Người đứng đầu Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đang hoàn thiện việc phát triển hệ thống tên lửa phòng không mới nhất của họ là HISAR.Hệ thống phòng không HISAR đang phát triển của Thổ Nhĩ Kỳ, có các thông số kỹ thuật và đặc tính chiến đấu của nó sẽ tương ứng với hệ thống phòng không S-400 của Nga, mà Ankara trước đây đã mua lại từ Nga.Theo Demir, việc phát triển tổ hợp HISAR thực sự đã hoàn thành và việc sản xuất các nguyên mẫu của loại vũ khí này hiện đang được tiến hành; tuy nhiên trước bối cảnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét khả năng từ chối mua thêm một lô hệ thống phòng không S-400 của Nga.Ồng Demir nói: “Vấn đề mua S-400 đã được thảo luận kỹ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ; hợp đồng được chia làm hai giai đoạn và có các yếu tố kỹ thuật của từng giai đoạn mua sắm cụ thể. Giai đoạn đầu bao gồm mua sắm trực tiếp và giai đoạn hai là hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể.Các bước đi cũng đang được thực hiện đúng trong sự hợp tác này. Về vấn đề này, những phát triển cụ thể đã diễn ra và đây là một công đoạn có rất nhiều chi tiết và các bước nhất định được thực hiện. Với tư cách là một bên tham gia, chúng tôi tin rằng đã tự chủ được công nghệ và không phải tiếp tục mua các loại vũ khí này”; hết lời dẫn.Đáng chú ý là việc Thổ Nhĩ Kỳ không quan tâm đến hệ thống phòng không S-400 Triumph của Nga nữa, có thể được giải thích là do việc Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn thành phát triển thành công các tổ hợp phòng không HISAR của họ.Điều này chứng tỏ rằng, Ankara chỉ đơn giản là sao chép các công nghệ của Nga và cụ thế hóa chúng, trong hệ thống phòng không HISAR của chính mình.Ismail Demir, người đứng đầu Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: “Chúng tôi sẽ có cách tiếp cận đối với thông tin về tầm bay và độ cao của tên lửa S-400. Hệ thống phòng không HISAR của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tốt hơn nhiều và như chúng tôi đã nói, chúng tôi đang từng bước hướng tới S-400 hoặc thậm chí là một hệ thống tiên tiến hơn”.Trước đó Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành thử nghiệm thành công hệ thống S-400, nhưng chưa chính thức triển khai các hệ thống này vào biên chế chiến đấu, do không có khả năng tích hợp các hệ thống này vào một mạng lưới duy nhất, của hệ thống phòng không quốc gia”.Cũng theo các phương tiên truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ, một đơn vị không rõ danh tính, đã cố gắng chiếm quyền kiểm soát UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, bằng cách sử dụng tổ hợp tác chiến điện tử 1L222M Avtobaza-M của Nga; tuy nhiên, sau khi phát hiện ra sự can thiệp của các hệ thống này, tổ hợp này đã bị UAV TB2 phá hủy.Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, tổ hợp 1L222M Avtobaza-M đã bị UAV TB2 phá hủy là ở chiến trường Karabakh; mặc dù các tổ hợp tác chiến điện tử này, không chính thức phục vụ trong Lực lượng vũ trang Armenia.Cũng theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, trong cuộc chiến kéo dài 44 ngày ở Karabakh, các hệ thống tác chiến điện tử như R-330P, Borisoglebsk-2 và các tổ hợp tác chiến điện tử thuộc họ Groza cũng bị UAV TB2 phá hủy.Đáng chú ý là các tổ hợp Avtobaza-M đã được xem xét sử dụng ở Donbass, như một biện pháp đối phó với UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ mà Quân đội Ukraine hiện đang sở hữu; nhưng nếu các phương tiện này dễ bị tấn công, bởi UAV TB2, thì đây là mối đe dọa lớn với quân ly khai.Huyền thoại lớn nhất xung quanh hệ thống Avtobaza-M, được cho là chính nhờ tổ hợp này, mà vào năm 2011, lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran, đã giành quyền kiểm soát chiếc UAV bí mật RQ-170 Sentinel của Mỹ.Chiếc máy bay không người lái trinh sát tối tân RQ-170 Sentinel của Mỹ khi đó, đã bị mất tín hiệu điều khiển và buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại một vùng núi của địa phương và nó đã bị Iran thu giữ, nghiên cứu để tìm ra bí mật và sau nay Iran cho ra hàng loạt UAV RQ-170 phiên bản Iran như Shahed-141; Shahed-142; Shahed-181 và Shahed-192. Nguồn ảnh:IRNA.
