Theo tờ Forbes của Mỹ, nếu xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn giữa Nga và Ukraine trong những tuần hoặc tháng tới, như nhiều nhà quan sát lo ngại, thì khả năng quân đội Nga sẽ tiến vào miền Đông Ukraine ngày càng nhiều.Những khó khăn đối với Quân đội Nga khi tiến vào lãnh thổ Ukraine, không chỉ từ sự kháng cự của Quân đội Ukraine, hay một cuộc chiến tranh du kích, mà Quân đội Nga còn phải vượt qua những công sự do quân đội Ukraine xây dựng trong nhiều năm qua.Đừng nghĩ rằng quân đội Nga “bất lực” hay không có kế hoạch đột phá qua những công sự này. Tuy nhiên các cuộc tấn công của Nga, nhằm vào các công sự này của Ukraine, có thể là một đặc điểm chính của trận chiến, trong đột phá vào lãnh thổ Ukraine.Kể từ năm 2014, tình hình ở vùng Donbass của Ukraine rất rối ren; lúc đầu quân đội Ukraine với ưu thế về quân số và lực lượng, đã tiến sâu vào khu vực Debaltsev và giành được những thắng lợi quan trọng.Sau đó lực lượng dân quân ly khai Donetsk và Lugansk, dưới sự giúp đỡ của quân đội Nga, đã đánh bật Quân đội Ukraine ra khỏi Donbass; buộc Kiev phải ký Thỏa thuận Minsk, tạo thành thế chia cắt đất nước như hiện nay.Sau năm 2015, Quân đội Ukraine và các tổ chức vũ trang dân sự, đã đào hàng trăm km đường hào, tạo thành một vòng cung ở đông nam Ukraine; nhằm ngăn chặn một cuộc tiến công tiềm năng của Nga vào Ukraine. Cuộc xung đột kéo dài hơn sáu năm tại Miền Đông Ukraine, đã gây ra hàng chục nghìn người thương vong, và các cuộc giao tranh vẫn đang diễn ra liên tục dọc theo các chiến hào. Các đơn vị bắn tỉa, pháo binh và tên lửa hai bên, luôn ở tư thế chờ đối phương xuất hiện ở công sự đối diện và bắn bừa bãi.Chiến hào là một công sự cổ xưa, nhưng chúng không tồi; chiến hào có thể giúp bảo vệ quân đội của chính mình khỏi hỏa lực của đối phương. Điều này càng quan trọng hơn đối với chiến trường Ukraine, vì quân đội Nga phụ thuộc rất nhiều vào pháo binh và tên lửa phóng loạt của họ. Những đường hào này cũng có thể tạo thành những chướng ngại vật, cản trở nghiêm trọng cho việc cơ động của xe tăng Nga qua hướng Donbass về phía tây.Mặc dù xe tăng có thể một mình băng qua các rãnh hẹp, và nếu muốn vượt chướng ngại vật rộng hơn, quân đội Nga phải sử dụng các loại xe công binh bắc cầu bánh xích như MTU-20, MTU-72, TMM-3, TMM-6, v.v.Người Nga rất giỏi trong việc phát triển các khí tài công binh; do hệ thống đường bộ của Nga không phát triển như các nước phương Tây, đặc biệt là ở những nơi xa trung tâm thành phố, nên các kỹ sư Nga có tay nghề cao trong việc phát triển các khí tài khắc phục vật cản.Ukraine cũng hy vọng, những đường hào có thể làm chậm và ngăn chặn hiệu quả sức tiến công của lực lượng xe tăng Nga; đồng thời giúp các đội tên lửa chống tăng chuyên trách của Ukraine phá hủy các xe tăng này.