Mạng Lievmap mới đây đăng tải thông tin và đoạn video của kênh truyền hình RT (Nga) ghi lại hình ảnh các xe tăng T-62M thuộc biên chế Quân đội chính phủ Syria đang nã pháo tại nơi được cho là Đông Ghouta. Nguồn ảnh: RTTheo mạng này, đây là lần đầu tiên kể từ khi chiến sự Đông Ghouta bùng phát dữ dội, xe tăng chủ lực T-62M được điều động tới đây. Xem ra, Quân đội Syria quyết tâm “tận diệt” hoàn toàn lực lượng phiến quân ở Ghouta, mà trực tiếp là nhóm Jaish Islam's. Nguồn ảnh: RTNgoài T-62M, tại đây còn còn có sự xuất hiện của một số xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Việc sở hữu nhiều trang bị cơ giới hạng nặng, đem lại ưu thế lớn trong các cuộc tấn công của Quân đội Syria tại Đông Ghouta. Nguồn ảnh: RTTrước đó, trong các chiến dịch tấn công IS ở nhiều tỉnh thành khác, xe tăng T-62M đã trợ giúp của Quân đội Syria rất nhiều về hỏa lực cũng như che chắn cho bộ binh trước các loại vũ khí của đối phương. Nguồn ảnh: OryxTuy không phải là loại xe tăng mới, thế nhưng tại chiến trường Syria, “rùa thép” T-62M vốn chút nữa đã vào lò “nấu cao” ở Nga lại đang phát huy hiệu quả lớn. Thử nghiệm trên chiến trường cho thấy, T-62M có thể sống sót trước tên lửa TOW vốn “nướng” nhiều xe tăng T-72 hiện đại hơn. Nguồn ảnh: OryxT-62M (Object 166M) là phiên bản hiện đại hóa sâu rộng trên cơ sở mẫu T-62, được ra mắt và đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1983. Đến nay, hầu hết dòng xe tăng T-62 nói chung trong Quân đội Nga đã không còn biên chế, chúng được giữ trong các kho tàng chờ ngày “nấu sắt vụn” hoặc là bán hay tặng các quốc gia đồng minh, trong đó có Syria. Nguồn ảnh: PinterestSo với các thế hệ đầu T-62, T-62M được bổ sung giáp tăng cường BDD quanh mặt trước tháp pháo, tăng khả năng kháng chịu đạn nổ lõm chống tăng. Ước tính, với BDD, giáp tháp pháo dày tương đương 300-400mm thép. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminMặc dù với thông số đó, T-62M không đủ sức chống lại tên lửa TOW vốn xuyên tới 900mm thép, thế nhưng rất ngạc nhiên khi ghi nhận nhiều trường hợp loại tăng này sống sót sau phát bắn của TOW. Nguồn ảnh: twitter.com.Trong ảnh, khoảnh khắc một quả đạn TOW bay hướng vào hông tháp pháo, kết quả viên đạn không thể xuyên thủng chiếc T-62M của Syria. Nguồn ảnh: YoutubeHỏa lực pháo chính của T-62M vẫn là khẩu 115mm U-5TS nhưng được nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép triển khai tên lửa chống tăng laser Sheksna. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminT-62M nhận động cơ hiện đại hơn - động cơ diesel V55U công suất 620 mã lực cho phép đạt tốc độ hơn 50km/h, dự trữ hành trình với nhiên liệu phụ lên tới 450-500km. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminMời độc giả xem video: T-62M Syria thoát chết khi dính tên lửa chống tăng TOW phiến quân. (Nguồn Combat Footage)
Mạng Lievmap mới đây đăng tải thông tin và đoạn video của kênh truyền hình RT (Nga) ghi lại hình ảnh các xe tăng T-62M thuộc biên chế Quân đội chính phủ Syria đang nã pháo tại nơi được cho là Đông Ghouta. Nguồn ảnh: RT
Theo mạng này, đây là lần đầu tiên kể từ khi chiến sự Đông Ghouta bùng phát dữ dội, xe tăng chủ lực T-62M được điều động tới đây. Xem ra, Quân đội Syria quyết tâm “tận diệt” hoàn toàn lực lượng phiến quân ở Ghouta, mà trực tiếp là nhóm Jaish Islam's. Nguồn ảnh: RT
Ngoài T-62M, tại đây còn còn có sự xuất hiện của một số xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Việc sở hữu nhiều trang bị cơ giới hạng nặng, đem lại ưu thế lớn trong các cuộc tấn công của Quân đội Syria tại Đông Ghouta. Nguồn ảnh: RT
Trước đó, trong các chiến dịch tấn công IS ở nhiều tỉnh thành khác, xe tăng T-62M đã trợ giúp của Quân đội Syria rất nhiều về hỏa lực cũng như che chắn cho bộ binh trước các loại vũ khí của đối phương. Nguồn ảnh: Oryx
Tuy không phải là loại xe tăng mới, thế nhưng tại chiến trường Syria, “rùa thép” T-62M vốn chút nữa đã vào lò “nấu cao” ở Nga lại đang phát huy hiệu quả lớn. Thử nghiệm trên chiến trường cho thấy, T-62M có thể sống sót trước tên lửa TOW vốn “nướng” nhiều xe tăng T-72 hiện đại hơn. Nguồn ảnh: Oryx
T-62M (Object 166M) là phiên bản hiện đại hóa sâu rộng trên cơ sở mẫu T-62, được ra mắt và đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1983. Đến nay, hầu hết dòng xe tăng T-62 nói chung trong Quân đội Nga đã không còn biên chế, chúng được giữ trong các kho tàng chờ ngày “nấu sắt vụn” hoặc là bán hay tặng các quốc gia đồng minh, trong đó có Syria. Nguồn ảnh: Pinterest
So với các thế hệ đầu T-62, T-62M được bổ sung giáp tăng cường BDD quanh mặt trước tháp pháo, tăng khả năng kháng chịu đạn nổ lõm chống tăng. Ước tính, với BDD, giáp tháp pháo dày tương đương 300-400mm thép. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Mặc dù với thông số đó, T-62M không đủ sức chống lại tên lửa TOW vốn xuyên tới 900mm thép, thế nhưng rất ngạc nhiên khi ghi nhận nhiều trường hợp loại tăng này sống sót sau phát bắn của TOW. Nguồn ảnh: twitter.com.
Trong ảnh, khoảnh khắc một quả đạn TOW bay hướng vào hông tháp pháo, kết quả viên đạn không thể xuyên thủng chiếc T-62M của Syria. Nguồn ảnh: Youtube
Hỏa lực pháo chính của T-62M vẫn là khẩu 115mm U-5TS nhưng được nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép triển khai tên lửa chống tăng laser Sheksna. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
T-62M nhận động cơ hiện đại hơn - động cơ diesel V55U công suất 620 mã lực cho phép đạt tốc độ hơn 50km/h, dự trữ hành trình với nhiên liệu phụ lên tới 450-500km. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Mời độc giả xem video: T-62M Syria thoát chết khi dính tên lửa chống tăng TOW phiến quân. (Nguồn Combat Footage)