Cuộc chiến Nga-Ukraine vẫn đang diễn ra ác liệt, giới quan sát quân sự quốc tế nhận định, đây là cuộc xung đột giới lớn nhất kể từ thế kỷ 21. Mặc dù quân đội Nga đã trải qua sự suy giảm sức mạnh quân sự sau khi Liên Xô tan rã, nhưng khả năng trình độ cơ giới hóa của Quân đội Nga còn rất cao. Chiến thuật của Quân đội Nga là khi tổ chức tiến công, sử dụng hỏa lực pháo binh chuẩn bị, máy bay tiêm kích yểm trợ trên không và cường kích bắn phá mặt đất, phòng không dã chiến đi kèm bảo vệ. Về điểm yếu của Quân đội Nga đó là phương tiện đối phó điện tử còn lạc hậu, khả năng trinh sát nắm địch hạn chế. Đặc biệt, để bù đắp cho việc thiếu UAV quân sự, quân đội Ukraine đã mua một số lượng lớn UAV dân sự, sử dụng "chiến thuật bầy đàn" để tiến hành trinh sát trên không với mật độ cao và tiêu diệt các nhóm nhỏ quân Nga khi có thời cơ bằng UAV.Vào giai đoạn đầu của cuộc xung đột, các đơn vị Ukraine, đã sử dụng UAV dân sự và tên lửa chống tăng vác vai Javelin, để trinh sát tình hình, ngăn các đơn vị quân Nga tiến vào thành phố. Đầu tiên, UAV xác định vị trí của quân Nga và sau đó tiến hành phục kích hoặc tập kích; chiến thuật này đã gây cho quân đội Nga rất nhiều khó khăn.Thậm chí, Quân đội Ukraine còn sử dụng những chiếc UAV dân sự đa trục cỡ lớn, để mang theo lựu đạn chống tăng. Sau khi tìm thấy thiết bị quân sự hoặc đơn vị nhỏ lẻ của Nga đang dừng đỗ, nó thả một quả lựu đạn chống tăng, cho nổ tung mục tiêu.Trong ảnh là đạn súng phóng lựu chống tăng PRG-7, do UAV đa trục của lính đánh thuê nước ngoài thả xuống. Đạn của súng chống tăng này, được kết hợp với UAV dân sự, biến thành một "máy bay ném bom mini" của lính đánh thuê và của cả Quân đội Ukraine.Việc Quân đội Ukraine thường xuyên sử dụng UAV dân sự để tiến hành trinh sát, ném bom, khiến quân đội Nga rất khó khăn trong việc đối phó? Quân đội Nga phải dùng hệ thống tên lửa phòng không Strela-10M để tiêu diệt UAV đa trục dân sự, được sử dụng bởi quân đội Ukraine và lính đánh thuê.Để phát hiện ra những chiếc UAV này của Quân đội Ukraine, Quân đội Nga sử dụng loại radar 9S932-1 để phát hiện các mục tiêu bay thấp dưới 6.000 mét (đây cũng là độ cao của hầu hết UAV, nhất là UAV dân sự). Radar 9S932-1 có thể cung cấp góc phương vị/độ cao/tốc độ để hệ thống điều khiển hỏa lực tham khảo, cho đến khi UAV bị bắn hạ.Đồng thời, radar 9S932-1 được trang bị một radar tìm kiếm nhỏ 1L122-1 hoạt động ở băng tần L, có khả năng phát hiện tốt đối với máy bay ở độ cao thấp/tốc độ thấp và cũng có thể cung cấp phạm vi tìm kiếm trên không tới 40 km.Những chiếc UAV dân sự đa trục cỡ lớn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, bị Quân đội Nga bắn hạ ở chiến trường Ukraine có quá nhiều trục cánh quạt và trông nó thực sự giống một con nhện. Tuy nhiên, nó thực sự nguy hiểm như một con nhện độc.UAV “nhện” này được sử dụng trong việc chuyển phát nhanh hoặc phun thuốc sâu trong ngành nông nghiệp, có tải trọng khoảng 30 kg. UAV đa trục “nhện” này có thể mang theo đạn chống tăng PRG-7, đạn cối 82mm hoặc thậm chí đạn cối 120mm nếu được cải tiến.Như vậy Quân đội Ukraine sẽ có rất nhiều “máy bay ném bom tự chế”, và việc thả các loại đạn này ở độ cao vài trăm mét, có thể gây ra thương vong đáng kể cho quân đội Nga trên mặt đất. Do vậy Quân đội Nga nhất định tìm ra phương án đối phó, nếu không sẽ bị thiệt hại rất lớn.Vấn đề là