Khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, trước một đối thủ mạnh như Quân đội Nga, Quân đội Ukraine ngoài thực hiện chiến lược kiên cường phòng ngự, phân tán lực lượng để tránh đòn hỏa lực của Quân đội Nga; họ còn thực hiện kế “nghi binh lừa địch”, khi chế tạo hàng loạt mục tiêu giả.Trước đó, quân đội Ukraine tiết lộ trên mạng xã hội rằng, họ đã sử dụng một số lượng lớn các bệ phóng tên lửa HIMARS giả, để quân đội Nga lãng phí nhiều tên lửa hành trình đắt tiền.Có vẻ như quân đội Ukraine đã “nếm trái ngọt” từ những mục tiêu giả này và muốn tiếp tục dụ quân đội Nga tiêu thụ những tên lửa đắt tiền. Ví dụ, đơn giá của một tên lửa hành trình Kalibr phóng từ biển là 6,5 triệu USD/quả và tên lửa Kh-101 phóng từ trên không trị giá 11 triệu USD/quả. Sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu, quân đội Nga đã phóng một số lượng lớn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật. Đây cũng là vũ khí chính xác tầm xa của quân đội Nga. Tuy nhiên cuộc chiến kéo dài, khiến kho tên lửa của Nga bị sụt giảm nhanh chóng.Mới đây, quân đội Ukraine đã công bố một bộ ảnh cho biết, họ đã triển khai hệ thống phòng không NASAMS do Mỹ viện trợ theo hướng Nikolayev; rõ ràng viện trợ quân sự của phương Tây dành cho Ukraine, ngày càng trở nên nhiều hơn.Tuy nhiên, các nhà phân tích đã sớm phát hiện ra rằng, trong những bức ảnh do quân đội Ukraine công bố, hệ thống phòng không NASAMS này nhiều khả năng là giả; rất có thể đây là một bộ sản phẩm mô hình, từng tham gia các triển lãm quốc phòng khác nhau trước đây, hoặc thậm chí do chính quân đội Ukraine chế tạo.Mặc dù hệ thống phòng không NASAMS trông “khá ổn” với một ăng-ten của máy phát tần số cao bên cạnh khối ống phóng, nhưng nó vẫn “quá thô” và “quá khác biệt” so với hệ thống phòng không NASAMS thực sự. Nhưng ngay cả như vậy, với các máy bay trinh sát không người lái của quân đội Nga, với khả năng của những camera có độ phân giải cao, vẫn rất khó phân biệt được hệ thống phòng không NASAMS này là thật hay giả ở khoảng cách xa khi trinh sát đường không.Tuy nhiên với phương châm “thà tiêu diệt nhầm còn hơn bỏ sót”, quân đội Nga rất có thể sẽ tấn công các hệ thống phòng không NASAMS này bằng tên lửa hành trình. Cũng đừng đánh giá các phương tiện trinh sát trên không của Quân đội Nga kém hiện đại; hãy nhìn thiết bị trinh sát có 12 ống kính camera khẩu độ lớn, được sử dụng trên UAV trinh sát của Nga, với nhiệm vụ theo dõi chiến trường theo thời gian thực, thì mức độ trinh sát rõ ràng là rất cao.Ngoài hệ thống phòng không NASAMS, quân đội Ukraine còn tiết lộ mục tiêu giả là pháo tự hành bánh hơi Caesar mà Pháp viện trợ. Tuy nhiên, bộ mục tiêu giả Caesar này “quá thô”; chưa kể giới chuyên môn, ngay cả người bình thường cũng có thể nhìn thấy nó là hàng dựng.Rõ ràng là mấy miếng gỗ được đóng thành hình khẩu pháo Caesar, nhưng mô hình được đóng trên khung xe thật, có thể di chuyển được. Theo nhiều nguồn tin, quân đội Ukraine đã sử dụng một số lượng lớn các mục tiêu giả như vậy trên chiến trường. Nhưng đây cũng là chiến thuật mới của quân Ukraine, khi phía sau vài km của khẩu Caesar giả này, chính là những khẩu pháo tự hành Caesar thật của quân đội Ukraine và những khẩu Caesar giả, đã thu hút thành công hỏa lực pháo binh Nga.Còn những khẩu Caesar thật, ngay lập tức, theo thông tin thu được từ radar trinh sát pháo binh, đã sử dụng khả năng phản ứng nhanh của mình, để tiến hành các hoạt động phản pháo, tấn công ngược lại pháo binh của quân đội Nga. Có thể thấy, khả năng sáng tạo của quân đội Ukraine là rất tốt, khi vận dụng được kinh nghiệm từ các cuộc xung đột trong quá khứ, để có thể tìm ra các chiến thuật hiệu quả, trước một đối thủ vượt trội hoàn toàn là Nga.
Khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, trước một đối thủ mạnh như Quân đội Nga, Quân đội Ukraine ngoài thực hiện chiến lược kiên cường phòng ngự, phân tán lực lượng để tránh đòn hỏa lực của Quân đội Nga; họ còn thực hiện kế “nghi binh lừa địch”, khi chế tạo hàng loạt mục tiêu giả.
Trước đó, quân đội Ukraine tiết lộ trên mạng xã hội rằng, họ đã sử dụng một số lượng lớn các bệ phóng tên lửa HIMARS giả, để quân đội Nga lãng phí nhiều tên lửa hành trình đắt tiền.
Có vẻ như quân đội Ukraine đã “nếm trái ngọt” từ những mục tiêu giả này và muốn tiếp tục dụ quân đội Nga tiêu thụ những tên lửa đắt tiền. Ví dụ, đơn giá của một tên lửa hành trình Kalibr phóng từ biển là 6,5 triệu USD/quả và tên lửa Kh-101 phóng từ trên không trị giá 11 triệu USD/quả.
Sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu, quân đội Nga đã phóng một số lượng lớn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật. Đây cũng là vũ khí chính xác tầm xa của quân đội Nga. Tuy nhiên cuộc chiến kéo dài, khiến kho tên lửa của Nga bị sụt giảm nhanh chóng.
Mới đây, quân đội Ukraine đã công bố một bộ ảnh cho biết, họ đã triển khai hệ thống phòng không NASAMS do Mỹ viện trợ theo hướng Nikolayev; rõ ràng viện trợ quân sự của phương Tây dành cho Ukraine, ngày càng trở nên nhiều hơn.
Tuy nhiên, các nhà phân tích đã sớm phát hiện ra rằng, trong những bức ảnh do quân đội Ukraine công bố, hệ thống phòng không NASAMS này nhiều khả năng là giả; rất có thể đây là một bộ sản phẩm mô hình, từng tham gia các triển lãm quốc phòng khác nhau trước đây, hoặc thậm chí do chính quân đội Ukraine chế tạo.
Mặc dù hệ thống phòng không NASAMS trông “khá ổn” với một ăng-ten của máy phát tần số cao bên cạnh khối ống phóng, nhưng nó vẫn “quá thô” và “quá khác biệt” so với hệ thống phòng không NASAMS thực sự.
Nhưng ngay cả như vậy, với các máy bay trinh sát không người lái của quân đội Nga, với khả năng của những camera có độ phân giải cao, vẫn rất khó phân biệt được hệ thống phòng không NASAMS này là thật hay giả ở khoảng cách xa khi trinh sát đường không.
Tuy nhiên với phương châm “thà tiêu diệt nhầm còn hơn bỏ sót”, quân đội Nga rất có thể sẽ tấn công các hệ thống phòng không NASAMS này bằng tên lửa hành trình.
Cũng đừng đánh giá các phương tiện trinh sát trên không của Quân đội Nga kém hiện đại; hãy nhìn thiết bị trinh sát có 12 ống kính camera khẩu độ lớn, được sử dụng trên UAV trinh sát của Nga, với nhiệm vụ theo dõi chiến trường theo thời gian thực, thì mức độ trinh sát rõ ràng là rất cao.
Ngoài hệ thống phòng không NASAMS, quân đội Ukraine còn tiết lộ mục tiêu giả là pháo tự hành bánh hơi Caesar mà Pháp viện trợ. Tuy nhiên, bộ mục tiêu giả Caesar này “quá thô”; chưa kể giới chuyên môn, ngay cả người bình thường cũng có thể nhìn thấy nó là hàng dựng.
Rõ ràng là mấy miếng gỗ được đóng thành hình khẩu pháo Caesar, nhưng mô hình được đóng trên khung xe thật, có thể di chuyển được. Theo nhiều nguồn tin, quân đội Ukraine đã sử dụng một số lượng lớn các mục tiêu giả như vậy trên chiến trường.
Nhưng đây cũng là chiến thuật mới của quân Ukraine, khi phía sau vài km của khẩu Caesar giả này, chính là những khẩu pháo tự hành Caesar thật của quân đội Ukraine và những khẩu Caesar giả, đã thu hút thành công hỏa lực pháo binh Nga.
Còn những khẩu Caesar thật, ngay lập tức, theo thông tin thu được từ radar trinh sát pháo binh, đã sử dụng khả năng phản ứng nhanh của mình, để tiến hành các hoạt động phản pháo, tấn công ngược lại pháo binh của quân đội Nga.
Có thể thấy, khả năng sáng tạo của quân đội Ukraine là rất tốt, khi vận dụng được kinh nghiệm từ các cuộc xung đột trong quá khứ, để có thể tìm ra các chiến thuật hiệu quả, trước một đối thủ vượt trội hoàn toàn là Nga.