Không thể phủ nhận một thực tế là các hệ thống phòng không tiên tiến nhất do Nga và Trung Quốc chế tạo, hiện có nhiều khả năng phát hiện cả máy bay tàng hình ở một mức độ nào đó. Đây là yếu tố khó khăn đối với các nhà phát triển máy bay chiến đấu của Mỹ, trong một cuộc đua giành quyền làm chủ trên không.Truyền thông Nga tuyên bố rằng, hệ thống phòng không S-400 và S-500 của họ, có thể phát hiện và tiêu diệt máy bay tàng hình; điều này có thể vẫn chưa được xác minh trong thực tế. Và tất nhiên, có một khoảng chênh lệch lớn giữa việc chỉ đơn thuần là “phát hiện” và khả năng thực sự có thể bắn hạ nó.Tuy nhiên, viễn cảnh về mối đe dọa của các hệ thống phòng không với máy bay chiến đấu thế hệ 5, có thể có giá trị, dù chỉ ở một mức độ nhỏ. Trong khi nhiều người có thể cho rằng, mặc dù mối đe dọa của các hệ thống phòng không ngày càng tăng, nhưng chỉ có ý nghĩa đối với máy bay thế hệ thứ tư mà thôi.Với sự tiến bộ của công nghệ radar, nên các mối đe dọa đối với máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm, đang dần trở nên hiện thực hơn. Vậy làm thế nào, một máy bay chiến đấu thế hệ 4 như F-15EX, có thể tồn tại trong môi trường đầy nguy hiểm này?Vậy lý do nào, để Không quân Mỹ đặt mua số lượng lớn tiêm kích F-15EX trong một môi trường có nhiều mối đe dọa toàn cầu như vậy? F-15EX sẽ không thể phát huy được uy thế trên không của Không quân Mỹ, trước hai đối thủ hết sức khó chịu là Nga và Trung Quốc.Thậm chí để tiết kiệm chi phí và thời gian phát triển, Lầu Năm góc đã “bỏ qua”, hoặc nói đơn giản là tránh thử nghiệm khả năng sống sót, ở cấp độ hệ thống đầy đủ cho F-15EX. Những thử nghiệm này, là thước đo thực sự, để xem liệu chiến đấu cơ F-15EX có thể phù hợp, trong môi trường có mối đe dọa cao hay không.Vấn đề bỏ qua thử nghiệm khả năng sống sót của F-15EX, còn mang yếu tố chính trị, khi bà Ellen Lord, Giám đốc Chương trình mua sắm của Lầu Năm Góc, đã ký miễn trừ thử nghiệm F-15EX, vào ngày 10/1/2021 và thông báo cho Quốc hội Mỹ vào ngày 13/1/2021; chỉ vài ngày trước khi bà rời khỏi chức vụ.Các thế hệ phòng không tiên tiến do Nga và Trung Quốc chế tạo hiện nay, được thiết kế với mức độ mạng kỹ thuật số chưa từng có, để nhanh chóng trao đổi thông tin mục tiêu, xử lý máy tính tốc độ cao và được sự hỗ trợ ngày càng cao của trí tuệ nhân tạo (AI).Công nghệ radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa hơn và chính xác hơn, tần số phát hiện mục tiêu rộng hơn. Đây là tất cả các yếu tố buộc Lầu Năm Góc phải tiếp tục đầu tư nâng cấp kỹ thuật tàng hình cho tiêm kích F-35, F-22, B-2 và xa hơn, là xây dựng thế hệ tàng hình hoàn toàn mới với máy bay B-21.Trung Quốc từ lâu biết đến chỉ là quốc gia mua lại và sao chép vũ khí của Nga, nhưng với tên lửa phòng không HQ-9 do nước này phát triển và chế tạo, đang phát triển nhanh chóng; hiện Mỹ đã phát hiện Trung Quốc bố trí HQ-9 ở các khu vực xung quanh Biển Đông.HQ-9 hay Hồng Kỳ 9 có khả năng tác chiến với nhiều loại máy bay, bao gồm cả máy bay chiến đấu tàng hình. Đây là hệ thống phòng không giống tên lửa S-300 của Nga và cả Patriot của Mỹ, nhưng HQ-9 của Trung Quốc được đánh giá là có tầm bắn xa hơn, có thể lên tới 230 km.Như vậy, các mối đe dọa với Không quân Mỹ đã thay đổi, vậy tại sao Không quân Mỹ tiếp tục đánh cược với một máy bay chiến đấu thế hệ 4, có thể làm “mồi ngon” cho các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga và Trung Quốc, mà bỏ qua công nghệ tàng hình, mà thực chất Mỹ vẫn có ưu thế?Mặc