mặc dù một quả tên lửa Strela-10M không quá hiện đại, nhưng cũng có giá 100.000 USD, nên việc sử dụng tên lửa phòng không để tiêu diệt những con “nhện độc” này, thực sự gây lãng phí lớn cho Quân đội Nga.Hiện Quân đội Nga có các hệ thống phòng không cơ động Strela-10M, Pantsir-S1 và Tor-M1, có nhiệm vụ bảo vệ các đơn vị chiến đấu tuyến trước, có khả năng rất tốt trong việc chống UAV và tên lửa hành trình; nhưng các hệ thống này quá ít, giá trị của một hệ thống như Pantsir-S1 hay Tor-M1 lên tới hơn 10 triệu USD, tương đương với giá của 3 chiếc xe tăng T-80U.Một vấn đề kỹ thuật cũng khá khó khăn trong việc phát hiện những con “nhện độc” này, nếu những máy bay chiến đấu hoặc tên lửa hành trình, phần lớn có tốc độ bay tương đối cao; điều này sẽ tạo ra "hiệu ứng Doppler" mạnh hơn, nên dễ bị radar phát hiện và theo dõi hơn. Trong khi tốc độ bay của UAV dân dụng rất chậm, "hiệu ứng Doppler" không rõ ràng và do nhiễu loạn không khí ở độ cao dưới 1.000 mét lại càng khó phát hiện; vì vậy rất khó sử dụng Pantsir-S1 và Tor-M1 để chống lại loại thiết bị này.Hiện Quân đội Nga không có hệ thống phòng không chuyên dụng, để chống mục tiêu có tốc độ bay cực thấp như các UAV dân sự. Về nguyên tắc, pháo phòng không bắn nhanh và tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) là vũ khí tốt nhất để tấn công UAV dân dụng. Hiện MANPAD được trang bị đến cấp trung đội của quân đội Nga.Nếu phải sử dụng hệ thống tên lửa phòng không như Strela-10M, Pantsir-S1 hay Tor-M1 để đánh chặn máy bay không người lái dân sự, thì giá thành quá đắt; đây cũng là bài toán phải giải trong tương lai của các lực lượng phòng không trên thế giới.
Cuộc chiến Nga-Ukraine vẫn đang diễn ra ác liệt, giới quan sát quân sự quốc tế nhận định, đây là cuộc xung đột giới lớn nhất kể từ thế kỷ 21. Mặc dù quân đội Nga đã trải qua sự suy giảm sức mạnh quân sự sau khi Liên Xô tan rã, nhưng khả năng trình độ cơ giới hóa của Quân đội Nga còn rất cao.
Chiến thuật của Quân đội Nga là khi tổ chức tiến công, sử dụng hỏa lực pháo binh chuẩn bị, máy bay tiêm kích yểm trợ trên không và cường kích bắn phá mặt đất, phòng không dã chiến đi kèm bảo vệ. Về điểm yếu của Quân đội Nga đó là phương tiện đối phó điện tử còn lạc hậu, khả năng trinh sát nắm địch hạn chế.
Đặc biệt, để bù đắp cho việc thiếu UAV quân sự, quân đội Ukraine đã mua một số lượng lớn UAV dân sự, sử dụng "chiến thuật bầy đàn" để tiến hành trinh sát trên không với mật độ cao và tiêu diệt các nhóm nhỏ quân Nga khi có thời cơ bằng UAV.
Vào giai đoạn đầu của cuộc xung đột, các đơn vị Ukraine, đã sử dụng UAV dân sự và tên lửa chống tăng vác vai Javelin, để trinh sát tình hình, ngăn các đơn vị quân Nga tiến vào thành phố. Đầu tiên, UAV xác định vị trí của quân Nga và sau đó tiến hành phục kích hoặc tập kích; chiến thuật này đã gây cho quân đội Nga rất nhiều khó khăn.
Thậm chí, Quân đội Ukraine còn sử dụng những chiếc UAV dân sự đa trục cỡ lớn, để mang theo lựu đạn chống tăng. Sau khi tìm thấy thiết bị quân sự hoặc đơn vị nhỏ lẻ của Nga đang dừng đỗ, nó thả một quả lựu đạn chống tăng, cho nổ tung mục tiêu.
Trong ảnh là đạn súng phóng lựu chống tăng PRG-7, do UAV đa trục của lính đánh thuê nước ngoài thả xuống. Đạn của súng chống tăng này, được kết hợp với UAV dân sự, biến thành một "máy bay ném bom mini" của lính đánh thuê và của cả Quân đội Ukraine.
