Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 vừa được Việt Nam công bố hôm 25/11 vừa rồi. Đây là lần thứ tư trong lịch sử Việt Nam công bố Sách trắng Quốc phòng và lần này, chúng ta đã nhấn mạnh quan điểm "bốn không" của Đảng và Nhà Nước. Nguồn ảnh: C.G.So với lần xuất bản gần nhất - Sách trắng Quốc phòng năm 2009, các quan điểm của Việt Nam đã được "nâng cấp" từ "ba không" lên "bốn không". Nguồn ảnh: Danviet.Quan điểm "bốn không" đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực quân sự đó là "Việt Nam chủ trường không tham gia liên minh quân sự". Nguồn ảnh: Danviet.Thực tế đã chứng minh ngay cả khi Việt Nam là một quốc gia có yếu tố địa chính trị cực kỳ quan trọng với nhiều quốc gia trên thế giới - đặc biệt là với các cường quốc lớn - chúng ta vẫn nhất quyết giữ vị thế tự chủ của mình. Nguồn ảnh: HQVN.Việc tham gia một liên minh quân sự sẽ khiến Việt Nam bị mất đi vị thế tự chủ này, khi tham gia liên minh quân sự, chúng ta sẽ phải đồng ý cho quân đội nước ngoài có mặt trên lãnh thổ Việt Nam, tuân thủ theo các điều kiện, yêu cầu của tổ chức mà trong nhiều trường hợp, các yêu cầu, điều kiện này không có lợi cho chúng ta. Nguồn ảnh: QPVN.Quan điểm thứ hai trong "bốn không" đó là Việt Nam "không liên kết với nước này để chống nước kia". Đây là một quan điểm nhấn mạnh chủ trương "hoà bình, làm bạn với tất cả các nước" mà Đảng và Nhà Nước lựa chọn. Nguồn ảnh: TTXVN.Quan điểm thứ ba trong "bốn không" đó là "không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác". Đây là quan điểm cực kỳ quan trọng, nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ không bị cuốn vào bất cứ cuộc xung đột giữa các quốc gia khác. Nguồn ảnh: HQVN.Quan điểm này một lần nữa khẳng định quyền tự chủ, tự quyết của Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, việc cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trong nước là điều rất "lợi bất cập hại" mà thường thì "hại" sẽ nhiều hơn "lợi" khi mà cả một quốc gia, dân tộc có khả năng bị kéo vào một cuộc chiến tranh quy mô vì nước ngoài chọn quốc gia đó làm "bàn đạp" để xâm lược một quốc gia khác. Nguồn ảnh: QPVN.Quan điểm "bốn không" cuối cùng đó là "Không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế". Đây là quan điểm được Việt Nam tận dụng triệt để trong các cuộc tranh chấp, xung đột với nước ngoài trong thời gian vừa qua. Nguồn ảnh: KQVN.Một mặt, chúng ta lên án hành động gây hấn của đối phương, mặt khác - trên thực địa - chúng ta luôn chủ chương không sử dụng vũ lực, tránh va chạm khi không cần thiết và giữ bình tĩnh, không bị đối phương kích động. Nguồn ảnh: KQVN.Qua "bốn không" được đề cập trong sách trắng của Bộ Quốc phòng, có thể thấy quan điểm về độc lập, tự chủ, chủ trương hoà bình, tránh xảy ra xung đột hoặc bị cuốn vào một cuộc xung đột được chúng ta thể hiện khá chi tiết, đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tế hiện tại và tương lai. Nguồn ảnh: KQVN.Mời độc giả xem Video: Súng trường tấn công thế hệ mới của Quân đội Việt Nam.
Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 vừa được Việt Nam công bố hôm 25/11 vừa rồi. Đây là lần thứ tư trong lịch sử Việt Nam công bố Sách trắng Quốc phòng và lần này, chúng ta đã nhấn mạnh quan điểm "bốn không" của Đảng và Nhà Nước. Nguồn ảnh: C.G.
So với lần xuất bản gần nhất - Sách trắng Quốc phòng năm 2009, các quan điểm của Việt Nam đã được "nâng cấp" từ "ba không" lên "bốn không". Nguồn ảnh: Danviet.
Quan điểm "bốn không" đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực quân sự đó là "Việt Nam chủ trường không tham gia liên minh quân sự". Nguồn ảnh: Danviet.
Thực tế đã chứng minh ngay cả khi Việt Nam là một quốc gia có yếu tố địa chính trị cực kỳ quan trọng với nhiều quốc gia trên thế giới - đặc biệt là với các cường quốc lớn - chúng ta vẫn nhất quyết giữ vị thế tự chủ của mình. Nguồn ảnh: HQVN.
Việc tham gia một liên minh quân sự sẽ khiến Việt Nam bị mất đi vị thế tự chủ này, khi tham gia liên minh quân sự, chúng ta sẽ phải đồng ý cho quân đội nước ngoài có mặt trên lãnh thổ Việt Nam, tuân thủ theo các điều kiện, yêu cầu của tổ chức mà trong nhiều trường hợp, các yêu cầu, điều kiện này không có lợi cho chúng ta. Nguồn ảnh: QPVN.
Quan điểm thứ hai trong "bốn không" đó là Việt Nam "không liên kết với nước này để chống nước kia". Đây là một quan điểm nhấn mạnh chủ trương "hoà bình, làm bạn với tất cả các nước" mà Đảng và Nhà Nước lựa chọn. Nguồn ảnh: TTXVN.
Quan điểm thứ ba trong "bốn không" đó là "không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác". Đây là quan điểm cực kỳ quan trọng, nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ không bị cuốn vào bất cứ cuộc xung đột giữa các quốc gia khác. Nguồn ảnh: HQVN.
Quan điểm này một lần nữa khẳng định quyền tự chủ, tự quyết của Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, việc cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trong nước là điều rất "lợi bất cập hại" mà thường thì "hại" sẽ nhiều hơn "lợi" khi mà cả một quốc gia, dân tộc có khả năng bị kéo vào một cuộc chiến tranh quy mô vì nước ngoài chọn quốc gia đó làm "bàn đạp" để xâm lược một quốc gia khác. Nguồn ảnh: QPVN.
Quan điểm "bốn không" cuối cùng đó là "Không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế". Đây là quan điểm được Việt Nam tận dụng triệt để trong các cuộc tranh chấp, xung đột với nước ngoài trong thời gian vừa qua. Nguồn ảnh: KQVN.
Một mặt, chúng ta lên án hành động gây hấn của đối phương, mặt khác - trên thực địa - chúng ta luôn chủ chương không sử dụng vũ lực, tránh va chạm khi không cần thiết và giữ bình tĩnh, không bị đối phương kích động. Nguồn ảnh: KQVN.
Qua "bốn không" được đề cập trong sách trắng của Bộ Quốc phòng, có thể thấy quan điểm về độc lập, tự chủ, chủ trương hoà bình, tránh xảy ra xung đột hoặc bị cuốn vào một cuộc xung đột được chúng ta thể hiện khá chi tiết, đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tế hiện tại và tương lai. Nguồn ảnh: KQVN.
Mời độc giả xem Video: Súng trường tấn công thế hệ mới của Quân đội Việt Nam.