dù với tư duy đơn giản là sử dụng một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 mới, cho các kịch bản chiến tranh cục bộ, ít mối đe dọa hơn để tiết kiệm chi phí. Và một thực tế không thể phủ nhận đó là, từ khi đưa F-22 vào biên chế chiến đấu, chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ “răn đe”; còn các nhiệm vụ chiến đấu, vẫn do các máy bay chiến đấu thế hệ 4 đảm nhiệm.Nhưng về tương lai lâu dài, cuộc xung đột giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc không thể không xảy ra, vậy tại sao Không quân Mỹ lại chấp nhận F-15EX, để hoạt động trong các chiến trường bị đe dọa cao nhất trước những hệ thống phòng không của Nga hoặc Trung Quốc?F-15EX về cấu hình bên ngoài, vẫn theo công nghệ những năm 1970, nhưng nó có những cải tiến như tầm hoạt động, độ nhạy radar, điện tử hàng không, cảm biến và vũ khí. Nhưng dù thế nào, chiến đấu cơ hạng nặng F-15EX vẫn là loại chiến đấu cơ hoàn toàn không có khả năng tàng hình như F-22 hoặc F-35.F-15 là một thiết kế tiêu biểu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư những năm 1980, và dù là phiên bản cải tiến, F-15EX không có hình dáng của máy bay chiến đấu tàng hình như máy bay thế hệ thứ năm như F-22 hoặc F-35; và như vậy chắc chắn F-15EX sẽ dễ dàng bị phòng không Nga, Trung bắt sống.Vậy nên, F-15EX cũng chỉ phù hợp với vai trò là một “xe thồ” vũ khí trên không, chứ không phải là phương tiện đột phá vào một chiến trường đầy rủi ro của Nga và Trung Quốc. Và nếu Mỹ làm như vậy, các hệ thống phòng không của Nga và Trung Quốc đang “giương cung” chờ sẵn F-15EX. Nguồn ảnh: Forces. Tiêm kích chiến đấu F-15EX của Mỹ được đưa vào biên chế nhanh chóng ngay sau khi thử nghiệm. Nguồn: USAF.
Không thể phủ nhận một thực tế là các hệ thống phòng không tiên tiến nhất do Nga và Trung Quốc chế tạo, hiện có nhiều khả năng phát hiện cả máy bay tàng hình ở một mức độ nào đó. Đây là yếu tố khó khăn đối với các nhà phát triển máy bay chiến đấu của Mỹ, trong một cuộc đua giành quyền làm chủ trên không.
Truyền thông Nga tuyên bố rằng, hệ thống phòng không S-400 và S-500 của họ, có thể phát hiện và tiêu diệt máy bay tàng hình; điều này có thể vẫn chưa được xác minh trong thực tế. Và tất nhiên, có một khoảng chênh lệch lớn giữa việc chỉ đơn thuần là “phát hiện” và khả năng thực sự có thể bắn hạ nó.
Tuy nhiên, viễn cảnh về mối đe dọa của các hệ thống phòng không với máy bay chiến đấu thế hệ 5, có thể có giá trị, dù chỉ ở một mức độ nhỏ. Trong khi nhiều người có thể cho rằng, mặc dù mối đe dọa của các hệ thống phòng không ngày càng tăng, nhưng chỉ có ý nghĩa đối với máy bay thế hệ thứ tư mà thôi.
Với sự tiến bộ của công nghệ radar, nên các mối đe dọa đối với máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm, đang dần trở nên hiện thực hơn. Vậy làm thế nào, một máy bay chiến đấu thế hệ 4 như F-15EX, có thể tồn tại trong môi trường đầy nguy hiểm này?
Vậy lý do nào, để Không quân Mỹ đặt mua số lượng lớn tiêm kích F-15EX trong một môi trường có nhiều mối đe dọa toàn cầu như vậy? F-15EX sẽ không thể phát huy được uy thế trên không của Không quân Mỹ, trước hai đối thủ hết sức khó chịu là Nga và Trung Quốc.
Thậm chí để tiết kiệm chi phí và thời gian phát triển, Lầu Năm góc đã “bỏ qua”, hoặc nói đơn giản là tránh thử nghiệm khả năng sống sót, ở cấp độ hệ thống đầy đủ cho F-15EX. Những thử nghiệm này, là thước đo thực sự, để xem liệu chiến đấu cơ F-15EX có thể phù hợp, trong môi trường có mối đe dọa cao hay không.
