Trang Avia-pro của Nga cho biết, trong vài tháng qua, các hệ thống tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-S1 đã cho thấy kết quả rất kém trong việc đẩy lùi các cuộc tấn công của tiêm kích Israel. Đây được xem là lý do chính khiến quân đội Syria chuyển sang sử dụng hệ thống Buk-M2E tầm trung đáng tin cậy và có tầm bắn lớn hơn nhiều so với Pantsir-S1.Được biết trước đó trong hoạt động quân sự tại tỉnh Idlib, Buk-M2E đã chứng minh được hiệu quả to lớn trong việc chống lại máy bay không người lái cũng như tên lửa của Thổ Nhĩ Kỳ. "Do kết quả chiến đấu của hệ thống Pantsir-S1 gây thất vọng, quân đội Syria bắt đầu tăng cường sử dụng tổ hợp phòng không di động tầm trung Buk-2ME để đánh chặn tên lửa Israel", báo cáo của Sina dẫn nguồn tin trong quân đội Syria.Cần làm rõ rằng trong hai cuộc phản công gần nhất của quân đội Syria bằng cách sử dụng hệ thống phòng không Buk-M2E, hiệu suất đánh chặn thành công tên lửa Israel đã lên tới 65 - 70%, vượt xa Pantsir-S1 nhiều lần. Giới chuyên môn lúc này lại đang nhớ về nhận định của chuyên gia quân sự Nga, Đại tá Viktor Murakhovsky - Tổng biên tập tạp chí “Kho vũ khí của Tổ quốc” khi ông tuyên bố về hiệu suất tác chiến tồi tệ của Pantsir-S1.Theo ông Murakhovsky, radar của Pantsir-S1 rất hay để xảy ra tình trạng hoang báo cũng như bỏ lọt mục tiêu, thậm chí còn thường xuyên nhầm lẫn chim hải âu với máy bay không người lái. Không chỉ có vậy, tên lửa đánh chặn 57E6 của Pantsir-S1 chỉ đạt hiệu suất trúng đích 19% khi chống lại mục tiêu đơn giản như UAV, và khi gặp phải tên lửa Delilah thì con số này tụt xuống dưới 5%.So với Pantsir-S1, Buk-M2E là một hệ thống cồng kềnh và phức tạp hơn nhiều, nhưng nó lại có khả năng phát hiện mục tiêu từ xa cũng như đánh chặn từ khoảng cách lớn. Radar cảnh giới, radar điều khiển hỏa lực của Buk-M2E đều có phạm vi hoạt động rất rộng, trong khi tên lửa 9M317 của nó có tầm bắn lên tới 50 km và khả năng chống nhiễu cao.Trong khi Damascus vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn các cuộc tấn công của Israel thì việc họ phải có động thái thay đổi chiến thuật cũng như phương tiện tác chiến là điều hợp lý. Các chuyên gia nói rằng tại thời điểm này, không giống như hệ thống Pantsir-S1, chưa có một tổ hợp Buk-M2E nào bị phá hủy, trong khi nhiều hệ thống Pantsir-S1 của Syria đã bị tiêu diệt bởi tên lửa Israel.Cần làm rõ rằng trước đó phương tiện truyền thông đã trích dẫn nguồn tin trong quân đội Syria nói rằng các radar của một số hệ thống phòng không Nga nằm trong lãnh thổ nước này thậm chí không nhìn thấy máy bay Israel và tên lửa mà chúng phóng đi. Ngoài việc chuyển sang sử dụng Buk-M2E, lực lượng phòng không Syria còn đang cân nhắc thay thế các tổ hợp S-300 bằng HQ-9 hoặc HQ-22 do Trung Quốc sản xuất.
Trang Avia-pro của Nga cho biết, trong vài tháng qua, các hệ thống tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-S1 đã cho thấy kết quả rất kém trong việc đẩy lùi các cuộc tấn công của tiêm kích Israel.
Đây được xem là lý do chính khiến quân đội Syria chuyển sang sử dụng hệ thống Buk-M2E tầm trung đáng tin cậy và có tầm bắn lớn hơn nhiều so với Pantsir-S1.
Được biết trước đó trong hoạt động quân sự tại tỉnh Idlib, Buk-M2E đã chứng minh được hiệu quả to lớn trong việc chống lại máy bay không người lái cũng như tên lửa của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Do kết quả chiến đấu của hệ thống Pantsir-S1 gây thất vọng, quân đội Syria bắt đầu tăng cường sử dụng tổ hợp phòng không di động tầm trung Buk-2ME để đánh chặn tên lửa Israel", báo cáo của Sina dẫn nguồn tin trong quân đội Syria.
Cần làm rõ rằng trong hai cuộc phản công gần nhất của quân đội Syria bằng cách sử dụng hệ thống phòng không Buk-M2E, hiệu suất đánh chặn thành công tên lửa Israel đã lên tới 65 - 70%, vượt xa Pantsir-S1 nhiều lần.
Giới chuyên môn lúc này lại đang nhớ về nhận định của chuyên gia quân sự Nga, Đại tá Viktor Murakhovsky - Tổng biên tập tạp chí “Kho vũ khí của Tổ quốc” khi ông tuyên bố về hiệu suất tác chiến tồi tệ của Pantsir-S1.
Theo ông Murakhovsky, radar của Pantsir-S1 rất hay để xảy ra tình trạng hoang báo cũng như bỏ lọt mục tiêu, thậm chí còn thường xuyên nhầm lẫn chim hải âu với máy bay không người lái.
Không chỉ có vậy, tên lửa đánh chặn 57E6 của Pantsir-S1 chỉ đạt hiệu suất trúng đích 19% khi chống lại mục tiêu đơn giản như UAV, và khi gặp phải tên lửa Delilah thì con số này tụt xuống dưới 5%.
So với Pantsir-S1, Buk-M2E là một hệ thống cồng kềnh và phức tạp hơn nhiều, nhưng nó lại có khả năng phát hiện mục tiêu từ xa cũng như đánh chặn từ khoảng cách lớn.
Radar cảnh giới, radar điều khiển hỏa lực của Buk-M2E đều có phạm vi hoạt động rất rộng, trong khi tên lửa 9M317 của nó có tầm bắn lên tới 50 km và khả năng chống nhiễu cao.
Trong khi Damascus vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn các cuộc tấn công của Israel thì việc họ phải có động thái thay đổi chiến thuật cũng như phương tiện tác chiến là điều hợp lý.
Các chuyên gia nói rằng tại thời điểm này, không giống như hệ thống Pantsir-S1, chưa có một tổ hợp Buk-M2E nào bị phá hủy, trong khi nhiều hệ thống Pantsir-S1 của Syria đã bị tiêu diệt bởi tên lửa Israel.
Cần làm rõ rằng trước đó phương tiện truyền thông đã trích dẫn nguồn tin trong quân đội Syria nói rằng các radar của một số hệ thống phòng không Nga nằm trong lãnh thổ nước này thậm chí không nhìn thấy máy bay Israel và tên lửa mà chúng phóng đi.
Ngoài việc chuyển sang sử dụng Buk-M2E, lực lượng phòng không Syria còn đang cân nhắc thay thế các tổ hợp S-300 bằng HQ-9 hoặc HQ-22 do Trung Quốc sản xuất.