Theo Russia Beyond, đến năm 2025, Nga chắc chắn sẽ chi 315 tỷ USD cho các chương trình phát triển vũ khí tấn công thế hệ mới bao gồm chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 và có lẽ là cả tàu sân bay lớn nhất thế giới. Và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ sớm ký sắc lệnh tổng thống quyết định khoản ngân sách dành cho các lực lượng vũ trang Nga trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2025 trong đầu năm sau. Nguồn ảnh: News Week.Theo đó khoản ngân sách trên sẽ được phân bổ cho nhiều chương trình phát triển vũ khí khác nhau của Quân đội Nga trong tương lai với một số trọng tâm nhất định, một trong số đó có thể kể tới máy bay ném bom chiến lược tầm xa tương lai PAK DA với khả năng triển khai các tên lửa tấn công có tầm bắn lên đến 5.000km. Nguồn ảnh: Spec Ops Magazine.Nguồn ngân sách này cũng sẽ được dùng để phát triển các loại vũ khí thông thường khác của Nga hiện tại như chiến đấu cơ tàng hình Su-57, xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata hay các lớp tàu hộ vệ tên lửa tiên tiến có khả năng mang theo các tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Business Insider.Trong số loại vũ khí trên lớp tàu hộ vệ mang tên lửa thuộc Project 22800 đang dành được sự quan tâm nhiều nhất khi chúng được xem là nền tảng tương lai của Hải quân Nga, nhất là khi sẽ có tới 18 tàu chiến loại này sẽ được Nga đóng mới trong vòng 10 năm tới. Càng đặc biệt hơn khi Project 22800 được trang bị bộ đôi tên lửa Kalibr và Oniks. Nguồn ảnh: Defence Blog.Bản thân các tàu Project 22800 cũng được phát triển dựa trên lớp tàu hộ vệ tên lửa lớp Buyan-M, lớp tàu chiến khiến cả thế giới chấn động trong năm 2015 khi thực hiện chiến dịch tấn công bằng tên lửa hành trình Kalibr thẳng vào sào huyết của lực lượng khủng bố tại Syria. Các tên lửa này vượt qua quãng đường 1.500 km, bay qua không phận Iran và Iraq trước khi đánh trúng mục tiêu. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Mỗi quả tên lửa được trang bị 500kg thuốc nổ mạnh, khi phát nổ tạo ra hố có chiều rộng hàng trăm mét. Tên lửa hành trình Kalibr có tầm bắn lên tới 2.500km với độ chính xác 30m, điều này khiến chúng trở thành một trong những loại vũ khí chết người ở thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: RT.Ngoài các tàu chiến mặt nước mới Hải quân Nga cũng sẽ được trang bị bổ sung thêm các tàu ngầm tấn công thông thường và hạt nhân mới với tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), cùng hàng loạt tàu hỗ trợ, tàu nghiên cứu bên cạnh các hộ tống hạm cỡ nhỏ và khu trục hạm cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: News Week.Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất hiện tại là liệu Bộ Quốc phòng Nga có dự định chi tiền cho dự án tàu sân bay lớn nhất thế giới “Storm” hay không. Dự án này dự kiến sẽ tiêu tốn đến 7 tỷ USD, kích thước của tàu lớn ngang ngửa siêu tàu sân bay Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ và có khả năng mang theo 80 chiến cơ các loại. Nguồn ảnh: whoswhos.Nếu được chế tạo, Storm sẽ trở thành căn cứ không quân trên biển lớn nhất của Nga có khả năng tự bảo vệ bởi các phi đội chiến đấu cơ có mặt trên tàu. Diện tích sàn tàu ước tính lên đến 14km vuông, với 4 đường băng dành cho nhiều dòng chiến đấu cơ khác nhau. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.Còn về Không quân Nga, lực lượng này sẽ được trang bị thêm chiến đấu cơ Su-35 và Su-34, những chiến cơ từng thể hiện rất tốt trong các chiến dịch quân sự của Nga tại Syria. Bên cạnh đó, các phi công Nga còn có cơ hội sử dụng loại tiêm kích siêu cơ động Su-30SM, hiện đang được đội bay biểu diễn “Hiệp sĩ Nga” sử dụng trong những màn trình diễn không tưởng của họ. Nguồn ảnh: Aviation ForumsNgoài ra, tiêm kích đa năng MiG-35 sẽ sớm có trong biên chế của Không quân Nga với số lượng không ít hơn 24 chiếc, nhiều khả năng loại tiêm kích này sẽ được trang bị trước cho đội bay biểu diễn Strizhi của không quân Nga. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Nga dự kiến đầu tư thêm cho dự án chế tạo máy bay ném bom chiến lược PAK DA với khả năng phóng tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Aviation ForumsDĩ nhiên trong 315 tỷ USD Nga dành cho phát triển vũ khí mới không thể thiếu phần của các lực lượng vũ trang mặt đất của nước này mà cụ thể ở đây chính là Lục quân Nga. Theo đó, trong những năm sắp tới S-500 Prometheus sẽ là ưu tiên đầu tư số một của Quân đội Nga và tổ hợp phòng không tầm xa này sẽ là tương lai của hệ thống phòng không đa tầng của nước Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.Theo Bộ Quốc phòng Nga, tổ hợp phòng không tầm xa S-500 Prometheus có tầm bắn hiệu quả lên đến 400km và có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở độ cao 100 km so với bề mặt Trái Đất, đồng thời có khả năng cùng lúc bắn trúng 10 mục tiêu di chuyển với tốc độ khoảng 7 km/giây, ví dụ điển hình như các loại đầu đạn siêu âm của đối phương. Nguồn ảnh: Russia Now.Cũng với S-500, Quân đội Nga đang thay thế những loại xe tăng lỗi thời bằng những chiếc siêu tăng T-14 Armata hiện đại. Đồng thời các loại xe bọc thép chở quân như Kyrganets-25 và Boomerang cũng nhằm trong kế hoạch trang bị sắp tới của Quân đội Nga. Nguồn ảnh: Business Insider.Mời độc giả xem video: Những đợt tập trận quy mô của Quân đội Nga trong năm 2016. (Nguồn WarLeaks).
Theo Russia Beyond, đến năm 2025, Nga chắc chắn sẽ chi 315 tỷ USD cho các chương trình phát triển vũ khí tấn công thế hệ mới bao gồm chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 và có lẽ là cả tàu sân bay lớn nhất thế giới. Và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ sớm ký sắc lệnh tổng thống quyết định khoản ngân sách dành cho các lực lượng vũ trang Nga trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2025 trong đầu năm sau. Nguồn ảnh: News Week.
Theo đó khoản ngân sách trên sẽ được phân bổ cho nhiều chương trình phát triển vũ khí khác nhau của Quân đội Nga trong tương lai với một số trọng tâm nhất định, một trong số đó có thể kể tới máy bay ném bom chiến lược tầm xa tương lai PAK DA với khả năng triển khai các tên lửa tấn công có tầm bắn lên đến 5.000km. Nguồn ảnh: Spec Ops Magazine.
Nguồn ngân sách này cũng sẽ được dùng để phát triển các loại vũ khí thông thường khác của Nga hiện tại như chiến đấu cơ tàng hình Su-57, xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata hay các lớp tàu hộ vệ tên lửa tiên tiến có khả năng mang theo các tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Business Insider.
Trong số loại vũ khí trên lớp tàu hộ vệ mang tên lửa thuộc Project 22800 đang dành được sự quan tâm nhiều nhất khi chúng được xem là nền tảng tương lai của Hải quân Nga, nhất là khi sẽ có tới 18 tàu chiến loại này sẽ được Nga đóng mới trong vòng 10 năm tới. Càng đặc biệt hơn khi Project 22800 được trang bị bộ đôi tên lửa Kalibr và Oniks. Nguồn ảnh: Defence Blog.
