Vào ngày 17/12/2021, cuộc thử nghiệm thứ ba của Không quân Mỹ đối với tên lửa siêu thanh AGM-183A đã kết thúc thất bại như trước, mang lại cảm giác thất vọng cho giới chuyên gia và ngay cả các nghị sĩ Mỹ. Nỗ lực phóng thử thành công tên lửa siêu thanh AGM-183A của Không quân Mỹ vào năm 2021, có thể được cho là đã phá sản. Không quân Mỹ có thể sẽ tiến hành những cuộc thử nghiệm khác trong năm nay.Theo các thông tin, Không quân Mỹ xác nhận rằng vào ngày 15/12/2021, vụ thử tên lửa siêu thanh mới AGM-183A đã thất bại. Không quân Mỹ cho biết, họ vẫn chưa xác định được nguyên nhân của vụ thử nghiệm thất bại.Tên lửa AGM-183A sử dụng công nghệ tàu lượn hỗ trợ tên lửa và sử dụng tên lửa động cơ nhiên liệu rắn để tăng tốc. Sau khi đạt đến một tốc độ nhất định, phần đầu của tên lửa sẽ mở, để thanh lượn bên trong để tăng tốc, tách khỏi tên lửa mẹ, mà không cần rời khỏi bầu khí quyển trái đất.Tốc độ cao nhất của tên lửa AGM-183A đạt cao nhất có thể đạt 20 Mach, tầm bắn tối đa đạt 1.600 km (có thông tin khác là 10 Mach, tầm bắn tối đa 1.000 km).Không quân Mỹ hy vọng rằng, trong tương lai, số máy bay chiến đấu F-15EX, máy bay ném bom B-52H, B-1B, B-2 và loại B-21 vẫn đang trong quá trình phát triển, có thể sử dụng loại tên lửa cực mạnh này, để tấn công đối phương và các mục tiêu có giá trị cao; nhất là các mục tiêu nhạy cảm với thời gian.Tuy nhiên, đầu đạn AGM-183A tương đối nhỏ, theo thông tin, trọng lượng đầu đạn của nó nặng nhất chỉ 50 kg và nhẹ nhất là 22 kg (thông tin mới nhất là khoảng 68 kg). Để tăng hiệu quả của đầu đạn, Không quân Mỹ đã áp dụng thiết kế “truy đuổi và tiêu diệt”, tương tự như tên lửa phòng không Patriot 3. Theo thông tin, đây là lần thử nghiệm thất bại thứ ba của tên lửa siêu thanh AGM-183A sau đợt thử nghiệm tháng 4 và tháng 7 năm 2021. Trong lần phóng thử nghiệm hồi tháng 4/2021, tên lửa thử nghiệm vẫn nằm trên máy bay B-52H (tách không thành công). Không quân Mỹ (và thậm chí cả nước Mỹ), coi AGM-183A là “vũ khí cạnh tranh” và muốn chứng tỏ rằng mình không hề tụt hậu so với Trung Quốc và Nga (giờ phải thêm Triều Tiên). Nhưng hiện tại ba lần thử nghiệm, tất cả đều thất bại.Lần phóng thử đầu tiên là vào cuối tháng 12/2020 và các quan chức của Không quân Mỹ tự tin là thử nghiệm sẽ kết thúc trước năm 2020. Tuy nhiên, một sự cố đã xảy ra trong quá trình thử nghiệm và cuộc thử nghiệm buộc phải hủy bỏ.Lần phóng thử thứ hai cũng buộc phải hủy bỏ vào đầu năm 2021. Hiện chưa rõ tình hình cụ thể, chỉ có thông tin từ Không quân Mỹ tuyên bố rằng, “lần thử nghiệm thất bại khác hồi đầu năm 2021, là một va chạm nhỏ trên con đường phía trước. Một vấn đề đã được giải quyết trong vòng 30 ngày”.Đợt phóng thử nghiệm thứ ba và đầu tiên của quân đội Mỹ là vào ngày 5/4/2021 tại vùng biển Cape Mugu, California. Khi đó, Không quân Mỹ đã thử phóng vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không AGM-183A (ARRW), nhưng tên lửa không tách khỏi bệ phóng. Sau đó, quân đội Mỹ tuyên bố rằng, do trục trặc kỹ thuật trên máy bay đã khiến vụ phóng tên lửa không thành công. Và cho biết sẽ tiến hành đợt phóng thử tiếp theo vào tháng 7/2021.Vào ngày 28/7/2021, Không quân Mỹ đã tiến hành vụ thử thứ 4, tức là lần phóng thử thứ hai không thành công. Lần này tên lửa thử nghiệm tách thành công khỏi máy bay ném bom