Người đứng đầu Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đang hoàn thiện việc phát triển hệ thống tên lửa phòng không mới nhất của họ là HISAR.
Hệ thống phòng không HISAR đang phát triển của Thổ Nhĩ Kỳ, có các thông số kỹ thuật và đặc tính chiến đấu của nó sẽ tương ứng với hệ thống phòng không S-400 của Nga, mà Ankara trước đây đã mua lại từ Nga.
Theo Demir, việc phát triển tổ hợp HISAR thực sự đã hoàn thành và việc sản xuất các nguyên mẫu của loại vũ khí này hiện đang được tiến hành; tuy nhiên trước bối cảnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét khả năng từ chối mua thêm một lô hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Ồng Demir nói: “Vấn đề mua S-400 đã được thảo luận kỹ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ; hợp đồng được chia làm hai giai đoạn và có các yếu tố kỹ thuật của từng giai đoạn mua sắm cụ thể. Giai đoạn đầu bao gồm mua sắm trực tiếp và giai đoạn hai là hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể.
Các bước đi cũng đang được thực hiện đúng trong sự hợp tác này. Về vấn đề này, những phát triển cụ thể đã diễn ra và đây là một công đoạn có rất nhiều chi tiết và các bước nhất định được thực hiện. Với tư cách là một bên tham gia, chúng tôi tin rằng đã tự chủ được công nghệ và không phải tiếp tục mua các loại vũ khí này”; hết lời dẫn.
Đáng chú ý là việc Thổ Nhĩ Kỳ không quan tâm đến hệ thống phòng không S-400 Triumph của Nga nữa, có thể được giải thích là do việc Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn thành phát triển thành công các tổ hợp phòng không HISAR của họ.
Điều này chứng tỏ rằng, Ankara chỉ đơn giản là sao chép các công nghệ của Nga và cụ thế hóa chúng, trong hệ thống phòng không HISAR của chính mình.
Ismail Demir, người đứng đầu Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: “Chúng tôi sẽ có cách tiếp cận đối với thông tin về tầm bay và độ cao của tên lửa S-400. Hệ thống phòng không HISAR của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tốt hơn nhiều và như chúng tôi đã nói, chúng tôi đang từng bước hướng tới S-400 hoặc thậm chí là một hệ thống tiên tiến hơn”.
Trước đó Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành thử nghiệm thành công hệ thống S-400, nhưng chưa chính thức triển khai các hệ thống này vào biên chế chiến đấu, do không có khả năng tích hợp các hệ thống này vào một mạng lưới duy nhất, của hệ thống phòng không quốc gia”.
Cũng theo các phương tiên truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ, một đơn vị không rõ danh tính, đã cố gắng chiếm quyền kiểm soát UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, bằng cách sử dụng tổ hợp tác chiến điện tử 1L222M Avtobaza-M của Nga; tuy nhiên, sau khi phát hiện ra sự can thiệp của các hệ thống này, tổ hợp này đã bị UAV TB2 phá hủy.
Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, tổ hợp 1L222M Avtobaza-M đã bị UAV TB2 phá hủy là ở chiến trường Karabakh; mặc dù các tổ hợp tác chiến điện tử này, không chính thức phục vụ trong Lực lượng vũ trang Armenia.
Cũng theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, trong cuộc chiến kéo dài 44 ngày ở Karabakh, các hệ thống tác chiến điện tử như R-330P, Borisoglebsk-2 và các tổ hợp tác chiến điện tử thuộc họ Groza cũng bị UAV TB2 phá hủy.
Đáng chú ý là các tổ hợp Avtobaza-M đã được xem xét sử dụng ở Donbass, như một biện pháp đối phó với UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ mà Quân đội Ukraine hiện đang sở hữu; nhưng nếu các phương tiện này dễ bị tấn công, bởi UAV TB2, thì đây là mối đe dọa lớn với quân ly khai.
Huyền thoại lớn nhất xung quanh hệ thống Avtobaza-M, được cho là chính nhờ tổ hợp này, mà vào năm 2011, lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran, đã giành quyền kiểm soát chiếc UAV bí mật RQ-170 Sentinel của Mỹ.
Chiếc máy bay không người lái trinh sát tối tân RQ-170 Sentinel của Mỹ khi đó, đã bị mất tín hiệu điều khiển và buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại một vùng núi của địa phương và nó đã bị Iran thu giữ, nghiên cứu để tìm ra bí mật và sau nay Iran cho ra hàng loạt UAV RQ-170 phiên bản Iran như Shahed-141; Shahed-142; Shahed-181 và Shahed-192. Nguồn ảnh:IRNA.