Đại úy Quân đội Mỹ Cam McMillan: UAV Iran thực sự là vũ khí nguy hiểm
Những chiếc UAV Shahed-136 của Iran (Nga gọi là Geran-2) có vẻ như đã thực hiện nhiệm vụ chiến đấu dọc theo toàn bộ chiến trường Ukraine dài hàng nghìn km. "Những kẻ đánh bom liều chết" đã là mối đe dọa thực sự cho những vũ khí của NATO đang được Quân đội Ukraine sử dụng.
Trong tuần qua, những chiếc UAV kamikaze của Nga đã giáng những đòn chí mạng vào các điểm phòng ngự của Ukraine ở các vùng Kharkov, Mykolaiv. Odessa và Dnepropetrovsk. Bộ tư lệnh tiền phương Quân đội Ukraine cho biết, UAV tự sát của Nga thực hiện các cuộc xuất kích chiến đấu gần như hàng ngày.Quân đội Nga sử dụng UAV tự sát Geran-2 để phá hủy các loại vũ khí hạng nặng như xe bọc thép, pháo tự hành. Ở phía đông bắc của khu vực Kharkov, do các đơn vị của Lữ đoàn bộ binh cơ giới 92 của Quân đội Ukraine phòng thủ, những chiếc UAV Geran-2 đã phá hủy pháo tự hành; và ở Ochakov (vùng Nikolaev), Geran-2 đã phá hủy tàu kéo tại cảng.
Các sĩ quan NATO coi Shahed-136 của Iran là mối đe dọa nghiêm trọng đối với quân đội Ukraine. Đại úy Lục quân Mỹ Cam McMillan, người từng tham chiến tại Iraq, coi UAV của Iran là một trong những loại vũ khí nguy hiểm nhất; ông đã viết điều này trong một chuyên mục cho tờ 19 Forty Five.
McMillan viết rằng, trong thời gian tham chiến ở Iraq, nhiều đồng đội của ông cũng đánh giá thấp mối đe dọa từ số UAV của Iran. Tuy nhiên, họ đã sớm nhận ra mức độ “dễ bị tổn thương” của hệ thống phòng không Mỹ trước UAV Iran, để có biện pháp đối phó.
UAV của Iran đã thường xuyên tấn công các lực lượng Mỹ và liên quân ở Trung Đông; những chiếc UAV này đã nhiều lần xuyên thủng lưới lửa phòng không dày đặc của Mỹ và phá hủy các mục tiêu tại các căn cứ của Mỹ.
Còn tại chiến trường Ukraine, những vũ khí này còn gây ra mối đe dọa lớn hơn những mối đe dọa, mà lực lượng Mỹ và các đồng minh của họ ở Trung Đông phải đối mặt, McMillan nói.UAV của Iran đã chứng tỏ tính năng kỹ chiến thuật tuyệt hảo trong nhiều cuộc chiến ở các nước vùng Vịnh Ba Tư. UAV Shahed-136 đã nhiều lần tấn công các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng ở Ả Rập Xê Út, Israel và UAE.
Đặc biệt, vào ngày 14/9/2019, lực lượng dân quân Hauthi của Yemen, đã dùng tên lửa hành trình và UAV tự sát, tấn công hai cơ sở lọc dầu ở Khurais và Abqaiq của tập đoàn dầu mỏ lớn nhất Ả Rập Xê Út là Aramco; làm giá dầu thế giới tăng ngay 20% - một kỷ lục từ sau chiến tranh vùng Vịnh 1991.
Điều bất ngờ là hệ thống phòng không trị giá hàng trăm tỷ USD của Ả Rập Xê Út, đều có nguồn gốc của phương Tây, trong đó chủ yếu là các hệ thống tên lửa phòng không Patriot mua của Mỹ và của chính Quân đội Mỹ; nhưng hoàn toàn “mù tịt” trước cuộc tấn công của hàng chục tên lửa hành trình và UAV tự sát.
