Theo thông tin được đẳng tải trên trang Rossiyskaya Gazeta, phía Nga đang tích cực nghiên cứu để phát triển một biến thể cải tiến mới của tổ hợp pháo tên lửa phòng không Pantsir, hiện đại hơn tổ hợp Pantsir-S1 đang được Nga sử dụng dụng phổ biến hiện nay. Nguồn ảnh: Wiki.Theo đó, tổ hợp tên lửa đất đối không Pantsir-SM hiện đang được tiến hành thử nghiệm và có thể sẽ hoàn thành trong năm 2019 tới đây nếu không gặp phải trở ngại nào đáng kể. Nguồn ảnh: Wiki.Theo các thông tin được đăng tải trên trang Rossiyskaya Gazeta, tổ hợp phòng không Pantsir-SM sẽ là một hệ thống hoàn toàn mới, vượt trội hơn hoàn toàn so với hệ thống Pantsir-S1 trước đây. Nguồn ảnh: Wiki.Tổ hợp Pantsir-SM cũng sẽ được trang bị một loại tên lửa đất đối không tốc độ cao mới hơn so với các tên lửa đang được sử dụng trên tổ hợp Pantsir-S1. Tầm hoạt động của radar trên Pantsir-SM cũng tăng lên tới 75 km trong khi đó tầm đánh chặn đạt 40 km. Nguồn ảnh: Tech.Trong khi đó, Pantsir-S1 chỉ có tầm hoạt động radar vào khoảng 40 km và tầm đánh chặn vào khoảng 20 km. Ngoài ra nhiều khả năng Pantsir-SM chỉ sẽ được trang bị tên lửa phòng không và không còn sử dụng bộ đôi pháo 30mm như trên Pantsir-S1. Nguồn ảnh: Sputnik.Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Cục thiết kế khí cụ KBP phát triển từ đầu những năm 1990 cho nhiệm vụ chống mục tiêu bay thấp (máy bay, trực thăng, đạn chính xác cao, tên lửa hành trình, UAV) bảo vệ các căn cứ quân sự, các tổ hợp phòng không tầm cao, các cơ sở quan trọng trước một cuộc tấn công đường không bằng vũ khí chính xác cao của đối phương. Nguồn ảnh: Sputnik.Pantsir-S1 được xem là một trong những phương tiện phòng không độc đáo nhất trên thế giới khi là sự kết hợp giữa các tổ hợp pháo cao tốc bắn nhanh, tên lửa cùng hệ thống radar cảm biến trên cùng một nền tảng tạo nên vũ khí đối không phản ứng cực nhanh, cơ động cao, đánh chặn chính xác, cung cấp sự bảo vệ tuyệt vời cho các căn cứ, tổ hợp tên lửa... Nguồn ảnh: Sputnik.Tổ hợp phòng không này có thể đặt trên nhiều phương tiện xe cộ như xe bánh lốp 8x8 (hãng Ural, Kamaz, MZKT) hay xe xích và thậm chí là tách thành module riêng đặt trên tàu chiến, hoặc đặt cố định trên các toa tàu, thậm chí trên... nóc nhà. Nguồn ảnh: Engineer.Hệ thống điều khiển của Pantsir-S1 bao gồm radar bám bắt mục tiêu và radar theo dõi sóng kép (phiên bản xuất khẩu định danh là 1RS2-1E) hoạt động ở băng sóng UHF và EHF. Nguồn ảnh: Sputnik.Các tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir được coi là "cặp bài trùng" với S-400 khi nó tạo ra được lưới phòng không đa tầng, gần như không thể bị xuyên thủng bởi mọi loại phương tiện bay hiện đại nhất của NATO trong thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: RTP.Năm 2016, theo các thông tin chưa được kiểm chứng, phía Nga thậm chí còn đang nghiên cứu phát triển phiên bản hải quân và phiên bản bắc cực của hệ thống Pantsir. Nguồn ảnh: Apa.