Việc Quân đội Ukraine thường xuyên sử dụng UAV dân sự để tiến hành trinh sát, ném bom, khiến quân đội Nga rất khó khăn trong việc đối phó? Quân đội Nga phải dùng hệ thống tên lửa phòng không Strela-10M để tiêu diệt UAV đa trục dân sự, được sử dụng bởi quân đội Ukraine và lính đánh thuê.
Để phát hiện ra những chiếc UAV này của Quân đội Ukraine, Quân đội Nga sử dụng loại radar 9S932-1 để phát hiện các mục tiêu bay thấp dưới 6.000 mét (đây cũng là độ cao của hầu hết UAV, nhất là UAV dân sự). Radar 9S932-1 có thể cung cấp góc phương vị/độ cao/tốc độ để hệ thống điều khiển hỏa lực tham khảo, cho đến khi UAV bị bắn hạ.
Đồng thời, radar 9S932-1 được trang bị một radar tìm kiếm nhỏ 1L122-1 hoạt động ở băng tần L, có khả năng phát hiện tốt đối với máy bay ở độ cao thấp/tốc độ thấp và cũng có thể cung cấp phạm vi tìm kiếm trên không tới 40 km.
Những chiếc UAV dân sự đa trục cỡ lớn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, bị Quân đội Nga bắn hạ ở chiến trường Ukraine có quá nhiều trục cánh quạt và trông nó thực sự giống một con nhện. Tuy nhiên, nó thực sự nguy hiểm như một con nhện độc.
UAV “nhện” này được sử dụng trong việc chuyển phát nhanh hoặc phun thuốc sâu trong ngành nông nghiệp, có tải trọng khoảng 30 kg. UAV đa trục “nhện” này có thể mang theo đạn chống tăng PRG-7, đạn cối 82mm hoặc thậm chí đạn cối 120mm nếu được cải tiến.
Như vậy Quân đội Ukraine sẽ có rất nhiều “máy bay ném bom tự chế”, và việc thả các loại đạn này ở độ cao vài trăm mét, có thể gây ra thương vong đáng kể cho quân đội Nga trên mặt đất. Do vậy Quân đội Nga nhất định tìm ra phương án đối phó, nếu không sẽ bị thiệt hại rất lớn.
Vấn đề là mặc dù một quả tên lửa Strela-10M không quá hiện đại, nhưng cũng có giá 100.000 USD, nên việc sử dụng tên lửa phòng không để tiêu diệt những con “nhện độc” này, thực sự gây lãng phí lớn cho Quân đội Nga.
Hiện Quân đội Nga có các hệ thống phòng không cơ động Strela-10M, Pantsir-S1 và Tor-M1, có nhiệm vụ bảo vệ các đơn vị chiến đấu tuyến trước, có khả năng rất tốt trong việc chống UAV và tên lửa hành trình; nhưng các hệ thống này quá ít, giá trị của một hệ thống như Pantsir-S1 hay Tor-M1 lên tới hơn 10 triệu USD, tương đương với giá của 3 chiếc xe tăng T-80U.
Một vấn đề kỹ thuật cũng khá khó khăn trong việc phát hiện những con “nhện độc” này, nếu những máy bay chiến đấu hoặc tên lửa hành trình, phần lớn có tốc độ bay tương đối cao; điều này sẽ tạo ra "hiệu ứng Doppler" mạnh hơn, nên dễ bị radar phát hiện và theo dõi hơn.
Trong khi tốc độ bay của UAV dân dụng rất chậm, "hiệu ứng Doppler" không rõ ràng và do nhiễu loạn không khí ở độ cao dưới 1.000 mét lại càng khó phát hiện; vì vậy rất khó sử dụng Pantsir-S1 và Tor-M1 để chống lại loại thiết bị này.
Hiện Quân đội Nga không có hệ thống phòng không chuyên dụng, để chống mục tiêu có tốc độ bay cực thấp như các UAV dân sự. Về nguyên tắc, pháo phòng không bắn nhanh và tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) là vũ khí tốt nhất để tấn công UAV dân dụng. Hiện MANPAD được trang bị đến cấp trung đội của quân đội Nga.
Nếu phải sử dụng hệ thống tên lửa phòng không như Strela-10M, Pantsir-S1 hay Tor-M1 để đánh chặn máy bay không người lái dân sự, thì giá thành quá đắt; đây cũng là bài toán phải giải trong tương lai của các lực lượng phòng không trên thế giới.