B-52, nhưng động cơ tên lửa của nó đã không hoạt động và rơi xuống vùng biển Cape Mugu.Sự cố này đã ảnh hưởng rất nhiều đến Không quân Mỹ và công ty Lockheed Martin. Đối với Không quân Mỹ và cả chính phủ Mỹ đều thất vọng với AGM-183A. Hy vọng triển khai vũ khí siêu thanh của Mỹ từ “một đến hai năm tới” chắc khó thành hiện thực.Trang tin Drive của Mỹ đưa tin, việc thất bại trong ba lần phóng thử nghiệm AGM-183A liên tiếp là điều đáng lo ngại. Một quan chức Không quân Mỹ cho biết, với những thất bại như vậy, việc mua sắm vào năm 2022 có thể thực sự bị hoãn lại. Theo một số thông tin từ truyền thông Mỹ, quân đội Mỹ đã nhiều khẳng định, vũ khí siêu thanh là chìa khóa cho các kế hoạch tác chiến trong tương lai; đặc biệt là trong các cuộc xung đột tiềm tàng với các đối thủ tương tự như Trung Quốc và Nga. Nhưng trên thực tế, hiện tại trên lĩnh vực vũ khí siêu thanh, Mỹ vẫn kém hai đối thủ Nga và Trung Quốc. Hiện tại, Nga có tất cả các loại vũ khí siêu thanh ở ba lĩnh vực trên bộ, trên biển (bao gồm trên mặt đất và dưới nước) và trên không.Bộ Quốc phòng Nga ngày 4/10/2021 thông báo, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga “Severodvinsk” đã phóng thử thành công tên lửa siêu thanh Zircon lần đầu tiên, đạt tốc độ 10.734 km/h.Sau khi phóng, tên lửa đã đánh trúng mục tiêu giả định trên biển Barents. Theo ghi nhận của hệ thống quan sát và điều khiển, tên lửa Zircon đã đánh trúng mục tiêu và đường bay của nó theo đúng các thông số đã thiết lập. Zircon sẽ được đưa vào sử dụng vào năm nay và lần đầu tiên sẽ được triển khai trên tàu khu trục nhỏ “Đô đốc Gorshkov” của Hải quân Nga.
Vào ngày 17/12/2021, cuộc thử nghiệm thứ ba của Không quân Mỹ đối với tên lửa siêu thanh AGM-183A đã kết thúc thất bại như trước, mang lại cảm giác thất vọng cho giới chuyên gia và ngay cả các nghị sĩ Mỹ.
Nỗ lực phóng thử thành công tên lửa siêu thanh AGM-183A của Không quân Mỹ vào năm 2021, có thể được cho là đã phá sản. Không quân Mỹ có thể sẽ tiến hành những cuộc thử nghiệm khác trong năm nay.
Theo các thông tin, Không quân Mỹ xác nhận rằng vào ngày 15/12/2021, vụ thử tên lửa siêu thanh mới AGM-183A đã thất bại. Không quân Mỹ cho biết, họ vẫn chưa xác định được nguyên nhân của vụ thử nghiệm thất bại.
Tên lửa AGM-183A sử dụng công nghệ tàu lượn hỗ trợ tên lửa và sử dụng tên lửa động cơ nhiên liệu rắn để tăng tốc. Sau khi đạt đến một tốc độ nhất định, phần đầu của tên lửa sẽ mở, để thanh lượn bên trong để tăng tốc, tách khỏi tên lửa mẹ, mà không cần rời khỏi bầu khí quyển trái đất.
Tốc độ cao nhất của tên lửa AGM-183A đạt cao nhất có thể đạt 20 Mach, tầm bắn tối đa đạt 1.600 km (có thông tin khác là 10 Mach, tầm bắn tối đa 1.000 km).
Không quân Mỹ hy vọng rằng, trong tương lai, số máy bay chiến đấu F-15EX, máy bay ném bom B-52H, B-1B, B-2 và loại B-21 vẫn đang trong quá trình phát triển, có thể sử dụng loại tên lửa cực mạnh này, để tấn công đối phương và các mục tiêu có giá trị cao; nhất là các mục tiêu nhạy cảm với thời gian.
Tuy nhiên, đầu đạn AGM-183A tương đối nhỏ, theo thông tin, trọng lượng đầu đạn của nó nặng nhất chỉ 50 kg và nhẹ nhất là 22 kg (thông tin mới nhất là khoảng 68 kg). Để tăng hiệu quả của đầu đạn, Không quân Mỹ đã áp dụng thiết kế “truy đuổi và tiêu diệt”, tương tự như tên lửa phòng không Patriot 3.
