Năm 2008, lực lượng vũ trang Nga đã bộc lộ rất nhiều hạn chế trong cuộc chiến ngắn ngày với Gruzia. Điều này đòi hỏi Điện Kremlin phải xây dựng lại quân đội về chất lượng bằng cách bắt đầu chi ngân sách đáng kể cho quốc phòng.Mặc dù số tiền theo công bố chỉ là 50 tỷ USD, nhưng chuyên gia Michael Kofman thuộc Trung tâm phân tích hải quân khẳng định rằng Moskva đang chi cho quốc phòng nhiều gấp đôi so với London: Chi phí thực hàng năm của Nga là 150 -180 tỷ USD.Theo ước tính của nhà nghiên cứu Julian Cooper thuộc Đại học Birmingham, Nga đã tích cực xây dựng lực lượng vũ trang của mình trong một thập kỷ và quá trình này vẫn tiếp tục. Quân đội Nga đã nhận được 600 máy bay, 840 trực thăng và 2.300 máy bay không người lái.Năm 2007, 99% xe bọc thép của Nga là "di sản Liên Xô". Hiện nay theo phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), 27% là các phương tiện chiến đấu hiện đại. Trong hàng không, tỷ trọng máy bay mới tăng từ 3% lên 71%.Trước đó nói về khả năng người Nga từ biển Caspian có thể đánh chính xác mục tiêu trên lãnh thổ Syria chỉ gây ra những nụ cười, nhưng bây giờ điều đó đã trở thành hiện thực.Moskva đã đầu tư vào các tên lửa có độ chính xác cao và tạo ra bộ ba tác chiến chiến thuật: Iskander (mặt đất), Kalibr (hải quân) và Kh-101 (không quân). Điều này làm tắt nụ cười ở phương Tây, vì những tên lửa trên có thể mang cả đầu đạn thông thường lẫn hạt nhân.Ngoài ra quân đội Nga đã có được kinh nghiệm thực chiến khổng lồ, ví dụ cuộc chiến Syria chứng minh sự rời xa "di sản Liên Xô". Các cấp chỉ huy cứng rắn từ trên xuống, họ hành động tự chủ và sáng tạo hơn, sử dụng chiến thuật kiểu "điều khiển nhiệm vụ chiến đấu".Lực lượng vũ trang Nga ở Syria đã rèn giũa kỹ năng của họ trong lĩnh vực tác chiến điện tử, thậm chí còn gây áp lực ngược lên Israel hay Mỹ - những quốc gia được xem là bậc thầy trong kỹ năng này.Hiện Nga đang phát triển một tổ hợp trinh sát và tấn công cho phép nhận và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ trong thời gian thực, sau đó gửi thông tin về mục tiêu cần tấn công tới một con tàu, một máy bay và thậm chí là một binh sĩ. Moskva rõ ràng đã thực hiện một “bước nhảy vọt khổng lồ”.Lực lượng vũ trang Nga hiện đã tăng cường đáng kể khả năng sẵn sàng chiến đấu, họ không chỉ được trang bị vũ khí tốt hơn mà còn có tính cơ động cao khi trong 30 ngày, Moskva có thể triển khai 100.000 binh sĩ với các phương tiện bọc thép hạng nặng tới bất kỳ đâu ở châu Âu.Trong khi đó việc NATO huy động chỉ một nửa số binh sĩ này trong thời gian quy định là một vấn đề vô cùng nan giải. Giám đốc tình báo quân đội Anh Jim Hockenhall giải thích rằng Nga đã thay đổi "số lượng lớn để lấy tốc độ."Tất nhiên Nga vẫn còn một số vấn đề và thiếu sót còn tồn tại theo nhiều hướng khác nhau, ví dụ sự lỗi thời của lực lượng tác chiến không gian vũ trụ, hay việc chế tạo vũ khí thế hệ mới.Nga đang phải trì hoãn kế hoạch mua xe tăng T-14 Armata, tiêm kích Su-57 và các tàu ngầm. Tất cả những điều này đều liên quan trực tiếp đến tiềm lực hạn chế của ngành công nghiệp quốc phòng đó là thiếu nhân lực có trình độ hay năng lực sản xuất chưa đáp ứng.Theo các chuyên gia, trong trường hợp xảy ra xung đột với NATO, Nga sẽ có lợi thế "về sức mạnh tác chiến thông thường" trong một khoảng thời gian nhất định.Nhưng nếu xung đột kéo dài thì lợi thế sẽ thuộc về liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, do đó giới lãnh đạo Nga đang chi tiền để cải thiện tiềm năng hạt nhân, phát triển các loại vũ khí siêu thanh, ngư lôi và tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng nguyên tử.Các chiến lược gia phương Tây cho rằng cần phải tính đến điều này để đưa ra phương pháp đối phó phù hợp, họ cần tận dụng khoảng thời gian những vũ khí trên chưa sẵn sàng để chuẩn bị biện pháp tối ưu.