Để thực hiện chiến lược trên, trong những năm gần đây, Quân đội Ukraine đã giành một phần kinh phí để hiện đại hóa và trang bị cho lực lượng tuyến trước hàng nghìn tên lửa chống tăng Stugna-P, Korsa và Bal do Ukraine sản xuất. Mỹ cũng viện trợ Ukraine hàng trăm tên lửa chống tăng Javelin. Quân đội Ukraine đã có thể sử dụng thành thạo tên lửa Javelin trị giá 80.000 USD/quả, có tầm bắn gần 5 km và sử dụng phương pháp dẫn đường “bắn và quên”. Đây là loại vũ khí mà Quân đội Ukraine hy vọng có thể “làm thay đổi cuộc chơi” với lực lượng xe tăng đông đảo của Nga.Vào năm 2019, Tướng Curtis Scarparotti, khi đó là Tư lệnh Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ khi nói về khả năng sử dụng tên lửa Javelin quân đội Ukraine và cho rằng, quá trình huấn luyện và chuẩn bị của Ukraine đã để lại ấn tượng sâu sắc cho ông.Chỉ cần tưởng tượng rằng, một đơn vị thiết giáp của Nga đang từ từ triển khai thiết bị bắc cầu để cho xe tăng đi qua các chiến hào rộng hơn, lúc này những đội tên lửa chống tăng chuyên trách của Ukraine, sẽ đồng loạt phóng tên lửa Javelin vào các xe tăng đang dừng lại và các khí tài bắc cầu từ nhiều hướng. Mặc dù đối với người Nga, những đường hào này không hẳn là bẫy tử thần và không thể vượt qua. Tuy nhiên, bất chấp quy mô lớn và hỏa lực mạnh của quân đội Nga, có thể rất khó để vượt qua Donbass mà không bị thương vong nặng nề.Tuy nhiên người Nga có thể tránh cái bẫy thương vong này, bằng cách sử dụng lực lượng dân quân Donbass, cầm chân lực lượng chủ lực của Ukraine ở mặt trận này (hiện phần lớn Quân đội Ukraine tập trung trên hướng này), và không nhất thiết phải tiến qua ngả Donbass. Phối hợp với lực lượng dân quân ly khai đang cầm chân Quân đội Ukraine trên mặt trận Donbass, Quân đội Nga có thể tổ chức mũi vu hồi chiến dịch với một sư đoàn thiết giáp, tiến công qua biên giới phía bắc giữa Ukraine và Nga, và tiến thẳng tới thủ đô Kiev. Nguồn ảnh: Sina.
Theo tờ Forbes của Mỹ, nếu xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn giữa Nga và Ukraine trong những tuần hoặc tháng tới, như nhiều nhà quan sát lo ngại, thì khả năng quân đội Nga sẽ tiến vào miền Đông Ukraine ngày càng nhiều.
Những khó khăn đối với Quân đội Nga khi tiến vào lãnh thổ Ukraine, không chỉ từ sự kháng cự của Quân đội Ukraine, hay một cuộc chiến tranh du kích, mà Quân đội Nga còn phải vượt qua những công sự do quân đội Ukraine xây dựng trong nhiều năm qua.
Đừng nghĩ rằng quân đội Nga “bất lực” hay không có kế hoạch đột phá qua những công sự này. Tuy nhiên các cuộc tấn công của Nga, nhằm vào các công sự này của Ukraine, có thể là một đặc điểm chính của trận chiến, trong đột phá vào lãnh thổ Ukraine.
Kể từ năm 2014, tình hình ở vùng Donbass của Ukraine rất rối ren; lúc đầu quân đội Ukraine với ưu thế về quân số và lực lượng, đã tiến sâu vào khu vực Debaltsev và giành được những thắng lợi quan trọng.
Sau đó lực lượng dân quân ly khai Donetsk và Lugansk, dưới sự giúp đỡ của quân đội Nga, đã đánh bật Quân đội Ukraine ra khỏi Donbass; buộc Kiev phải ký Thỏa thuận Minsk, tạo thành thế chia cắt đất nước như hiện nay.
Sau năm 2015, Quân đội Ukraine và các tổ chức vũ trang dân sự, đã đào hàng trăm km đường hào, tạo thành một vòng cung ở đông nam Ukraine; nhằm ngăn chặn một cuộc tiến công tiềm năng của Nga vào Ukraine.
Cuộc xung đột kéo dài hơn sáu năm tại Miền Đông Ukraine, đã gây ra hàng chục nghìn người thương vong, và các cuộc giao tranh vẫn đang diễn ra liên tục dọc theo các chiến hào. Các đơn vị bắn tỉa, pháo binh và tên lửa hai bên, luôn ở tư thế chờ đối phương xuất hiện ở công sự đối diện và bắn bừa bãi.