Theo thông tin, đây là lần thử nghiệm thất bại thứ ba của tên lửa siêu thanh AGM-183A sau đợt thử nghiệm tháng 4 và tháng 7 năm 2021. Trong lần phóng thử nghiệm hồi tháng 4/2021, tên lửa thử nghiệm vẫn nằm trên máy bay B-52H (tách không thành công).
Không quân Mỹ (và thậm chí cả nước Mỹ), coi AGM-183A là “vũ khí cạnh tranh” và muốn chứng tỏ rằng mình không hề tụt hậu so với Trung Quốc và Nga (giờ phải thêm Triều Tiên). Nhưng hiện tại ba lần thử nghiệm, tất cả đều thất bại.
Lần phóng thử đầu tiên là vào cuối tháng 12/2020 và các quan chức của Không quân Mỹ tự tin là thử nghiệm sẽ kết thúc trước năm 2020. Tuy nhiên, một sự cố đã xảy ra trong quá trình thử nghiệm và cuộc thử nghiệm buộc phải hủy bỏ.
Lần phóng thử thứ hai cũng buộc phải hủy bỏ vào đầu năm 2021. Hiện chưa rõ tình hình cụ thể, chỉ có thông tin từ Không quân Mỹ tuyên bố rằng, “lần thử nghiệm thất bại khác hồi đầu năm 2021, là một va chạm nhỏ trên con đường phía trước. Một vấn đề đã được giải quyết trong vòng 30 ngày”.
Đợt phóng thử nghiệm thứ ba và đầu tiên của quân đội Mỹ là vào ngày 5/4/2021 tại vùng biển Cape Mugu, California. Khi đó, Không quân Mỹ đã thử phóng vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không AGM-183A (ARRW), nhưng tên lửa không tách khỏi bệ phóng.
Sau đó, quân đội Mỹ tuyên bố rằng, do trục trặc kỹ thuật trên máy bay đã khiến vụ phóng tên lửa không thành công. Và cho biết sẽ tiến hành đợt phóng thử tiếp theo vào tháng 7/2021.
Vào ngày 28/7/2021, Không quân Mỹ đã tiến hành vụ thử thứ 4, tức là lần phóng thử thứ hai không thành công. Lần này tên lửa thử nghiệm tách thành công khỏi máy bay ném bom B-52, nhưng động cơ tên lửa của nó đã không hoạt động và rơi xuống vùng biển Cape Mugu.
Sự cố này đã ảnh hưởng rất nhiều đến Không quân Mỹ và công ty Lockheed Martin. Đối với Không quân Mỹ và cả chính phủ Mỹ đều thất vọng với AGM-183A. Hy vọng triển khai vũ khí siêu thanh của Mỹ từ “một đến hai năm tới” chắc khó thành hiện thực.
Trang tin Drive của Mỹ đưa tin, việc thất bại trong ba lần phóng thử nghiệm AGM-183A liên tiếp là điều đáng lo ngại. Một quan chức Không quân Mỹ cho biết, với những thất bại như vậy, việc mua sắm vào năm 2022 có thể thực sự bị hoãn lại.
Theo một số thông tin từ truyền thông Mỹ, quân đội Mỹ đã nhiều khẳng định, vũ khí siêu thanh là chìa khóa cho các kế hoạch tác chiến trong tương lai; đặc biệt là trong các cuộc xung đột tiềm tàng với các đối thủ tương tự như Trung Quốc và Nga.
Nhưng trên thực tế, hiện tại trên lĩnh vực vũ khí siêu thanh, Mỹ vẫn kém hai đối thủ Nga và Trung Quốc. Hiện tại, Nga có tất cả các loại vũ khí siêu thanh ở ba lĩnh vực trên bộ, trên biển (bao gồm trên mặt đất và dưới nước) và trên không.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 4/10/2021 thông báo, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga “Severodvinsk” đã phóng thử thành công tên lửa siêu thanh Zircon lần đầu tiên, đạt tốc độ 10.734 km/h.
Sau khi phóng, tên lửa đã đánh trúng mục tiêu giả định trên biển Barents. Theo ghi nhận của hệ thống quan sát và điều khiển, tên lửa Zircon đã đánh trúng mục tiêu và đường bay của nó theo đúng các thông số đã thiết lập. Zircon sẽ được đưa vào sử dụng vào năm nay và lần đầu tiên sẽ được triển khai trên tàu khu trục nhỏ “Đô đốc Gorshkov” của Hải quân Nga.