Bản thân các tàu Project 22800 cũng được phát triển dựa trên lớp tàu hộ vệ tên lửa lớp Buyan-M, lớp tàu chiến khiến cả thế giới chấn động trong năm 2015 khi thực hiện chiến dịch tấn công bằng tên lửa hành trình Kalibr thẳng vào sào huyết của lực lượng khủng bố tại Syria. Các tên lửa này vượt qua quãng đường 1.500 km, bay qua không phận Iran và Iraq trước khi đánh trúng mục tiêu. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Mỗi quả tên lửa được trang bị 500kg thuốc nổ mạnh, khi phát nổ tạo ra hố có chiều rộng hàng trăm mét. Tên lửa hành trình Kalibr có tầm bắn lên tới 2.500km với độ chính xác 30m, điều này khiến chúng trở thành một trong những loại vũ khí chết người ở thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: RT.
Ngoài các tàu chiến mặt nước mới Hải quân Nga cũng sẽ được trang bị bổ sung thêm các tàu ngầm tấn công thông thường và hạt nhân mới với tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), cùng hàng loạt tàu hỗ trợ, tàu nghiên cứu bên cạnh các hộ tống hạm cỡ nhỏ và khu trục hạm cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: News Week.
Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất hiện tại là liệu Bộ Quốc phòng Nga có dự định chi tiền cho dự án tàu sân bay lớn nhất thế giới “Storm” hay không. Dự án này dự kiến sẽ tiêu tốn đến 7 tỷ USD, kích thước của tàu lớn ngang ngửa siêu tàu sân bay Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ và có khả năng mang theo 80 chiến cơ các loại. Nguồn ảnh: whoswhos.
Nếu được chế tạo, Storm sẽ trở thành căn cứ không quân trên biển lớn nhất của Nga có khả năng tự bảo vệ bởi các phi đội chiến đấu cơ có mặt trên tàu. Diện tích sàn tàu ước tính lên đến 14km vuông, với 4 đường băng dành cho nhiều dòng chiến đấu cơ khác nhau. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Còn về Không quân Nga, lực lượng này sẽ được trang bị thêm chiến đấu cơ Su-35 và Su-34, những chiến cơ từng thể hiện rất tốt trong các chiến dịch quân sự của Nga tại Syria. Bên cạnh đó, các phi công Nga còn có cơ hội sử dụng loại tiêm kích siêu cơ động Su-30SM, hiện đang được đội bay biểu diễn “Hiệp sĩ Nga” sử dụng trong những màn trình diễn không tưởng của họ. Nguồn ảnh: Aviation Forums
Ngoài ra, tiêm kích đa năng MiG-35 sẽ sớm có trong biên chế của Không quân Nga với số lượng không ít hơn 24 chiếc, nhiều khả năng loại tiêm kích này sẽ được trang bị trước cho đội bay biểu diễn Strizhi của không quân Nga. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Nga dự kiến đầu tư thêm cho dự án chế tạo máy bay ném bom chiến lược PAK DA với khả năng phóng tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Aviation Forums
Dĩ nhiên trong 315 tỷ USD Nga dành cho phát triển vũ khí mới không thể thiếu phần của các lực lượng vũ trang mặt đất của nước này mà cụ thể ở đây chính là Lục quân Nga. Theo đó, trong những năm sắp tới S-500 Prometheus sẽ là ưu tiên đầu tư số một của Quân đội Nga và tổ hợp phòng không tầm xa này sẽ là tương lai của hệ thống phòng không đa tầng của nước Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, tổ hợp phòng không tầm xa S-500 Prometheus có tầm bắn hiệu quả lên đến 400km và có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở độ cao 100 km so với bề mặt Trái Đất, đồng thời có khả năng cùng lúc bắn trúng 10 mục tiêu di chuyển với tốc độ khoảng 7 km/giây, ví dụ điển hình như các loại đầu đạn siêu âm của đối phương. Nguồn ảnh: Russia Now.
Cũng với S-500, Quân đội Nga đang thay thế những loại xe tăng lỗi thời bằng những chiếc siêu tăng T-14 Armata hiện đại. Đồng thời các loại xe bọc thép chở quân như Kyrganets-25 và Boomerang cũng nhằm trong kế hoạch trang bị sắp tới của Quân đội Nga. Nguồn ảnh: Business Insider.
Mời độc giả xem video: Những đợt tập trận quy mô của Quân đội Nga trong năm 2016. (Nguồn WarLeaks).