Năm 2008, lực lượng vũ trang Nga đã bộc lộ rất nhiều hạn chế trong cuộc chiến ngắn ngày với Gruzia. Điều này đòi hỏi Điện Kremlin phải xây dựng lại quân đội về chất lượng bằng cách bắt đầu chi ngân sách đáng kể cho quốc phòng.
Mặc dù số tiền theo công bố chỉ là 50 tỷ USD, nhưng chuyên gia Michael Kofman thuộc Trung tâm phân tích hải quân khẳng định rằng Moskva đang chi cho quốc phòng nhiều gấp đôi so với London: Chi phí thực hàng năm của Nga là 150 -180 tỷ USD.
Theo ước tính của nhà nghiên cứu Julian Cooper thuộc Đại học Birmingham, Nga đã tích cực xây dựng lực lượng vũ trang của mình trong một thập kỷ và quá trình này vẫn tiếp tục. Quân đội Nga đã nhận được 600 máy bay, 840 trực thăng và 2.300 máy bay không người lái.
Năm 2007, 99% xe bọc thép của Nga là "di sản Liên Xô". Hiện nay theo phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), 27% là các phương tiện chiến đấu hiện đại. Trong hàng không, tỷ trọng máy bay mới tăng từ 3% lên 71%.
Trước đó nói về khả năng người Nga từ biển Caspian có thể đánh chính xác mục tiêu trên lãnh thổ Syria chỉ gây ra những nụ cười, nhưng bây giờ điều đó đã trở thành hiện thực.
Moskva đã đầu tư vào các tên lửa có độ chính xác cao và tạo ra bộ ba tác chiến chiến thuật: Iskander (mặt đất), Kalibr (hải quân) và Kh-101 (không quân). Điều này làm tắt nụ cười ở phương Tây, vì những tên lửa trên có thể mang cả đầu đạn thông thường lẫn hạt nhân.
Ngoài ra quân đội Nga đã có được kinh nghiệm thực chiến khổng lồ, ví dụ cuộc chiến Syria chứng minh sự rời xa "di sản Liên Xô". Các cấp chỉ huy cứng rắn từ trên xuống, họ hành động tự chủ và sáng tạo hơn, sử dụng chiến thuật kiểu "điều khiển nhiệm vụ chiến đấu".
Lực lượng vũ trang Nga ở Syria đã rèn giũa kỹ năng của họ trong lĩnh vực tác chiến điện tử, thậm chí còn gây áp lực ngược lên Israel hay Mỹ - những quốc gia được xem là bậc thầy trong kỹ năng này.
Hiện Nga đang phát triển một tổ hợp trinh sát và tấn công cho phép nhận và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ trong thời gian thực, sau đó gửi thông tin về mục tiêu cần tấn công tới một con tàu, một máy bay và thậm chí là một binh sĩ. Moskva rõ ràng đã thực hiện một “bước nhảy vọt khổng lồ”.
Lực lượng vũ trang Nga hiện đã tăng cường đáng kể khả năng sẵn sàng chiến đấu, họ không chỉ được trang bị vũ khí tốt hơn mà còn có tính cơ động cao khi trong 30 ngày, Moskva có thể triển khai 100.000 binh sĩ với các phương tiện bọc thép hạng nặng tới bất kỳ đâu ở châu Âu.
Trong khi đó việc NATO huy động chỉ một nửa số binh sĩ này trong thời gian quy định là một vấn đề vô cùng nan giải. Giám đốc tình báo quân đội Anh Jim Hockenhall giải thích rằng Nga đã thay đổi "số lượng lớn để lấy tốc độ."
Tất nhiên Nga vẫn còn một số vấn đề và thiếu sót còn tồn tại theo nhiều hướng khác nhau, ví dụ sự lỗi thời của lực lượng tác chiến không gian vũ trụ, hay việc chế tạo vũ khí thế hệ mới.
Nga đang phải trì hoãn kế hoạch mua xe tăng T-14 Armata, tiêm kích Su-57 và các tàu ngầm. Tất cả những điều này đều liên quan trực tiếp đến tiềm lực hạn chế của ngành công nghiệp quốc phòng đó là thiếu nhân lực có trình độ hay năng lực sản xuất chưa đáp ứng.
Theo các chuyên gia, trong trường hợp xảy ra xung đột với NATO, Nga sẽ có lợi thế "về sức mạnh tác chiến thông thường" trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhưng nếu xung đột kéo dài thì lợi thế sẽ thuộc về liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, do đó giới lãnh đạo Nga đang chi tiền để cải thiện tiềm năng hạt nhân, phát triển các loại vũ khí siêu thanh, ngư lôi và tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng nguyên tử.
Các chiến lược gia phương Tây cho rằng cần phải tính đến điều này để đưa ra phương pháp đối phó phù hợp, họ cần tận dụng khoảng thời gian những vũ khí trên chưa sẵn sàng để chuẩn bị biện pháp tối ưu.