Vào năm 2019, Mỹ đã thực hiện thành công cuộc thử nghiệm đầu tiên đối với phương tiện bay siêu vượt âm phóng từ trên không có tên định danh AGM-183A Air Launched Rapid Reac Weapon, hay ARRW.Khi đó tên lửa AGM-183A ARRW đã được tích hợp vào một máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress cất cánh tại căn cứ không quân Edwards, California.Một phiên bản chỉ có cảm biến của nguyên mẫu ARRW đã được B-52 mang ra bên ngoài trong quá trình thử nghiệm, mục đích để thu thập dữ liệu xử lý trong môi trường hoạt động và kiểm tra độ tương thích với máy bay.Theo thông báo từ không quân Mỹ, tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn với phần đầu đạn lượn Tactical Boost Glide tách khỏi phần thân sau khi đạt quỹ đạo thiết kế, cho phép tới đạt tốc độ tối đa Mach 20.Tầm bắn của tên lửa chưa được công bố cụ thể nhưng ước tính con số này sẽ không dưới 2.000 km, thậm chí có thể còn lớn hơn rất nhiều, đạt tới trên 5.000 km.Cuộc thử nghiệm trên được thông báo thu về kết quả rất tích cực, mở ra triển vọng để hoàn thành chương trình vũ khí đầy tham vọng này vào năm 2022 theo cam kết với Lầu Năm Góc.Tập đoàn công nghiệp quốc phòng khổng lồ Lockheed Martin tự tin cho hay rằng mặc dù đi sau nhưng với tiềm lực khoa học và tài chính hùng hậu, Mỹ sẽ vượt qua Nga trong cuộc đua vũ khí siêu vượt âm. Tên lửa siêu thanh AGM-183A được coi là "phát súng" mở màn của Mỹ, nó được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với loại Kh-47M2 Kinzhal đình đám của Nga.Tuy vậy theo báo chí Nga, các nhà phát triển Mỹ trong quá trình thiết kế tên lửa siêu thanh AGM-183A đã có một thiếu sót lớn khi bỏ qua sự bảo vệ khỏi tác động của các tổ hợp áp chế điện tử và vũ khí xung điện từ.Phía Nga cho rằng tên lửa AGM-183A hóa ra có thể điều khiển trong toàn bộ quá trình bay, điều này cho phép chiếm quyền kiểm soát đối với nó, chẳng hạn như thông qua hệ thống tác chiến điện tử chủ động Krasukha.Theo đánh giá, một trong những lý do khiến tên lửa AGM-183A hoàn toàn kiểm soát được quyền điều khiển là do Mỹ không thể sử dụng phương án thiết kế khác.Điều này dẫn đến thực tế là trong điều kiện thực chiến, với xác suất tuyệt đối, một tên lửa như vậy đơn giản là không thể tới được mục tiêu.Truyền thông Nga cho rằng trước đó các hệ thống tác chiến điện tử của nước này đã tỏ ra xuất sắc trong việc chống lại tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ và tên lửa tấn công do Israel sản xuất, khi làm chúng mất điều khiển.Trước sự phát triển của các hệ thống tác chiến điện tử Nga, giới chuyên gia cho rằng đây là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để chống tên lửa, kể cả những loại có tốc độ vượt quá Mach 6 - 7.Nhưng cũng phải nói thêm đây chỉ là thông tin do báo chí Nga đưa ra, chưa có gì kiểm chứng về "sự thiếu sót" của tên lửa AGM-83A cũng như "sự thần diệu" của tổ hợp Krasukha như khẳng định.
Vào năm 2019, Mỹ đã thực hiện thành công cuộc thử nghiệm đầu tiên đối với phương tiện bay siêu vượt âm phóng từ trên không có tên định danh AGM-183A Air Launched Rapid Reac Weapon, hay ARRW.
Khi đó tên lửa AGM-183A ARRW đã được tích hợp vào một máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress cất cánh tại căn cứ không quân Edwards, California.
Một phiên bản chỉ có cảm biến của nguyên mẫu ARRW đã được B-52 mang ra bên ngoài trong quá trình thử nghiệm, mục đích để thu thập dữ liệu xử lý trong môi trường hoạt động và kiểm tra độ tương thích với máy bay.
Theo thông báo từ không quân Mỹ, tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn với phần đầu đạn lượn Tactical Boost Glide tách khỏi phần thân sau khi đạt quỹ đạo thiết kế, cho phép tới đạt tốc độ tối đa Mach 20.
Tầm bắn của tên lửa chưa được công bố cụ thể nhưng ước tính con số này sẽ không dưới 2.000 km, thậm chí có thể còn lớn hơn rất nhiều, đạt tới trên 5.000 km.
Cuộc thử nghiệm trên được thông báo thu về kết quả rất tích cực, mở ra triển vọng để hoàn thành chương trình vũ khí đầy tham vọng này vào năm 2022 theo cam kết với Lầu Năm Góc.
Tập đoàn công nghiệp quốc phòng khổng lồ Lockheed Martin tự tin cho hay rằng mặc dù đi sau nhưng với tiềm lực khoa học và tài chính hùng hậu, Mỹ sẽ vượt qua Nga trong cuộc đua vũ khí siêu vượt âm.
Tên lửa siêu thanh AGM-183A được coi là "phát súng" mở màn của Mỹ, nó được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với loại Kh-47M2 Kinzhal đình đám của Nga.
Tuy vậy theo báo chí Nga, các nhà phát triển Mỹ trong quá trình thiết kế tên lửa siêu thanh AGM-183A đã có một thiếu sót lớn khi bỏ qua sự bảo vệ khỏi tác động của các tổ hợp áp chế điện tử và vũ khí xung điện từ.
Phía Nga cho rằng tên lửa AGM-183A hóa ra có thể điều khiển trong toàn bộ quá trình bay, điều này cho phép chiếm quyền kiểm soát đối với nó, chẳng hạn như thông qua hệ thống tác chiến điện tử chủ động Krasukha.
Theo đánh giá, một trong những lý do khiến tên lửa AGM-183A hoàn toàn kiểm soát được quyền điều khiển là do Mỹ không thể sử dụng phương án thiết kế khác.
Điều này dẫn đến thực tế là trong điều kiện thực chiến, với xác suất tuyệt đối, một tên lửa như vậy đơn giản là không thể tới được mục tiêu.
Truyền thông Nga cho rằng trước đó các hệ thống tác chiến điện tử của nước này đã tỏ ra xuất sắc trong việc chống lại tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ và tên lửa tấn công do Israel sản xuất, khi làm chúng mất điều khiển.
Trước sự phát triển của các hệ thống tác chiến điện tử Nga, giới chuyên gia cho rằng đây là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để chống tên lửa, kể cả những loại có tốc độ vượt quá Mach 6 - 7.
Nhưng cũng phải nói thêm đây chỉ là thông tin do báo chí Nga đưa ra, chưa có gì kiểm chứng về "sự thiếu sót" của tên lửa AGM-83A cũng như "sự thần diệu" của tổ hợp Krasukha như khẳng định.