi, phù hợp với môi trường hộp nhập quốc tế hiện nay.
Ngoài ra, cũng phải kể đến các yếu tố khác như bảo quản, vận chuyển quân trang. Tất cả mọi vấn đề này phía Quân đội ta đã đảm nhận tốt, phục vụ được đầy đủ cho nhu cầu trong quân đội. Nguồn ảnh: QPVN.
Cận cảnh kho bãi nơi cất giữ những bộ quân phục đã hoàn thiện của quân đội Việt Nam. Những bộ quân phục này sẽ được cấp phát cho các lực lượng trong toàn quân từ biên giới hải đảo tới vùng núi xa xôi, đòi hỏi quá trình vận chuyển, lưu trữ và bảo quản phải thật khoa học. Nguồn ảnh: QPVN.
Mời độc giả xem Video: Phim tài liệu về quân phục, quân trang Quân đội Nhân dân Việt Nam.