Mặc dù lực lượng Hauthi nhận trách nhiệm về vụ tấn công, nhưng số vũ khí trong cuộc tấn công này, được cho là có nguồn gốc từ Iran.Ảnh: Nhà máy lọc dầu lớn nhất Saudi đã chìm trong biển lửa từ cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình và UAV tự sát. Nguồn: ABC News
Iran bắt sống UAV khiến người Mỹ choáng váng
Chương trình không người lái của Iran đã được phát triển mạnh mẽ vào năm 2011. Sau đó, các đơn vị đặc nhiệm của Iran đã thực hiện một chiến dịch xuất sắc, ép hạ cánh bắt buộc một chiếc UAV do thám RQ-170 của Mỹ.
Trước đó UAV của Mỹ đã bay qua lãnh thổ Iran nhiều lần, để tiến hành chụp ảnh từ trên không mà không bị trừng phạt. Và trong một chuyến bay khác gần thành phố Kashmar, các tin tặc quân sự Iran, đã ép hạ cánh bắt buộc chiếc UAV do thám RQ-170 của Mỹ.
Để cứu lấy thể diện, Lầu Năm Góc đã thông báo rằng, chiếc UAV RQ-170 của họ, đã bị phòng không Iran bắn hạ. Iran đã đệ đơn khiếu nại lên LHQ, liên quan đến việc UAV của Mỹ vi phạm không phận của nước này. Và cùng lúc đó, Iran bắt đầu nghiên cứu về chiếc UAV thu được của Mỹ.Một thời gian ngắn sau khi chiếc UAV RQ-170 bị Iran bắt sống, một bản sao của nó đã xuất hiện dưới cái tên Shahed-171 Simorgh (được sản xuất với hai phiên bản trinh sát và tấn công). Và ngay sau đó, một phiên bản đơn giản hơn của Shahed Saegheh đã được chế tạo.
UAV Shahed-171 Simorgh được sản xuất bởi Công ty công nghiệp máy bay Iran và bên mua chính là Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC).
Đại úy Macmillan viết rằng, Nga bị cáo buộc đã mua 3 loại máy bay không người lái là Shahed-129, Shahed-136 và Shahed-191 của Iran.
Trong 3 loại UAV trên, Shahed-136 được gọi là loại đạn lảng vảng, quần đảo trên khu vực mục tiêu; có thời cơ là lao vào phá hủy mục tiêu.
Shahed-129 và Shahed-191 là những UAV có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát, giám mục tiêu và tấn công mục tiêu mặt đất, nên được trang bị các loại tên lửa có tầm bắn từ 15-17km.Vũ khí phương tây của Ukraine sẽ không tồn tại trước vũ khí công nghệ của Nga
Đại úy McMillan cho biết một số đặc điểm thiết kế, khiến máy bay không người lái của Iran gần như “bất khả xâm phạm”.
Do tiết diện mặt cắt phản xạ radar của UAV nhỏ, tốc độ và độ cao thấp, nên UAV của Iran đặc biệt khó theo dõi trên radar. Xét cho cùng, chúng không có các đặc điểm của UAV, nơi mà hầu hết các hệ thống phòng không hiện đại đã được phát triển.
Ngay cả khi các lực lượng Ukraine có thể quản lý, xác định và theo dõi được UAV của Iran, thì chúng cũng khó bị bắn hạ. Vì những lý do tương tự, chúng khó bị phát hiện trên radar, chúng không phải là máy bay có người lái và hầu hết các hệ thống phòng không không được thiết kế để tiêu diệt chúng.Hiện các lực lượng Mỹ ở Trung Đông đã dành nhiều năm để xây dựng một tuyến phòng thủ hiệu quả, để chống lại kamikazes của Iran; nhưng Ukraine không có cơ hội như vậy.
“Quân đội Ukraine không có nhiều vũ khí, khí tài hiện đại và có đủ nhân lực để chống lại những UAV hiện đại”, Macmillan tuyên bố.