Theo thông tin được đẳng tải trên trang Rossiyskaya Gazeta, phía Nga đang tích cực nghiên cứu để phát triển một biến thể cải tiến mới của tổ hợp pháo tên lửa phòng không Pantsir, hiện đại hơn tổ hợp Pantsir-S1 đang được Nga sử dụng dụng phổ biến hiện nay. Nguồn ảnh: Wiki.
Theo đó, tổ hợp tên lửa đất đối không Pantsir-SM hiện đang được tiến hành thử nghiệm và có thể sẽ hoàn thành trong năm 2019 tới đây nếu không gặp phải trở ngại nào đáng kể. Nguồn ảnh: Wiki.
Theo các thông tin được đăng tải trên trang Rossiyskaya Gazeta, tổ hợp phòng không Pantsir-SM sẽ là một hệ thống hoàn toàn mới, vượt trội hơn hoàn toàn so với hệ thống Pantsir-S1 trước đây. Nguồn ảnh: Wiki.
Tổ hợp Pantsir-SM cũng sẽ được trang bị một loại tên lửa đất đối không tốc độ cao mới hơn so với các tên lửa đang được sử dụng trên tổ hợp Pantsir-S1. Tầm hoạt động của radar trên Pantsir-SM cũng tăng lên tới 75 km trong khi đó tầm đánh chặn đạt 40 km. Nguồn ảnh: Tech.
Trong khi đó, Pantsir-S1 chỉ có tầm hoạt động radar vào khoảng 40 km và tầm đánh chặn vào khoảng 20 km. Ngoài ra nhiều khả năng Pantsir-SM chỉ sẽ được trang bị tên lửa phòng không và không còn sử dụng bộ đôi pháo 30mm như trên Pantsir-S1. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Cục thiết kế khí cụ KBP phát triển từ đầu những năm 1990 cho nhiệm vụ chống mục tiêu bay thấp (máy bay, trực thăng, đạn chính xác cao, tên lửa hành trình, UAV) bảo vệ các căn cứ quân sự, các tổ hợp phòng không tầm cao, các cơ sở quan trọng trước một cuộc tấn công đường không bằng vũ khí chính xác cao của đối phương. Nguồn ảnh: Sputnik.
Pantsir-S1 được xem là một trong những phương tiện phòng không độc đáo nhất trên thế giới khi là sự kết hợp giữa các tổ hợp pháo cao tốc bắn nhanh, tên lửa cùng hệ thống radar cảm biến trên cùng một nền tảng tạo nên vũ khí đối không phản ứng cực nhanh, cơ động cao, đánh chặn chính xác, cung cấp sự bảo vệ tuyệt vời cho các căn cứ, tổ hợp tên lửa... Nguồn ảnh: Sputnik.
Tổ hợp phòng không này có thể đặt trên nhiều phương tiện xe cộ như xe bánh lốp 8x8 (hãng Ural, Kamaz, MZKT) hay xe xích và thậm chí là tách thành module riêng đặt trên tàu chiến, hoặc đặt cố định trên các toa tàu, thậm chí trên... nóc nhà. Nguồn ảnh: Engineer.
Hệ thống điều khiển của Pantsir-S1 bao gồm radar bám bắt mục tiêu và radar theo dõi sóng kép (phiên bản xuất khẩu định danh là 1RS2-1E) hoạt động ở băng sóng UHF và EHF. Nguồn ảnh: Sputnik.
Các tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir được coi là "cặp bài trùng" với S-400 khi nó tạo ra được lưới phòng không đa tầng, gần như không thể bị xuyên thủng bởi mọi loại phương tiện bay hiện đại nhất của NATO trong thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: RTP.
Năm 2016, theo các thông tin chưa được kiểm chứng, phía Nga thậm chí còn đang nghiên cứu phát triển phiên bản hải quân và phiên bản bắc cực của hệ thống Pantsir. Nguồn ảnh: Apa.