Vấn đề bỏ qua thử nghiệm khả năng sống sót của F-15EX, còn mang yếu tố chính trị, khi bà Ellen Lord, Giám đốc Chương trình mua sắm của Lầu Năm Góc, đã ký miễn trừ thử nghiệm F-15EX, vào ngày 10/1/2021 và thông báo cho Quốc hội Mỹ vào ngày 13/1/2021; chỉ vài ngày trước khi bà rời khỏi chức vụ.
Các thế hệ phòng không tiên tiến do Nga và Trung Quốc chế tạo hiện nay, được thiết kế với mức độ mạng kỹ thuật số chưa từng có, để nhanh chóng trao đổi thông tin mục tiêu, xử lý máy tính tốc độ cao và được sự hỗ trợ ngày càng cao của trí tuệ nhân tạo (AI).
Công nghệ radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa hơn và chính xác hơn, tần số phát hiện mục tiêu rộng hơn. Đây là tất cả các yếu tố buộc Lầu Năm Góc phải tiếp tục đầu tư nâng cấp kỹ thuật tàng hình cho tiêm kích F-35, F-22, B-2 và xa hơn, là xây dựng thế hệ tàng hình hoàn toàn mới với máy bay B-21.
Trung Quốc từ lâu biết đến chỉ là quốc gia mua lại và sao chép vũ khí của Nga, nhưng với tên lửa phòng không HQ-9 do nước này phát triển và chế tạo, đang phát triển nhanh chóng; hiện Mỹ đã phát hiện Trung Quốc bố trí HQ-9 ở các khu vực xung quanh Biển Đông.
HQ-9 hay Hồng Kỳ 9 có khả năng tác chiến với nhiều loại máy bay, bao gồm cả máy bay chiến đấu tàng hình. Đây là hệ thống phòng không giống tên lửa S-300 của Nga và cả Patriot của Mỹ, nhưng HQ-9 của Trung Quốc được đánh giá là có tầm bắn xa hơn, có thể lên tới 230 km.
Như vậy, các mối đe dọa với Không quân Mỹ đã thay đổi, vậy tại sao Không quân Mỹ tiếp tục đánh cược với một máy bay chiến đấu thế hệ 4, có thể làm “mồi ngon” cho các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga và Trung Quốc, mà bỏ qua công nghệ tàng hình, mà thực chất Mỹ vẫn có ưu thế?
Mặc dù với tư duy đơn giản là sử dụng một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 mới, cho các kịch bản chiến tranh cục bộ, ít mối đe dọa hơn để tiết kiệm chi phí. Và một thực tế không thể phủ nhận đó là, từ khi đưa F-22 vào biên chế chiến đấu, chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ “răn đe”; còn các nhiệm vụ chiến đấu, vẫn do các máy bay chiến đấu thế hệ 4 đảm nhiệm.
Nhưng về tương lai lâu dài, cuộc xung đột giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc không thể không xảy ra, vậy tại sao Không quân Mỹ lại chấp nhận F-15EX, để hoạt động trong các chiến trường bị đe dọa cao nhất trước những hệ thống phòng không của Nga hoặc Trung Quốc?
F-15EX về cấu hình bên ngoài, vẫn theo công nghệ những năm 1970, nhưng nó có những cải tiến như tầm hoạt động, độ nhạy radar, điện tử hàng không, cảm biến và vũ khí. Nhưng dù thế nào, chiến đấu cơ hạng nặng F-15EX vẫn là loại chiến đấu cơ hoàn toàn không có khả năng tàng hình như F-22 hoặc F-35.
F-15 là một thiết kế tiêu biểu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư những năm 1980, và dù là phiên bản cải tiến, F-15EX không có hình dáng của máy bay chiến đấu tàng hình như máy bay thế hệ thứ năm như F-22 hoặc F-35; và như vậy chắc chắn F-15EX sẽ dễ dàng bị phòng không Nga, Trung bắt sống.
Vậy nên, F-15EX cũng chỉ phù hợp với vai trò là một “xe thồ” vũ khí trên không, chứ không phải là phương tiện đột phá vào một chiến trường đầy rủi ro của Nga và Trung Quốc. Và nếu Mỹ làm như vậy, các hệ thống phòng không của Nga và Trung Quốc đang “giương cung” chờ sẵn F-15EX. Nguồn ảnh: Forces.
Tiêm kích chiến đấu F-15EX của Mỹ được đưa vào biên chế nhanh chóng ngay sau khi thử nghiệm. Nguồn: USAF.