Đại úy Quân đội Mỹ Cam McMillan: UAV Iran thực sự là vũ khí nguy hiểm
Những chiếc UAV Shahed-136 của Iran (Nga gọi là Geran-2) có vẻ như đã thực hiện nhiệm vụ chiến đấu dọc theo toàn bộ chiến trường Ukraine dài hàng nghìn km. "Những kẻ đánh bom liều chết" đã là mối đe dọa thực sự cho những vũ khí của NATO đang được Quân đội Ukraine sử dụng.
Trong tuần qua, những chiếc UAV kamikaze của Nga đã giáng những đòn chí mạng vào các điểm phòng ngự của Ukraine ở các vùng Kharkov, Mykolaiv. Odessa và Dnepropetrovsk. Bộ tư lệnh tiền phương Quân đội Ukraine cho biết, UAV tự sát của Nga thực hiện các cuộc xuất kích chiến đấu gần như hàng ngày.
Quân đội Nga sử dụng UAV tự sát Geran-2 để phá hủy các loại vũ khí hạng nặng như xe bọc thép, pháo tự hành. Ở phía đông bắc của khu vực Kharkov, do các đơn vị của Lữ đoàn bộ binh cơ giới 92 của Quân đội Ukraine phòng thủ, những chiếc UAV Geran-2 đã phá hủy pháo tự hành; và ở Ochakov (vùng Nikolaev), Geran-2 đã phá hủy tàu kéo tại cảng.
Các sĩ quan NATO coi Shahed-136 của Iran là mối đe dọa nghiêm trọng đối với quân đội Ukraine. Đại úy Lục quân Mỹ Cam McMillan, người từng tham chiến tại Iraq, coi UAV của Iran là một trong những loại vũ khí nguy hiểm nhất; ông đã viết điều này trong một chuyên mục cho tờ 19 Forty Five.
McMillan viết rằng, trong thời gian tham chiến ở Iraq, nhiều đồng đội của ông cũng đánh giá thấp mối đe dọa từ số UAV của Iran. Tuy nhiên, họ đã sớm nhận ra mức độ “dễ bị tổn thương” của hệ thống phòng không Mỹ trước UAV Iran, để có biện pháp đối phó.
UAV của Iran đã thường xuyên tấn công các lực lượng Mỹ và liên quân ở Trung Đông; những chiếc UAV này đã nhiều lần xuyên thủng lưới lửa phòng không dày đặc của Mỹ và phá hủy các mục tiêu tại các căn cứ của Mỹ.
Còn tại chiến trường Ukraine, những vũ khí này còn gây ra mối đe dọa lớn hơn những mối đe dọa, mà lực lượng Mỹ và các đồng minh của họ ở Trung Đông phải đối mặt, McMillan nói.
UAV của Iran đã chứng tỏ tính năng kỹ chiến thuật tuyệt hảo trong nhiều cuộc chiến ở các nước vùng Vịnh Ba Tư. UAV Shahed-136 đã nhiều lần tấn công các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng ở Ả Rập Xê Út, Israel và UAE.
Đặc biệt, vào ngày 14/9/2019, lực lượng dân quân Hauthi của Yemen, đã dùng tên lửa hành trình và UAV tự sát, tấn công hai cơ sở lọc dầu ở Khurais và Abqaiq của tập đoàn dầu mỏ lớn nhất Ả Rập Xê Út là Aramco; làm giá dầu thế giới tăng ngay 20% - một kỷ lục từ sau chiến tranh vùng Vịnh 1991.
Điều bất ngờ là hệ thống phòng không trị giá hàng trăm tỷ USD của Ả Rập Xê Út, đều có nguồn gốc của phương Tây, trong đó chủ yếu là các hệ thống tên lửa phòng không Patriot mua của Mỹ và của chính Quân đội Mỹ; nhưng hoàn toàn “mù tịt” trước cuộc tấn công của hàng chục tên lửa hành trình và UAV tự sát.