Chiến hào là một công sự cổ xưa, nhưng chúng không tồi; chiến hào có thể giúp bảo vệ quân đội của chính mình khỏi hỏa lực của đối phương. Điều này càng quan trọng hơn đối với chiến trường Ukraine, vì quân đội Nga phụ thuộc rất nhiều vào pháo binh và tên lửa phóng loạt của họ.
Những đường hào này cũng có thể tạo thành những chướng ngại vật, cản trở nghiêm trọng cho việc cơ động của xe tăng Nga qua hướng Donbass về phía tây.
Mặc dù xe tăng có thể một mình băng qua các rãnh hẹp, và nếu muốn vượt chướng ngại vật rộng hơn, quân đội Nga phải sử dụng các loại xe công binh bắc cầu bánh xích như MTU-20, MTU-72, TMM-3, TMM-6, v.v.
Người Nga rất giỏi trong việc phát triển các khí tài công binh; do hệ thống đường bộ của Nga không phát triển như các nước phương Tây, đặc biệt là ở những nơi xa trung tâm thành phố, nên các kỹ sư Nga có tay nghề cao trong việc phát triển các khí tài khắc phục vật cản.
Ukraine cũng hy vọng, những đường hào có thể làm chậm và ngăn chặn hiệu quả sức tiến công của lực lượng xe tăng Nga; đồng thời giúp các đội tên lửa chống tăng chuyên trách của Ukraine phá hủy các xe tăng này.
Để thực hiện chiến lược trên, trong những năm gần đây, Quân đội Ukraine đã giành một phần kinh phí để hiện đại hóa và trang bị cho lực lượng tuyến trước hàng nghìn tên lửa chống tăng Stugna-P, Korsa và Bal do Ukraine sản xuất. Mỹ cũng viện trợ Ukraine hàng trăm tên lửa chống tăng Javelin.
Quân đội Ukraine đã có thể sử dụng thành thạo tên lửa Javelin trị giá 80.000 USD/quả, có tầm bắn gần 5 km và sử dụng phương pháp dẫn đường “bắn và quên”. Đây là loại vũ khí mà Quân đội Ukraine hy vọng có thể “làm thay đổi cuộc chơi” với lực lượng xe tăng đông đảo của Nga.
Vào năm 2019, Tướng Curtis Scarparotti, khi đó là Tư lệnh Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ khi nói về khả năng sử dụng tên lửa Javelin quân đội Ukraine và cho rằng, quá trình huấn luyện và chuẩn bị của Ukraine đã để lại ấn tượng sâu sắc cho ông.
Chỉ cần tưởng tượng rằng, một đơn vị thiết giáp của Nga đang từ từ triển khai thiết bị bắc cầu để cho xe tăng đi qua các chiến hào rộng hơn, lúc này những đội tên lửa chống tăng chuyên trách của Ukraine, sẽ đồng loạt phóng tên lửa Javelin vào các xe tăng đang dừng lại và các khí tài bắc cầu từ nhiều hướng.
Mặc dù đối với người Nga, những đường hào này không hẳn là bẫy tử thần và không thể vượt qua. Tuy nhiên, bất chấp quy mô lớn và hỏa lực mạnh của quân đội Nga, có thể rất khó để vượt qua Donbass mà không bị thương vong nặng nề.
Tuy nhiên người Nga có thể tránh cái bẫy thương vong này, bằng cách sử dụng lực lượng dân quân Donbass, cầm chân lực lượng chủ lực của Ukraine ở mặt trận này (hiện phần lớn Quân đội Ukraine tập trung trên hướng này), và không nhất thiết phải tiến qua ngả Donbass.
Phối hợp với lực lượng dân quân ly khai đang cầm chân Quân đội Ukraine trên mặt trận Donbass, Quân đội Nga có thể tổ chức mũi vu hồi chiến dịch với một sư đoàn thiết giáp, tiến công qua biên giới phía bắc giữa Ukraine và Nga, và tiến thẳng tới thủ đô Kiev. Nguồn ảnh: Sina.