Vụ phóng nằm trong cuộc tập trận của Hải quân Ai Cập trên Địa Trung Hải. Theo hình ảnh được công bố cho thấy, những quả tên lửa chống hạm Harpoon đã được phóng đi và tấn công chính xác mục tiêu giả định ở khoảng cách gần tối đa 140km.Màn diệt hạm là một phần của cuộc tập trận "Dec Decive 2020" mà Lục quân Ai Cập đang tiến hành trên đất liền ở khu vực sát với biên giới Libya. Tham gia tập trận của Ai Cập có hàng chục chiếc tăng chiến đấu chủ lực M1A1 do Mỹ sản xuất, trực thăng Mi-35, xe chiến đấu, pháo phóng loạt, tên lửa đất đối đất và đối không... cùng số lượng lớn binh sĩ."Khác với một số cuộc tập trận chúng tôi từng thực hiện, trong Dec Decisive 2020 mọi tình huống đều diễn ra tương tự thực chiến và nó rất hữu ích cho kịch bản xảy ra xung đột tại Libya", kênh Al-Qahira w Al-Nas dẫn tuyên bố của Quân đội Ai Cập.Cuộc tập trận diễn ra gần như ngay sau khi Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng chỉ trích chính Ai Cập là bên đứng sau vụ không kích quy mô lớn vào căn cứ chiến lược Al-Watiya tại Libya."Ai Cập và những thế lực tại Libya có liên quan đến vụ không kích sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Một cuộc tấn công đáp trả của chúng tôi trong thời gian tới là rất khó tránh khỏi", Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ra tuyên.Không có tuyên bố trực tiếp nào được Ai Cập đưa ra về lời tố của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng Cairo đã tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn cả trên bộ lẫn trên biển với thông điệp sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xả ra tại Libya.Động thái của hai bên được giới quan sát cho rằng có thể làm bùng phát cuộc xung đột quy mô lớn ngay tại Libya. Xung đột tại Libya mang đặc trưng của một cuộc chiến ủy nhiệm.Iran, Hy Lạp, Italy, Pháp đều đang theo dõi sát diễn biến ở Libya. Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Nga và có thể là cả Pháp - ủng hộ Quân đội Quốc gia Libya (LNA). Ở chiều ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar hậu thuẫn Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA).Tổng thống Ai Cập Fatah al-Sisi khẳng định khu vực Sirte-Jufra là "ranh giới đỏ" đối với Ai Cập và GNA không được đi quá giới hạn này. Ông viện dẫn tầm quan trọng của bảo vệ biên giới làm cơ sở để "sự can thiệp trực tiếp" vào Libya. Theo ông, Ai Cập có quyền tự bảo vệ sau khi nhận thấy những mối đe dọa trực tiếp từ các lực lượng được nước ngoài hậu thuẫn.Ông al-Sisi công khai đề cập đến khả năng điều chuyển lực lượng quân sự ra nước ngoài với mục đích chính là để Mỹ phải xem xét nghiêm túc yêu cầu của Ai Cập về thiết lập lệnh ngừng bắn tại Libya. Về phần mình, Ankara tuyên bố sẽ xây dựng các căn cứ quân sự mới tại Libya, như đã làm ở nhiều nước khác. Những tuyên bố và động thái của 2 bên đang khiến nguy cơ xảy ra cuộc đối đầu giữa Ankara và Cairo tại Libya hiện ở mức báo động.
Vụ phóng nằm trong cuộc tập trận của Hải quân Ai Cập trên Địa Trung Hải. Theo hình ảnh được công bố cho thấy, những quả tên lửa chống hạm Harpoon đã được phóng đi và tấn công chính xác mục tiêu giả định ở khoảng cách gần tối đa 140km.
Màn diệt hạm là một phần của cuộc tập trận "Dec Decive 2020" mà Lục quân Ai Cập đang tiến hành trên đất liền ở khu vực sát với biên giới Libya. Tham gia tập trận của Ai Cập có hàng chục chiếc tăng chiến đấu chủ lực M1A1 do Mỹ sản xuất, trực thăng Mi-35, xe chiến đấu, pháo phóng loạt, tên lửa đất đối đất và đối không... cùng số lượng lớn binh sĩ.
"Khác với một số cuộc tập trận chúng tôi từng thực hiện, trong Dec Decisive 2020 mọi tình huống đều diễn ra tương tự thực chiến và nó rất hữu ích cho kịch bản xảy ra xung đột tại Libya", kênh Al-Qahira w Al-Nas dẫn tuyên bố của Quân đội Ai Cập.
Cuộc tập trận diễn ra gần như ngay sau khi Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng chỉ trích chính Ai Cập là bên đứng sau vụ không kích quy mô lớn vào căn cứ chiến lược Al-Watiya tại Libya.
"Ai Cập và những thế lực tại Libya có liên quan đến vụ không kích sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Một cuộc tấn công đáp trả của chúng tôi trong thời gian tới là rất khó tránh khỏi", Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ra tuyên.
Không có tuyên bố trực tiếp nào được Ai Cập đưa ra về lời tố của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng Cairo đã tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn cả trên bộ lẫn trên biển với thông điệp sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xả ra tại Libya.
Động thái của hai bên được giới quan sát cho rằng có thể làm bùng phát cuộc xung đột quy mô lớn ngay tại Libya. Xung đột tại Libya mang đặc trưng của một cuộc chiến ủy nhiệm.
Iran, Hy Lạp, Italy, Pháp đều đang theo dõi sát diễn biến ở Libya. Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Nga và có thể là cả Pháp - ủng hộ Quân đội Quốc gia Libya (LNA). Ở chiều ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar hậu thuẫn Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA).
Tổng thống Ai Cập Fatah al-Sisi khẳng định khu vực Sirte-Jufra là "ranh giới đỏ" đối với Ai Cập và GNA không được đi quá giới hạn này. Ông viện dẫn tầm quan trọng của bảo vệ biên giới làm cơ sở để "sự can thiệp trực tiếp" vào Libya. Theo ông, Ai Cập có quyền tự bảo vệ sau khi nhận thấy những mối đe dọa trực tiếp từ các lực lượng được nước ngoài hậu thuẫn.
Ông al-Sisi công khai đề cập đến khả năng điều chuyển lực lượng quân sự ra nước ngoài với mục đích chính là để Mỹ phải xem xét nghiêm túc yêu cầu của Ai Cập về thiết lập lệnh ngừng bắn tại Libya. Về phần mình, Ankara tuyên bố sẽ xây dựng các căn cứ quân sự mới tại Libya, như đã làm ở nhiều nước khác. Những tuyên bố và động thái của 2 bên đang khiến nguy cơ xảy ra cuộc đối đầu giữa Ankara và Cairo tại Libya hiện ở mức báo động.