Mặc dù lực lượng Hauthi nhận trách nhiệm về vụ tấn công, nhưng số vũ khí trong cuộc tấn công này, được cho là có nguồn gốc từ Iran.
Ảnh: Nhà máy lọc dầu lớn nhất Saudi đã chìm trong biển lửa từ cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình và UAV tự sát. Nguồn: ABC News
Iran bắt sống UAV khiến người Mỹ choáng váng
Chương trình không người lái của Iran đã được phát triển mạnh mẽ vào năm 2011. Sau đó, các đơn vị đặc nhiệm của Iran đã thực hiện một chiến dịch xuất sắc, ép hạ cánh bắt buộc một chiếc UAV do thám RQ-170 của Mỹ.
Trước đó UAV của Mỹ đã bay qua lãnh thổ Iran nhiều lần, để tiến hành chụp ảnh từ trên không mà không bị trừng phạt. Và trong một chuyến bay khác gần thành phố Kashmar, các tin tặc quân sự Iran, đã ép hạ cánh bắt buộc chiếc UAV do thám RQ-170 của Mỹ.
Để cứu lấy thể diện, Lầu Năm Góc đã thông báo rằng, chiếc UAV RQ-170 của họ, đã bị phòng không Iran bắn hạ. Iran đã đệ đơn khiếu nại lên LHQ, liên quan đến việc UAV của Mỹ vi phạm không phận của nước này. Và cùng lúc đó, Iran bắt đầu nghiên cứu về chiếc UAV thu được của Mỹ.
Một thời gian ngắn sau khi chiếc UAV RQ-170 bị Iran bắt sống, một bản sao của nó đã xuất hiện dưới cái tên Shahed-171 Simorgh (được sản xuất với hai phiên bản trinh sát và tấn công). Và ngay sau đó, một phiên bản đơn giản hơn của Shahed Saegheh đã được chế tạo.
UAV Shahed-171 Simorgh được sản xuất bởi Công ty công nghiệp máy bay Iran và bên mua chính là Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC).
Đại úy Macmillan viết rằng, Nga bị cáo buộc đã mua 3 loại máy bay không người lái là Shahed-129, Shahed-136 và Shahed-191 của Iran.
Trong 3 loại UAV trên, Shahed-136 được gọi là loại đạn lảng vảng, quần đảo trên khu vực mục tiêu; có thời cơ là lao vào phá hủy mục tiêu.
Shahed-129 và Shahed-191 là những UAV có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát, giám mục tiêu và tấn công mục tiêu mặt đất, nên được trang bị các loại tên lửa có tầm bắn từ 15-17km.
Vũ khí phương tây của Ukraine sẽ không tồn tại trước vũ khí công nghệ của Nga
Đại úy McMillan cho biết một số đặc điểm thiết kế, khiến máy bay không người lái của Iran gần như “bất khả xâm phạm”.
Do tiết diện mặt cắt phản xạ radar của UAV nhỏ, tốc độ và độ cao thấp, nên UAV của Iran đặc biệt khó theo dõi trên radar. Xét cho cùng, chúng không có các đặc điểm của UAV, nơi mà hầu hết các hệ thống phòng không hiện đại đã được phát triển.
Ngay cả khi các lực lượng Ukraine có thể quản lý, xác định và theo dõi được UAV của Iran, thì chúng cũng khó bị bắn hạ. Vì những lý do tương tự, chúng khó bị phát hiện trên radar, chúng không phải là máy bay có người lái và hầu hết các hệ thống phòng không không được thiết kế để tiêu diệt chúng.
Hiện các lực lượng Mỹ ở Trung Đông đã dành nhiều năm để xây dựng một tuyến phòng thủ hiệu quả, để chống lại kamikazes của Iran; nhưng Ukraine không có cơ hội như vậy.
“Quân đội Ukraine không có nhiều vũ khí, khí tài hiện đại và có đủ nhân lực để chống lại những UAV hiện đại”, Macmillan tuyên bố.